Trang chủKinh tếNông nghiệpOng dú, con động vật bé tí ti, nông dân Bà Rịa-Vũng...

Ong dú, con động vật bé tí ti, nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu nuôi thành công, bán mặt như bán vàng

Từ chỗ chỉ nuôi chơi, giờ nhiều nông dân ở Bà Rịa – Vũng Tàu xây chuỗi liên kết nuôi ong dú lấy mật không đủ hàng bán. Loài động vật bé tí ti thuộc lớp sâu bọ, ngành chân khớp này đang giúp nhiều nông dân tăng thu nhập.

Xây dựng chuỗi liên kết cho con ong tí hon, nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu lấy mật không đủ bán - Ảnh 1.

Mô hình nuôi ong dú lấy mật của anh Võ Văn Đức, tại ấp Xóm Rẫy (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Ảnh: T.Đ

Theo ông Trần Văn Mãng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện khá nhiều nông dân ở tỉnh đang nuôi ông dú lấy mật. 

Đi xa hơn, nông dân nuôi ong dú lấy mật đang liên kết để có đủ nguồn mật cung cấp cho thị trường.

Rủ nhau nuôi ong dú lấy mật

Hiện, tại ấp Xóm Rẫy (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) đã hình thành một khu nuôi ong dú lấy mật với 250 tổ ong đã cho thu hoạch. Dưới tán vườn nhãn, 200 thùng (tổ) nuôi ong dú lấy mật được đặt trên cọc và bố trí rải rác trông khá lạ, nhưng đẹp mắt.

Theo anh Võ Văn Đức, chủ khu nuôi ong dú lấy mật, trước khi xây dựng khu nuôi ong dú lấy mật này, anh đã đi khảo sát khu vực xem tình hình vùng cây ăn trái ra sao, các vườn cây có phun xịt thuốc hóa học…

“Ong dú cho thu mật 2 lần/năm, vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Mỗi tổ nuôi ong dú lấy mật, sau 1 năm thu về 2 triệu đồng tiền mật”, anh Đức chia sẻ.

Theo nông dân nuôi ong dú lấy mật, đầu mùa mưa, mật ong dú khá đậm đặc, do lượng nước trong mật thấp. Lúc này, mật ong dú cho vị ngọt thanh. 

Cuối mùa mưa, nông dân sẽ thu mật lần nữa và dọn khu vực nuôi sạch sẽ để ong lấy mật vào mùa nắng. Mật ong dú lấy lần này cho vị chua nhẹ.

Ở huyện Xuyên Mộc, nếu nói đến điển hình nuôi ong dú lâu năm và thành công, phải kể đến anh Trần Quốc Toản (xã Bình Châu). 

Anh Toản nuôi ong dú lấy mật từ lúc nuôi chơi với tổ bằng thùng nhựa (2015) cho đến lúc nuôi chuyên nghiệp, lấy mật kinh doanh như hiện nay. Hiện, anh Toản nuôi 600 tổ ong dú.

Theo anh Toản, để tìm một vật nuôi không tốn thức ăn, không mất nhiều thời gian chăm sóc, đem lợi nguồn lợi kinh tế cao… thì ong dú là chọn lựa tốt.

“Hiện, giá 1 tổ ong dú (cả thùng và giống) 1,5 triệu đồng. Sau 1 năm, người nuôi ong dú lấy mật có thể tách thêm 1 tổ và thu được 1lít mật. Ngoài ra, có thể thu thêm phấn hoa”, anh Toản chia sẻ.

Xây dựng chuỗi liên kết cho con ong tí hon, nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu lấy mật không đủ bán - Ảnh 2.

Anh Toản cho biết, với 600 tổ ong dú mỗi năm anh thu được 350 lít mật. Hiện, trên thị trường giá mật ong dú 1,2-1,5 triệu đồng/lít.

Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, theo ông Dương Tấn Linh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc, có hơn 10 hộ nuôi ong dú lấy mật, với hơn 2.000 tổ ong. Nhiều hộ nông dân đang nuôi ong dú lấy mật theo hình thức sản xuất hàng hóa với số lượng tổ khá lớn.

Xây dựng chuỗi liên kết nuôi ong dú lấy mật

Được biết, anh Đức và anh Toản đang liên kết nuôi ong dú lấy mật. 

Ngoài nghề nuôi ong dú lấy mật, anh Đức còn là CEO một công ty du lịch và tổ chức sự kiện tại địa phương, đang xây dựng chuỗi liên kết từ đầu vào cho đến đầu ra với nông dân nuôi ong dú mấy mật.

Theo anh Đức, hiện công ty đang có 500 tổ ong dú và thu mua thêm gần 2.000 tổ từ các vệ tinh nuôi ong dú trên địa bàn huyện Xuyên Mộc.

Ngoài ra, công ty sẽ liên kết với Chi hội nuôi ong dú của huyện Châu Đức và bao tiêu đầu ra với hơn 1.000 tổ ong dú.

“Sang năm 2025, công ty dự kiến sẽ nhân lên ở 2 địa phương này 7.000-8.000 tổ ong dú để có lượng mật ong dú đủ đáp ứng nhu cầu thị trường”, anh Đức chia sẻ.

Anh Đức cho biết thêm, công ty muốn nhân rộng đàn ong dú, nên rất muốn bà con nông dân hay các đơn vị hợp tác nuôi ong dú.

“Bà con nông dân chỉ tốn 1 lần đầu tư mua giống, mua thùng, nhân viên kỹ thuật của công ty sẽ hỗ trợ làm dự án, khảo sát vùng nuôi, kỹ thuật nuôi, tách đàn, lấy mật… và bao tiêu đầu ra”, anh Đức cam kết.

Ngoài liên kết sản xuất, anh Đức còn tổ chức liên kết tiêu thụ. Công ty đã có chuỗi liên kết tiêu thụ hàng nông sản trước đó nên giờ đưa thêm sản phẩm mật ong dú vào hệ thống tiêu thụ.

Tận dụng việc tổ chức tour du lịch và sự kiện, công ty đưa khách vào tham quan các vườn cây ăn trái có sẵn các khu nuôi ong dú lấy mật để khách trải nghiệm việc nuôi ong dú và mua sản phẩm mật ong.

Đồng thời, công ty giới thiệu sản phẩm mật ong dú đến các khu du lịch để nhân viên của công ty bán hàng cho khách làm quà kỷ nhiệm.

Xây dựng chuỗi liên kết cho con ong tí hon, nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu lấy mật không đủ bán - Ảnh 3.

Chuỗi liên kết nuôi ong dú lấy mật ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang đưa sản phẩm mật ong dú gắn với phát triển du lịch ở địa phương. Ảnh: T.Đ.

Ngoài ra, công ty còn liên kết với một khu du lịch sinh thái làm chuỗi du lịch sinh thái phát triển cộng đồng, nhằm liên kết với các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái tạo chuỗi tham quan các khu nuôi ong dú, qua đó đẩy mạnh tiêu thụ mật ong.

Theo anh Đức, mỗi năm, các mối liên kết này tiêu thụ khoảng 60% mật ong dú cho các nhà vườn nuôi ong dú lấy mật trên địa bàn huyện Xuyên Mộc.

Số mật còn lại được tiêu thụ qua cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường học, người dân trên địa bàn…

“Lượng mật ong dú làm ra bao nhiêu, tiêu thụ hết bấy nhiêu”, anh Đức thổ lộ.

Xây dựng chuỗi liên kết cho con ong tí hon, nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu lấy mật không đủ bán - Ảnh 4.

Liên kết nuôi ong dú lấy mật ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm, du lịch cộng  đồng, qua đó tăng thu nhập. Ảnh: T.Đ.

Theo ông Mãng, hiện nông dân nuôi on dú lấy mật đang liên kết để có đủ nguồn mật cung cấp cho thị trường, nhất là du khách đến tham quan trên địa bàn.

“Nông dân nuôi ong dú lấy mật gắn với phát triển du lịch. Đây là một hướng đi mới rất phù hợp với tình hình phát triển của địa phương”, ông Mãng cho biết.

Ông Mãng cho biết thêm, mô hình nuôi ong dú lấy mật đang được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khuyến khích nhân rộng. Thực hiện Nghị quyết 21 của UBND tỉnh, tỉnh đang thực hiện liên kết chuỗi nuôi ong dú lấy mật. Theo đó, sẽ hỗ trợ nông dân nuôi ong dú mua máy móc phục vụ sản xuất…

Đồng thời, Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông tỉnh cũng đang cho nông dân vay vốn nuôi ong dú lấy mật, mỗi hộ tối đa 100 triệu đồng.





Nguồn: https://danviet.vn/ong-du-con-dong-vat-be-ti-ti-nong-dan-ba-ria-vung-tau-nuoi-thanh-cong-ban-mat-nhu-ban-vang-20241101152637512.htm

Cùng chủ đề

OCOP tăng thu nhập cho người dân Nghĩa Lộ

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng. Những sản phẩm này không chỉ góp phần hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất mà còn từng bước nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Cơ sở sản xuất thịt trâu sấy của gia đình chị Lường Thị Hoàn - thôn Đêu 2, xã...

Lo ngại vấn nạn ‘hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng’

Đây là băn khoăn chung của các thành viên Ban chỉ đạo Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Nam Định tại Hội nghị tổng kết thực hiện CVĐ năm 2024 ở tỉnh, do Ban chỉ đạo CVĐ tỉnh tổ chức ngày 23/12. ...

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, tại khách sạn The Grand Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logisctis Việt Nam 2024. Ngày 1- 2/12, tại khách sạn The Grand Hồ Tràm (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024. ...

Chú trọng xây dựng nông nghiệp sạch bền vững tại Đồng Nai

Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đang hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững bằng những mô hình kinh tế hiệu quả. Trong đó, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Trong đó, tiêu biểu là huyện Xuân Lộc đã chú trọng hình thành chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp. Phát huy lợi thế này, huyện Xuân Lộc đã xây dựng 4 vùng sản xuất tập trung các...

Một hòn đảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu phát lộ mộ táng, la liệt hiện vật cổ, trang sức bằng vàng Óc Eo

Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về các nhóm mộ táng tại di tích Giồng Lớn (xã đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Trên cơ sở tư liệu của các nhóm mộ táng này, nhà khảo cổ sẽ nhận diện được đặc trưng văn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn tắc kéo dài khiến nhiều người phải kiên nhẫn chờ đợi, thậm chí phải tìm con đường khác để về...

Năm 2029, chính thức vận hành thị trường carbon tại Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được giao cung ứng dịch...

Hôm nay, 24/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Theo đó, năm 2029 sẽ chính thức vận hành thị trường carbon...

Vui mừng nghe tin sẽ nhận “quà đầu xuân”

Ngày cuối cùng của năm, rất đông giáo viên Hà Nội vui mừng nghe tin sẽ được nhận tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 và động viên nhau chờ đợi nhận "quà đầu xuân". ...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. ...

Liều trồng quýt đường ở vùng núi rừng Kon Tum, tưởng là “rồ dại”, ngờ đâu trúng lớn

Anh Trần Văn Thời (47 tuổi, thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng mì sang trồng quýt đường cùng một số loại cây ăn trái khác trên vùng đất dốc đồi núi. ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Năm 2029, chính thức vận hành thị trường carbon tại Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được giao cung ứng dịch...

Hôm nay, 24/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Theo đó, năm 2029 sẽ chính thức vận hành thị trường carbon...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. ...

Liều trồng quýt đường ở vùng núi rừng Kon Tum, tưởng là “rồ dại”, ngờ đâu trúng lớn

Anh Trần Văn Thời (47 tuổi, thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng mì sang trồng quýt đường cùng một số loại cây ăn trái khác trên vùng đất dốc đồi núi. ...

Trồng sầu riêng xuất khẩu kiểu gì mà một HTX ở Tây Ninh doanh thu 132 tỷ/năm, nhà nào cũng giàu?

HTX cây ăn trái Bàu Đồn ở ấp 7, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, Tây Ninh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xét chọn, biểu dương là HTX tiêu biểu toàn quốc. Đặc biệt trong số 63 HTX tiêu biểu...

Nhất chi mai vượt hơn 1.600km từ Lào Cai vô Đắk Lắk, lập tức “cháy hàng” chỉ vài ngày mở bán

Từ vùng đất lạnh Sa Pa (Lào Cai), loài hoa tết mang tên nhất chi mai đã vượt hàng ngàn cây số để góp mặt tại Chợ hoa Xuân Ất tỵ 2025, TP Buôn Ma Thuột. Hoa nhất chi mai lạ mắt đã “cháy hàng” tại Đắk Lắk. ...

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Mới nhất