Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhải chăng học sinh đang học 'toán không tư duy' ?

Phải chăng học sinh đang học ‘toán không tư duy’ ?


CÓ MỘT LOẠI TOÁN “KHÔNG TƯ DUY” ?

TS Nguyễn Phi Lê (Trường Công nghệ thông tin và truyền thông, ĐH Bách khoa Hà Nội) từng là một học sinh (HS) giỏi toán, đoạt huy chương bạc kỳ thi toán quốc tế IMO 2000 mà không phải học thêm quá nhiều. Vì thế, khi con còn ở bậc tiểu học, TS Lê không nghĩ rằng con mình cần phải đi học thêm toán nói chung và “toán tư duy” nói riêng, dù khi đó trong thị trường dạy học thêm đã bắt đầu xuất hiện nhiều trung tâm quảng cáo dạy “toán tư duy”. Tuy nhiên, khi con lên lớp 5, và sau này thi vào lớp 10, thì TS Lê đã buộc phải cho con đi học thêm môn toán, vì có thế mới có thể đỗ vào các trường chuyên lớp chọn.

Phải chăng học sinh đang học 'toán không tư duy' ? - Ảnh 1.

Nhiều phụ huynh cho con theo học toán tư duy ngay từ nhỏ với mong muốn trẻ học tốt môn toán

“Ví dụ, gần đây, sau kỳ thi vào lớp 10 chuyên toán Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên của Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, các thầy cô và các em HS đã bàn tán rất nhiều về một câu hỏi hình học. Một thầy giáo giỏi chuyên dạy về hình cho biết thầy đã ngồi làm bài này trong 3 – 4 tiếng đồng hồ. Vậy mà HS lớp 9 phải làm bài đó trong một thời gian ngắn. Với đề thi đó, nếu một bạn không đi luyện thi, chưa từng làm dạng bài tương tự, thì chắc chắn không làm được bài. Một HS có tư duy rất tốt đi chăng nữa không thể

làm một bài rất khó có dạng bài lạ trong một thời gian ngắn. Muốn làm một bài như thế các em cần có nhiều thời gian”, TS Lê chia sẻ.

TS Lê cũng cho biết, khi thấy con của mình đi học thêm quá nhiều, bà đã khuyên con là nên dành nhiều thời gian tự học, vì có như vậy trí não người học mới có thời gian để thẩm thấu kiến thức, giúp người học tự chủ, và có khả năng tự lập sau này khi đối mặt với các vấn đề cần phải giải quyết. Tuy nhiên, con của bà đã không an tâm, vì sợ sẽ không có khả năng cạnh tranh với bạn bè trong một cuộc đua mà thế mạnh thuộc về những HS chịu khó “cày” trong các lớp luyện thi.

Theo GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục VN, nhiều nhà toán học rất dị ứng khi ai đó nói “toán tư duy”. Vì nói thế hóa ra là có “toán không tư duy”? Nhưng thực tế là cách dạy học hiện nay có rất nhiều kiểu dạy toán không dạy tư duy, mà chỉ là học tính. Khi lên lớp, thầy cô thường chủ yếu dạy HS làm bài tập theo mẫu (thường gọi toán theo dạng). Với cách dạy này, HS khi đã từng giải một dạng toán nào đó, khi gặp lại thì thường làm bài rất nhanh, không cần nghĩ ngợi gì cả.

Phải chăng học sinh đang học 'toán không tư duy' ? - Ảnh 2.

chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến toán gắn với thực tiễn, đến ứng dụng, giải quyết câu hỏi học toán để làm gì, chứ học toán không chỉ là làm bài tập

KHI VIỆC HỌC TOÁN KHÔNG CÒN ĐÚNG BẢN CHẤT HỌC TOÁN

Theo TS Vũ Thị Ngọc Hà, Viện Toán ứng dụng và tin học, ĐH Bách khoa Hà Nội, môn khoa học nào cũng thúc đẩy phát triển và hoàn thiện tư duy trong mỗi đứa trẻ, người ta gọi là “sự đa dạng của các lĩnh vực nền tảng”, chứ không phải chỉ học toán mới phát triển tư duy.

Tuy nhiên trong nội tại toán học, các bài toán đặt ra luôn gắn với thực tiễn. Để trải qua được, đứa trẻ phải đi qua các bước là xây dựng bài toán dựa trên sự phân tích các định luật của hiện tượng tự nhiên, rồi sử dụng tư duy logic, tư duy sáng tạo… để giải quyết bài toán đặt ra. Trong quá trình trên, đôi khi kích thích cả trí tưởng tượng, tính phản biện mới có thể giải quyết được bài toán đưa ra.

“Nội tại toán học nghe có vẻ như là môn học kích thích sự tư duy hoàn hảo nhất. Nên sự ra đời của các trung tâm “toán tư duy” là điều dễ hiểu trong tình hình hiện nay khi chúng ta phải đối diện với việc thành thục với một module kiến thức nhất định của mỗi môn học trong thời gian rất ngắn, không chỉ riêng toán học, để đối diện với thi cử. Từ đó tạo nên việc học toán không còn đúng với bản chất của “học toán” nữa”, TS Ngọc Hà nhận xét.

GS Lê Anh Vinh cho biết, ban đầu chính ông cũng dị ứng với từ “toán tư duy”. Về sau tìm hiểu thì thấy hóa ra là vẫn tồn tại khá phổ biến cách dạy toán không tư duy. GS Vinh bình luận: “Nếu nói ở đây dạy toán, chứ không phải dạy toán không tư duy, thì nghe nó nặng nề quá. Cho nên, khi ai hay nơi nào đó giới thiệu là mình dạy toán tư duy, nghĩa là họ muốn nói mình dạy toán đúng nghĩa của từ dạy toán. Cho nên “toán tư duy” xuất phát từ việc người ta mong muốn dạy toán cho HS phải suy nghĩ và có khả năng ứng dụng trong cuộc sống, chứ không phải dạy toán theo dạng, để HS đạt điểm thật tốt trong kỳ thi. Phụ huynh cũng nên cân nhắc, vì khi họ giới thiệu như thế nghĩa là không phải dạy HS học toán để làm bài tốt, mà là dạy HS suy nghĩ”.

CẦN PHẢI ĐỔI MỚI VIỆC THI CỬ

TS Ngọc Hà cho rằng, để việc học toán trở về đúng bản chất của nó thì cần phải cho HS “học chậm”, bởi “học chậm” chính là kích thích sự phát triển tư duy của mỗi đứa trẻ một cách hoàn hảo nhất.

Khi đứng trước một bài toán, HS phải có thời gian (rất lâu) để nhận diện các hiện tượng tự nhiên, từ đó tìm kiếm các đại lượng, các quy luật để đưa ra được mối liên hệ các đại lượng với nhau bằng các biểu thức, sau đó là tìm kiếm công cụ phương pháp để giải quyết vấn đề đặt ra. Như vậy, để xây dựng một chương trình gọi là “toán tư duy” rất khó. Nhưng giảng dạy càng khó hơn, vì bên cạnh việc dẫn dắt “chậm rất chậm”, người thầy phải đủ kiến thức tổng quan ở mức độ cao. Việc giảng dạy lại phải linh hoạt và phù hợp với tố chất năng lực trong mỗi HS. Điều đó rất khó thực hiện khi đối diện với áp lực thành tích học phải có giải, điểm số rồi kỳ vọng của cha mẹ, trên thời gian của đứa trẻ…

Dạy để HỌC SINH suy nghĩ chứ không phải tính toán

GS Lê Anh Vinh vẫn thường nói vui với các giáo viên toán: dạy để HS suy nghĩ 10 phút còn khó hơn là dạy để các em ngồi tính toán cả tiếng đồng hồ. Nếu đi học mà chỉ là nhận một phiếu bài tập rồi ngồi tính toán làm sao thật nhanh, thật giỏi, thì hết giờ học không có gì đọng lại trong đầu HS. Khi gặp những tình huống mới, HS không suy nghĩ được, không vận dụng được những gì đã học để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đây là vấn đề có tính hệ thống, từ câu chuyện thi cử, kiểm tra, rồi các dạng bài tập, khiến cho khi dạy người ta bỏ hết những phần phát triển tư duy, chỉ tập trung vào phần dạy cho HS tính toán, làm bài tập.

Đặc biệt, để việc dạy toán là dạy tư duy thì cần đến sự đồng bộ của cả một hệ thống: chương trình, sách giáo khoa, thời gian từng giờ từng phút, từng môn học, hệ thống thi cử, tâm lý xã hội…

Phải chăng học sinh đang học 'toán không tư duy' ? - Ảnh 4.

Thí sinh lớp 9 TP.HCM trong phòng thi môn toán kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vừa qua. Đề toán kỳ thi này có nhiều bài thực tế.

Theo GS Vinh, chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến toán gắn với thực tiễn, đến ứng dụng, giải quyết câu hỏi học toán để làm gì, chứ học toán không chỉ là làm bài tập.

TS Phi Lê cho rằng, bà ủng hộ việc các HS học thêm những môn mà mình ham thích, có khả năng, nhưng là học theo cách để nâng cao khả năng sáng tạo, khả năng suy nghĩ. Còn học thêm theo kiểu luyện thi như hiện nay thì không mấy ích lợi cho người học. “Vấn đề là ở cách ra đề hiện nay nó khiến cho người học nếu chưa từng học dạng bài được ra trong đề thi thì sẽ thành người “thua cuộc”. Môi trường thi cử hiện nay có sự cạnh tranh không bình đẳng giữa HS học “tư duy” và HS học luyện thi. Muốn tư duy thì mất nhiều thời gian, và chấp nhận rủi ro là không biết nhiều dạng bài. Đây là “động lực” khiến HS bị”ép” đi học thêm.

Vậy việc thi cử phải làm thế nào để phát triển được tư duy của HS, đề thi không đánh đố, vừa đúng với nội dung đã được dạy trong nhà trường phổ thông, vừa phát hiện được những HS có tư duy tốt”, TS Phi Lê nói. 



Source link

Cùng chủ đề

Thí sinh ôn kiến thức tiểu học, THCS để thi đánh giá năng lực vào ĐH

Một số thí sinh cho rằng đề thi đánh giá năng lực năm nay của ĐH Quốc gia TP.HCM có cả kiến thức lớp dưới, buộc các em phải ôn tập lại song song với kiến thức THPT để đạt kết quả tốt...

2.000 học sinh TP Thủ Đức “Vui học

(NLĐO) - 2.000 học sinh của TP Thủ Đức đã có dịp tìm hiểu, trải nghiệm, tham gia các thử thách về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, trí tuệ nhân tạo (AI)... ...

Cảnh giác với thông tin sai lệch về nội dung sách giáo khoa

Đại diện Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cảnh báo các bậc phụ huynh, học sinh và người dân luôn cảnh giác trước mọi thông tin không được kiểm chứng, xuyên tạc về nội dung sách giáo khoa trên các trang mạng xã hội. ...

Cuộc thi quốc gia về khoa học, kỹ thuật sẽ được tổ chức tại TP HCM

(NLĐO)- Năm 2025, Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật lần đầu tiên được tổ chức theo quy định mới. Các đơn vị dự thi là Sở GD-ĐT ở mỗi địa phương ...

Từ 17-31/3, tổ chức kiểm tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch kiểm tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn; các đoàn của Sở sẽ kiểm tra ở thành phố Thủ Đức,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải trình đề xuất tăng lương, giảm tuổi nghỉ hưu nhà giáo

Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tổ, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Đảng và Nhà nước xác định giáo viên là yếu tố quan trọng, nền tảng, cốt lõi nhất quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, phát triển lực lượng đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là việc sống còn của ngành Giáo dục."Nếu phát...

Cách tính điểm thi lớp 10 công lập ở Hà Nội năm 2025

Điểm xét tuyển là căn cứ duy nhất để tuyển sinh vào lớp 10 dựa trên kết quả 3 bài thi Ngữ văn, Toán, môn thi thứ 3 và điểm ưu tiên. Điểm mới đáng chú ý của kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội năm nay là cách tính điểm. Theo đó, điểm Toán và Ngữ văn không còn được nhân hệ số 2 khi tính điểm xét tuyển giống như những năm trước đó.  Công thức tính điểm xét...

Những điểm đặc biệt khiến phương pháp giáo dục Kumon trở nên phổ biến

Nhu cầu học tập tại Việt Nam ngày càng gia tăng, hàng loạt mô hình giáo dục quốc tế được giới thiệu, mang đến cho các bậc phụ huynh nhiều lựa chọn trong việc tìm kiếm một phương pháp giáo dục phù hợp nhất. Trong đó, không thể không nhắc đến phương pháp giáo dục Kumon đến từ Nhật Bản đang được Trung tâm Ngoại ngữ và Toán Kumon áp dụng và được nhiều phụ huynh tin tưởng.Phương...

Tìm về điểm tựa tuổi thơ qua bộ ảnh ‘Time Sanctuary’ của sinh viên trường Báo

FPS 2024 - Time Capsule là sự kiện chào tân sinh viên của Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhân dịp kỷ niệm hành trình 10 năm của mình, FPS 2024 quay trở lại chào đón các bạn tân sinh viên K44 với nhiều hoạt động ý nghĩa và thú vị.Trong đó, bộ ảnh Time Sanctuary là một trong những món quà mà Ban Tổ chức (BTC) muốn dành tặng đến các bạn...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-Zalo lan tỏa tinh thần “Tự hào Việt Nam” cùng 78 triệu người dùng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025), Zalo ra mắt chiến dịch “Tự hào Việt Nam”, mang đến ba bộ hình nền và khung ảnh đại diện miễn phí, lan tỏa niềm tự hào dân tộc. Trong chưa đầy 24 giờ đã có 1 triệu lá cờ...

Tin tức doanh nghiệp-VNG cùng Quỹ Kiến Tạo Ước mơ mang nước sạch cho học trò vùng cao

Quỹ Kiến tạo Ước mơ (DMF), dưới sự bảo trợ của VNG, vừa hoàn thành công trình khoan giếng, cải tạo hệ thống nước sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng nằm tại một trong những...

Tăng trưởng lợi nhuận lên 185 tỷ đồng, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số

(TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2025) - Công ty Cổ phần VNG (VNG) công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.232 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh tăng mạnh, đạt 185 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, VNG...

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

Mới nhất