Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamPGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho...

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi


PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi

Tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam lên đến 600.000 MW (Ảnh minh họa)

Việc tập trung đầu tư các dự án nguồn điện từ sớm, từ xa có vai trò quan trọng, để bảo đảm cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển trong tương lai, nhất là các nguồn điện nền, điện năng lượng tái tạo, trong đó có điện sạch như điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu Net Zezo vào năm 2050.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào được triển khai, bởi nhiều vướng mắc pháp lý và chưa rõ ràng cơ chế thí điểm cho một loại hình năng lượng mới.

Giai đoạn khởi tạo/thí điểm là vô cùng quan trọng nhằm tạo môi trường để đánh giá tiềm năng, khả năng kỹ thuật, xác định tính khả thi của điện gió ngoài khơi về quản trị, chính sách, tài chính và công nghệ… tạo tiền đề, cơ sở để phát triển ngành này và thiết kế cơ chế, chính sách phù hợp cho các giai đoạn tiếp theo.

Do đó, PGS.TS Lê Bộ Lĩnh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khẳng định với PV rằng: “Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) chỉ nên quy định các nội dung mang tính nguyên tắc mở cho dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên và giao Chính phủ triển khai chi tiết phù hợp với từng giai đoạn phát triển của dự án để có thể linh hoạt giải quyết các vấn đề chưa được đánh giá đầy đủ”.

PV: Liên quan đến cơ chế khởi tạo/thí điểm đối với các dự án điện gió ngoài khơi, ông có cho rằng cần thiết đưa vào dự thảo Luật nội dung giao Chính phủ ban hành các quy định, chính sách đặc thù về các nội dung cụ thể để đảm bảo đủ điều kiện triển khai, mang lại hiệu quả kinh tế và hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ phát triển các dự án điện gió ngoài khơi về sau?

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Vấn đề giao đất, giao khu vực biển, quy hoạch, cơ chế giá điện, tiêu chuẩn kỹ thuật và các cơ chế liên quan đến khảo sát, xây dựng dự án điện gió ngoài khơi là những nội dung liên quan đến chế định mới, chưa từng có và còn đang lúng túng trong triển khai thực tế, từ lập quy hoạch đến đảm bảo mặt bằng, khu vực mặt nước biển, không gian biển, quy hoạch phát triển khu vực ven biển, quy chế thẩm định dự án.

Những nội dung này đều mới mẻ và tiếp tục phát triển chưa được định hình cố định. Hiện nay, chúng ta mới hình dung triển khai thí điểm trên một vài khu vực, chưa phải bao quát toàn bộ cho các dự án, mà các quy định hiện hành chưa đáp ứng được. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, Luật không thể chế định chi tiết các nội dung liên quan ngay được vì đang trong quá trình phát triển.

Quan điểm xây dựng luật đối với những hiện tượng, vấn đề mới, dự thảo Luật phải đưa ra các quy định đảm bảo tính mở, nếu không sẽ bị trói buộc trong khi thực tiễn đang diễn ra và có thể sẽ vượt xa các quy định cụ thể được xây dựng ở thời điểm hiện tại.

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Xây dựng dự thảo Luật theo hướng quy định về mặt nguyên tắc và giao cho Chính phủ chi tiết nội dung trong các văn bản dưới Luật và nghị định, thông tư về cơ chế thí điểm điện gió ngoài khơi (Ảnh: Phương Thảo)

Đối với các vướng mắc hiện nay về cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, cần có các nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trước đó để khát quát điều nào là căn cơ cần đưa vào Luật, không thể quy định cụ thể tất cả các nội dung.

Do đó, tôi cho rằng cần xây dựng dự thảo Luật theo hướng quy định về mặt nguyên tắc và giao cho Chính phủ chi tiết nội dung trong các văn bản dưới Luật và nghị định, thông tư. Như vậy, những nội dung về phát triển điện gió ngoài khơi, cơ chế đặc thù và đặc biệt các kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp có thể được giải quyết tại các văn bản dưới Luật do Chính phủ ban hành.

Tốt hơn nữa là trong dự thảo Luật có thêm nội dung: “Các cơ chế thí điểm cho phát triển điện gió ngoài khơi được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Luật và các quy định của Chính phủ kèm theo dự thảo Luật về chi tiết các nội dung đó”. Như vậy, dự thảo Luật sẽ tạo ra một “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho các văn bản, nghị định sau này được Chính phủ ban hành theo điều kiện, giai đoạn thực tiễn thực hiện dự án.

Bởi các quy định của pháp luật không chỉ là được ghi tại Luật mà còn tại các văn bản quy phạm dưới Luật (thông tư, nghị định) đều có hiệu lực về mặt pháp lý, miễn là các văn bản do Chính phủ ban hành sau này không xung đột với Luật được thông qua trước đó.

PV: Việc xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) theo nguyên tắc mở như vậy sẽ giải quyết những vướng mắc gì cho phát triển các dự án điện gió ngoài khơi hiện nay, thưa ông?

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và những doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư cho điện gió ngoài khơi đều đang gặp nhiều lúng túng về các cơ chế, quy định pháp lý. Nếu Luật Điện lực (sửa đổi) giao Chính phủ quyết định cơ chế đặc thù, thí điểm sẽ là hướng tháo gỡ cho các dự án.

Tôi hiểu hiện nay, các doanh nghiệp mong muốn có chế định cụ thể tại Luật để có thể yên tâm thực hiện dự án, tuy nhiên điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới và còn đang trong quá trình định hình ở Việt Nam, nên nếu có nội dung “thực hiện theo các quy định của Chính phủ” là hướng mở, linh hoạt, dễ dàng xử lý các vấn đề phát sinh do thực tiễn đặt ra nhưng chưa có điều kiện chín muồi để quy định vào Luật.

Ngược lại, nếu không quy định nội dung này trong dự thảo Luật, sau này khi thực tiễn các dự án phát triển sẽ gặp vướng mắc, điều hành của Chính phủ cũng gặp khó khăn, muốn tháo gỡ buộc phải chờ sửa Luật. Điều này dẫn đến các hệ lụy khôn lường, chậm tiến độ dự án và kéo lùi quá trình phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.

Ngoài ra, theo tôi để chặt chẽ hơn có thể thêm cả nội dung “thực hiện các cơ chế thí điểm dự án điện gió ngoài khơi theo quy định của pháp luật”, bởi điều này còn có ý bao hàm các Luật liên quan như môi trường, biển đảo, đầu tư… tránh xung đột với các luật khác. Điều đó đảm bảo sự thống nhất xuyên suốt và luôn đúng về mặt nguyên tắc đã được quy định tại Luật.

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi

Đặt vai trò phát triển điện gió ngoài khơi lên Petrovietnam là hoàn toàn phù hợp (Ảnh minh họa)

PV: Mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW tại Quy hoạch điện VIII đến năm 2030 có khả thi không, thưa ông? Theo ông, Petrovietnam có những tiềm năng gì có thể đóng góp vào mục tiêu đất nước đề ra?

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Nói về tính khả thi mục tiêu đặt ra 6.000 MW điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII, đây là lĩnh vực mới chưa có nghiên cứu, dự báo đầy đủ nên mục tiêu đặt ra mang tính định hướng phấn đấu trong chỉ tiêu pháp lệnh.

Để biết mục tiêu này có mức độ khả thi đến đâu còn phụ thuộc vào tiến độ các dự án để tính toán. Cơ quan hoạch định chính sách khi đề ra chỉ tiêu cụ thể cần căn cứ vào tính toán xu hướng phát triển, mối quan tâm của các nhà đầu tư về lĩnh vực này và độ thông thoáng chính sách thông qua các luật, quy định, cơ chế hiện hành.

Trong mục tiêu này, Petrovietnam là doanh nghiệp hàng đầu ở lĩnh vực năng lượng, đồng thời là Tập đoàn có tiềm lực lớn về đầu tư, khoa học công nghệ, có nhiều năm kinh nghiệm trong khai thác dầu khí và hoạt động trên biển.

Do đó, Petrovietnam có thế mạnh về thông tin, dữ liệu năng lượng không chỉ ở dầu khí mà còn cả sức gió và các tiềm năng trên biển khác. Tôi đánh giá Petrovietnam như một “quả đấm thép” của Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực năng lượng mà còn cả phát triển kinh tế biển.

Cho nên, khi đặt vai trò phát triển điện gió ngoài khơi lên Petrovietnam là hoàn toàn phù hợp, vì đây là Tập đoàn Nhà nước mạnh, có nhiều lợi thế trong một lĩnh vực then chốt và có thâm niên phát triển lâu dài. Với nguồn lực thông tin, tri thức tích lũy được, Petrovietnam sẽ đóng vai trò tiên phong trong phát triển các nguồn năng lượng truyền thống và nguồn năng lượng mới nói chung, điện gió ngoài khơi nói riêng.

Ngoài Petrovietnam, hiện có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước có năng lực rất quan tâm đến lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Như vậy, với tiềm lực của Petrovietnam và nếu chúng ta có chính sách thúc đẩy các tập đoàn Nhà nước liên kết với các tập đoàn quốc tế có kinh nghiệm triển khai sớm các dự án thí diểm, tháo gỡ các rào cản pháp lý, khuyến khích các nhà đầu tư khác tham gia đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi thì mới có kỳ vọng đạt được mục tiêu 6.000 MW vào năm 2030.​

PV: Tại dự thảo Luật, nói về nguyên tắc vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia, ông có đồng tình với kiến nghị cần bổ sung quy định “ưu tiên huy động các nguồn điện năng lượng tái tạo” để khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, góp phần thực hiện cam kết phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam vào năm 2050 hay không?

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Từ “ưu tiên” được hiểu nhiều nghĩa, ở trong đề xuất này có thể hiểu là chú trọng hơn, quan tâm đến xem xét như một thông số không thể bỏ qua, xem nhẹ.

“Ưu tiên” ở đây còn có một nghĩa nữa là cần có sự nâng đỡ, hỗ trợ bởi năng lượng tái tạo là lĩnh vực mới. Đối với các ngành công nghiệp, lĩnh vực mới, về mặt chính sách đều cần có sự ưu tiên nuôi dưỡng, phát triển để có thể khắc phục những mặt non trẻ nhằm đáp ứng tiêu chí đề ra khi xét về triển vọng, mục tiêu lâu dài.

Trong bối cảnh Việt Nam cam kết quốc tế đưa mức phải thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và tham gia Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), việc “ưu tiên huy động các nguồn điện năng lượng tái tạo”, trong đó có điện mặt trời, điện gió, điện gió ngoài khơi… sẽ thu hút, tạo động lực đầu tư vào lĩnh vực mới này, đồng thời tạo ra nhu cầu sử dụng để thúc đẩy năng lượng tái tạo được phát triển rộng rãi.

Việc ưu tiên cũng là căn cứ để sau này có các văn bản hướng dẫn cụ thể hóa các nội dung ưu tiên theo từng giai đoạn, đảm bảo hài hòa với từng loại năng lượng hay vùng miền khác nhau.

Phương Thảo



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/dc9770cb-1219-4e14-a25c-2ae21b7c8ab3

Cùng chủ đề

Giới trẻ Hà Nội ùn ùn đi sắm Tết, phố phường đông vui đến khuya

Nhiều người trẻ ở Hà Nội đi sắm Tết sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng. Các tuyến phố đông đúc từ chiều đến đêm, nhiều cửa hàng trong tình trạng quá tải. ...

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh

(MPI) - Ngày 21/01/2025, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 24/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. ...

Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận

Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay). ...

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chúc mừng các khách hàng trúng thưởng đợt 1 CTKM “Gắn kết hôm nay – Nhận quà liền tay”

Ngày 14/1/2025 tại TP. Hà Nội, VietinBank tổ chức Lễ quay số mở thưởng đợt 1 Chương trình khuyến mãi (CTKM) “Gắn kết hôm nay - Nhận quà liền tay” (Chương trình).Chúc mừng khách hàng Trần Quang Tạo - khách hàng của VietinBank Bắc Nam Định đã may mắn trúng thưởng giải Nhất đợt 1 Chương trình là 1 sổ tiết kiệm trị giá 85 triệu đồng với mã số trúng thưởng 50243132. Đồng thời, Chương trình cũng tìm...

VietinBank mang “Xuân yêu thương – Tết nghĩa tình” đến với các hoàn cảnh khó khăn

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, được sự ủy quyền của Ban Lãnh đạo VietinBank, Văn phòng Đại diện (VPĐD) VietinBank tại Đà Nẵng đã tổ chức chuỗi các hoạt động thiện nguyện “Xuân yêu thương - Tết nghĩa tình” (Chương trình) tại TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tổng trị giá Chương trình lên đến 1 tỷ đồng.Tham gia chuỗi hoạt động có: Bà Đinh Thị Kim Ngân - Trưởng Văn phòng Đại diện VietinBank tại Đà Nẵng...

Hương vị nhà trong hội thi gói bánh chưng của PTSC Thanh Hóa

Tết không chỉ là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mà còn là dịp để gia đình quây quần bên nhau, cùng gói bánh, chia sẻ yêu thương. Tại PTSC Thanh Hóa, gia đình ấy chính là những đồng nghiệp thân thương, những người luôn sát cánh bên nhau trong từng công việc, từng dự án. Trong hai ngày 21 và 22/01/2025, hội thi Gói bánh chưng đã diễn ra tràn ngập tiếng cười...

Lãnh đạo THACO AGRI tham dự Lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân chính quy tại Trường Đại học Phú Xuân

Ngày 10/01, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Phú Xuân tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân chính quy khóa 19 (niên...

THADICO tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch đầu tư – xây dựng & quản trị năm 2025

Ngày 20/1, tại Hội trường Sales Gallery, TP. Thủ Đức, THADICO tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch đầu tư – xây dựng & quản trị...

Bài đọc nhiều

Petrovietnam sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới

Với nguồn lực hiện có, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế và giữ vai trò trụ cột trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) có đủ năng lực và điều kiện để phát triển trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia theo định hướng của Đảng, Chính phủ. Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn nghe báo cáo về Nhà máy Xử lý...

Petrovietnam có thêm 4 đơn vị đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam

Chiều ngày 10/11, tại Diễn đàn Quốc gia thường niên Văn hóa với Doanh nghiệp năm 2024, Ban tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” (Ban tổ chức 248) đã tổ chức tôn vinh 20 doanh nghiệp, trong đó có 4 đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam. Tham dự diễn đàn có ông Hồ Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội...

Petrovietnam tiếp tục trong Top đầu các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đứng vị trí thứ 2 trong Bảng xếp hạng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Dầu khí khác cũng nằm trong Top đầu các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Petrovietnam giữ vị trí thứ 2 trong Top 10 VNR500 năm...

Petrovietnam làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa

Petrovietnam làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa | 17/01/2025 Lượt xem: 27 ...

Mở rộng hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga trong lĩnh vực năng lượng – dầu khí

Mở rộng hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga trong lĩnh vực năng lượng – dầu khí Chiều 23/10, theo giờ địa phương, nhân chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024 tại Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Năng lượng Liên bang Nga Sergei Tsivilev. Tham dự buổi tiếp có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh...

Cùng chuyên mục

Petrovietnam mong muốn hợp tác với Ba Lan về đóng tàu, dịch vụ cảng biển

Chiều ngày 17/1, tại Warsaw, Ba Lan, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Bộ Kinh tế Phát triển và Công nghệ Ba Lan tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu tại diễn đàn. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba...

Phát huy bản lĩnh Petrovietnam trong thực hiện Kế hoạch năm 2025

Phát huy bản lĩnh Petrovietnam trong thực hiện Kế hoạch năm 2025 | 17/01/2025 Lượt xem: ...

Petrovietnam làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa

Petrovietnam làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa | 17/01/2025 Lượt xem: 27 ...

Petrovietnam đổi mới từ cốt lõi để bứt phá tăng trưởng “2 con số”

Petrovietnam đổi mới từ cốt lõi để bứt phá tăng trưởng “2 con số” Nhằm tập trung thực hiện, hoàn thành tốt các mục tiêu trên, ngay từ đầu năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết 950-NQ/ĐU về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025. Đổi mới từ cốt lõi, phát triển vượt trội Chủ đề công tác năm 2025 được Đảng ủy Tập đoàn xác...

“Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Ảnh minh họa. Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp xã ở các địa phương. Trong bài phát biểu chỉ...

Mới nhất

Sôi động huy động vốn đầu năm 2025

Chỉ trong nửa đầu tháng 1/2025, nhiều thương vụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán qua kênh phát hành cổ phiếu và trái phiếu đã có tín hiệu đáng chú ý. Chỉ trong nửa đầu tháng 1/2025, nhiều thương vụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán qua kênh phát hành cổ phiếu và trái phiếu đã...

Cô gái ở Vĩnh Long nghi thiếu nợ bị nhóm thanh niên khống chế đưa lên xe

Công an tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Cục cảnh sát hình sự, Cục cảnh sát giao thông, Công an TP.HCM truy bắt, giải cứu thành công cô gái bị bắt cóc. ...

Người đàn ông cầm dao rơi từ tầng 3 tiệm vàng xuống, tử vong

(NLĐO) – Người đàn ông cầm dao chạy lên tầng 3 của tiệm vàng rồi bất ngờ cúi người qua lan can, rơi xuống vỉa hè tử...

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. ...

WHO thừa nhận khó khăn tài chính khi Mỹ rời đi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ cắt giảm chi phí và xem xét chương trình y tế nào cần ưu tiên sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi cơ quan này. ...

Mới nhất

Lạ lùng bún chuối