Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhPAPI 2023: Nhiều chuyển biến tích cực

PAPI 2023: Nhiều chuyển biến tích cực

Nghèo đói, việc làm và tăng trưởng kinh tế là ba vấn đề lớn nhất mà người dân lo ngại và mong muốn Nhà nước tập trung giải quyết trong năm nay, theo kết quả khảo sát Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023 vừa công bố.

Bức tranh không chỉ màu sáng

So sánh kết quả khảo sát PAPI 2023 với năm 2021 và năm 2022, các chuyên gia thực hiện báo cáo PAPI cho biết, nhìn chung hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và hiệu quả quản trị điện tử được cải thiện phần nào. Cụ thể, chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” tăng từ mức 6,71 điểm vào năm 2022 lên 6,77 vào năm 2023. Dù chỉ cải thiện khiêm tốn nhưng sự thay đổi theo hướng tích cực hơn này cũng phù hợp với xếp hạng của người dân về các vấn đề Nhà nước cần tập trung giải quyết trong thời gian tới. Theo đó, tham nhũng đã giảm từ vị trí thứ 5 vào năm 2022 xuống vị trí thứ 6 vào năm 2023 trong danh mục 10 vấn đề đáng quan ngại nhất trong năm.

10 vấn đề hệ trọng nhất theo đánh giá của người dân năm 2023 (Nguồn: PAPI 2023)
10 vấn đề hệ trọng nhất theo đánh giá của người dân năm 2023 (Nguồn: PAPI 2023)

Khảo sát cho thấy, người dân cảm nhận hiện trạng tham nhũng có xu hướng giảm ở 5 trong số 8 hoạt động công vụ đo lường qua PAPI, gồm: Cán bộ chính quyền dùng tiền công quỹ vào mục đích riêng; người dân phải đưa “lót tay” để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chính quyền địa phương nhận “chung chi” để doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường; phụ huynh phải “bồi dưỡng” giáo viên để con em được quan tâm hơn ở trường tiểu học công lập; và người dân phải đưa “lót tay” để được quan tâm hơn khi đi khám chữa bệnh ở bệnh viện công.

Mặc dù vậy, PAPI 2023 cũng cho thấy một số hành vi tham nhũng vẫn tồn tại trong khu vực công ở địa phương, tác động tiêu cực đến niềm tin của người dân. Đáng chú ý là số người cho rằng cần phải dựa vào “quan hệ” để có được việc làm trong cơ quan Nhà nước vẫn ở mức cao. Trên phạm vi toàn quốc, có từ 56% đến 62% số người được hỏi cho biết vẫn tồn tại hiện trạng “vị thân” này.

Trong khi cảm nhận về hiệu quả kiểm soát tham nhũng cải thiện thì ngược lại, hiệu quả thực hiện công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương có xu hướng giảm, đặc biệt là trong công khai, minh bạch thu, chi ngân sách cấp xã khi tỷ lệ số người được hỏi trên toàn quốc xác nhận bảng kê khai thu, chi ngân sách cấp xã được niêm yết công khai năm 2023 đã giảm xuống còn 39% – mức thấp nhất kể từ năm 2016.

Theo TS. Đặng Hoàng Giang, thành viên Nhóm nghiên cứu PAPI, vấn đề công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công, bởi khi người dân có thông tin đúng đủ, họ mới có thể thực hiện “kiểm tra, giám sát” và yêu cầu cán bộ, công chức giải trình. Cùng nhấn mạnh quan điểm này, TS. Edmund J. Malesky, PGS Đại học Arizona, Hoa Kỳ, thành viên Nhóm nghiên cứu PAPI cho biết: “Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương và kiểm soát tham nhũng trong khu vực công là hai chỉ số quan trọng nhất tác động tới mức độ hài lòng chung của người dân đối với hiệu quả quản trị của chính quyền các cấp”.

Ba quan ngại lớn

Bà Ramla Khalidi, đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng, dữ liệu từ PAPI 2023 cung cấp bằng chứng cho việc hoạch định chính sách rất phong phú. “Dựa trên những dữ liệu này, chúng tôi mong rằng tất cả các tỉnh, thành phố sẽ trao đổi cởi mở với các bên liên quan và có những hành động cụ thể để cải thiện sự hài lòng của người dân đối với hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp trong năm 2024 và những năm tiếp theo”.

Đáng chú ý khảo sát PAPI 2023 nêu ra một câu hỏi mở về các vấn đề hệ trọng nhất của đất nước và địa phương cần Nhà nước tập trung ưu tiên giải quyết trong năm tiếp theo. Theo đó, có ba vấn đề lớn nhất được người trả lời đề xuất, gồm: nghèo đói (chiếm 22,39% tổng số người trả lời); việc làm (chiếm 12,79%) và tăng trưởng kinh tế (chiếm 9,2%). “Đói nghèo và việc làm vẫn là những vấn đề người dân quan ngại nhất theo kết quả khảo sát PAPI năm 2023. Chính vì vậy hơn lúc nào hết, cần đảm bảo tất cả mọi người trong xã hội được hưởng lợi từ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau”, bà Deirdre Ní Fhallúin, Đại sứ Cộng hòa Ai-len tại Việt Nam nhấn mạnh.

Chỉ số PAPI là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. PAPI đo lường 8 chỉ số nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; Quản trị điện tử.

TS. Edmund J. Malesky cho biết, so với năm 2022, tỷ lệ người dân quan ngại về việc làm tăng mạnh nhất (tăng 2,7%), tiếp đến là về thu nhập (tăng 1,3%). Những mối quan ngại liên quan tới sinh kế cũng càng trở nên rõ nét kể từ năm 2017 khi phân tích theo nhóm các vấn đề người dân cần Nhà nước tập trung giải quyết. Năm qua, người dân cũng lo lắng về tính ổn định của nguồn cung điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh, với hơn 70% số người trả lời cho biết hộ gia đình họ thi thoảng bị mất điện lưới trong năm 2023, tăng gần 7% so với tỷ lệ 63,5% của năm 2022, trong đó người dân các địa phương gần Hà Nội và Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nhiều nhất…

Trong suốt 15 năm qua, có tới 197.779 lượt người dân trên toàn quốc đã tham gia đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công từ trải nghiệm tương tác trực tiếp với chính quyền các cấp thông qua nghiên cứu PAPI thường niên từ năm 2009. Riêng năm 2023 vừa qua, có 19.536 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên đã tham gia khảo sát PAPI. Chặng đường 15 năm hình thành và phát triển của Bộ chỉ số PAPI đã bền bỉ đóng góp cho những thay đổi to lớn, tích cực, có hệ thống trong nền hành chính công Việt Nam.

Theo đánh giá của PGS-TS. Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Các bộ chỉ báo khách quan như PAPI, PCI, hay chỉ số Cải cách hành chính công (PAR Index), một mặt được coi là một căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của các bộ, ngành địa phương; mặt khác, cung cấp những gợi ý quan trọng để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển đất nước, triển khai Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, lấy người dân làm trung tâm, không để ai bị bỏ lại phía sau…





Source link

Cùng chủ đề

Sắp xếp đơn vị hành chính: Không để xảy ra ‘chạy chọt’ trong công tác cán bộ

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ khi sắp xếp bộ máy là một trong những nội dung trọng tâm được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đưa ra. Ngày 25/3, Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tổ chức cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về kết...

Từ đầu năm đến nay đã kỷ luật 4 cán bộ diện Trung ương quản lý

Từ đầu năm đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý kỷ luật 4 cán bộ diện Trung ương quản lý. Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hôm nay tổ chức họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện các kết luận của Tổng Bí thư từ sau phiên họp 27 của Ban chỉ đạo đến...

Tập trung xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài

Cuộc họp thảo luận về kết quả thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm từ sau Phiên họp 27. Ngày 25/3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện các Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm từ sau Phiên họp 27 của của Ban Chỉ...

Hệ thống An sinh xã hội Mỹ mất bao nhiêu tiền do tham nhũng và lãng phí?

(CLO) Phát biểu với Fox Business, tỷ phú Elon Musk trích dẫn báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ Mỹ (GAO), ước tính gian lận, tham nhũng và lãng phí lên tới "nửa nghìn tỷ đô la" trong hệ thống An sinh xã hội Mỹ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Bà Nguyễn Thị Lệ: 7 tuyến metro của TP.HCM sẽ nằm trên giấy nếu không có các giải pháp đột phá

Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cho hay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết, TP sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình, có cam kết tiến độ rõ ràng từ nay đến năm 2035 cho 7 tuyến metro dài 355km. ...

Giá vàng hôm nay 8/3/2025 nhảy múa trên đỉnh cao, vàng nhẫn lập kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay 8/3/2025 tăng đầu phiên giao dịch tại thị trường Mỹ. Giá vàng trong nước ổn định, vàng nhẫn lập kỷ lục mới 93,4 triệu đồng/lượng phiên hôm qua. Kết phiên 7/3, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 91,3-93,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 600 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch hôm trước. Chốt phiên, giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC...

Lãi suất cho vay mua nhà giảm sốc, có nơi chỉ… 0%

Lãi suất chỉ còn 0%/năm Trong vài tháng gần đây, lãi suất cho vay mua nhà liên tục được nhiều nhà băng điều chỉnh giảm. Đầu tháng 12, thị trường chứng kiến lãi suất được đưa xuống mức thấp hơn. Và từ ngày 20/12, trên thị trường thậm chí...

Giá vàng hôm nay 5/2/2025 đua lập kỷ lục mới, SJC và nhẫn vọt lên 91 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 5/2/2025 tăng vọt lên đỉnh mới, đạt 2.843 USD/ounce trên thị trường quốc tế. Trong nước, vàng miếng SJC và nhẫn đồng loạt vọt lên trên 91 triệu đồng, tăng gần 3 triệu đồng trong 3 ngày qua; vàng Thần Tài lên trên 100 triệu đồng. Giá vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được các thương hiệu điều chỉnh tăng mạnh theo giá vàng thế giới. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)...

Không thua DN ngoại, nhưng logistics Việt Nam phải làm thuê trên sân nhà?

Câu chuyện tưởng như nghịch lý này được ông Cáp Trọng Cường - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Container Việt Nam (VICONSHIP) chia tại tọa đàm giữa tuần qua do Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức. "Chúng tôi có hạ tầng, nhân lực, quy trình, có sự tin tưởng từ phía đối tác nước ngoài nhưng thực tế chúng tôi vẫn đang làm thuê cho họ", ông Cường cho hay. Lãnh...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-VNG cùng Quỹ Kiến Tạo Ước mơ mang nước sạch cho học trò vùng cao

Quỹ Kiến tạo Ước mơ (DMF), dưới sự bảo trợ của VNG, vừa hoàn thành công trình khoan giếng, cải tạo hệ thống nước sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng nằm tại một trong những...

Tăng trưởng lợi nhuận lên 185 tỷ đồng, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số

(TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2025) - Công ty Cổ phần VNG (VNG) công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.232 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh tăng mạnh, đạt 185 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, VNG...

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

TP.HCM SẼ LÀM ĐƯỜNG TỐC ĐỘ NHANH 8 LÀN NỐI KHU NAM VỚI SÂN BAY LONG THÀNH

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai dự kiến làm đường tốc độ nhanh kết nối từ khu Nam TP đến sân bay Long Thành với tổng vốn 21.484 tỉ đồng. Tuyến đường tốc độ nhanh cầu đường Phú Mỹ 2 kết nối sân bay Long Thành trong tổng thể mạng lưới giao thông TP - Ảnh: Sở GTCC TP.HCM Theo nghiên...

Mới nhất