Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPOCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc...

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

Bên cạnh nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của tỉnh, giai đoạn này, Thanh Hóa phát triển nhanh về số lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn, gây dựng thương hiệu, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.

Khách hàng lựa chọn sản phẩm nông sản bày bán ở huyện Hoằng Hóa.
Khách hàng lựa chọn sản phẩm nông sản bày bán ở huyện Hoằng Hóa.

Sinh ra, lớn lên ở xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Phạm Duy Thạnh trăn trở tìm hướng lập nghiệp tại quê nhà. Huyện Nga Sơn có nghị quyết chuyên đề, quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, Phạm Duy Thạnh lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi lợn tọa lạc dưới chân núi Răng Cưa.

Trang trại được thiết kế che chắn côn trùng, ruồi muỗi, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, hút, thông gió; tổ chức chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, quy mô 500 con lợn/lứa, thu gom, xử lý chất thải. Thăng trầm trong cơ chế thị trường, nghị lực vượt khó, từng bước mở rộng quy mô trang trại, các thanh niên Tâm, Thạnh đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn nông trang xanh, tổ chức chăn nuôi theo chuỗi giá trị, gắn với chế biến, năng động tiếp cận thị trường cung ứng thực phẩm sạch, an toàn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn nông trang xanh Tâm Thạnh còn chú trọng phát triển thêm sản phẩm chế biến sâu và đã có 2 sản phẩm: Giò nạc và Chả lụa đạt OCOP 3 sao. Doanh nghiệp đã đạt doanh thu hơn 8 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 9 lao động ở khu vực nông thôn với mức thu nhập từ 5-9 triệu đồng/người/tháng.

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh ảnh 2

Người lao động vệ sinh chuồng trại chăn nuôi ở Nông trang xanh Tâm Thạnh.

Tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam năm 2013, Hà Thị Xem ở xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tiếp tục hiện thực hóa định hướng lập nghiệp tại quê hương. Nhận thấy không chỉ đồng bào các dân tộc thiểu số mà đông đảo người dân trong tỉnh Thanh Hóa ưa thích hương vị, sử dụng hạt mắc khẻn làm gia vị; Hà Thị Xem nghiên cứu, kết hợp chế biến hạt mắc khẻn cùng hạt dổi làm gia vị, đưa ra thị trường “Muối mắc khẻn Mường Đeng”.

Sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn, Hà Thị Xem bao tiêu sản phẩm hạt mắc khẻn cho người dân vùng thượng du Thanh Hóa; hợp đồng với hợp tác xã ở tỉnh Hòa Bình cung ứng hạt dổi; đầu tư nhà xưởng, các loại máy xay, sấy, dập phục vụ chế biến, đóng bao bì sản phẩm, đồng thời xây dựng hồ sơ đề cử, được thẩm định, công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

“Muối mắc khẻn Mường Đeng” khẳng định thương hiệu trên thị trường, chủ thể còn năng động tìm kiếm đối tác trưng bày, bán sản phẩm tại các điểm du lịch, siêu thị, cửa hàng trong, ngoài tỉnh Thanh Hóa.

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh ảnh 3
Hà Thị Xem chào bán sản phẩm trực tuyến.

Đầu năm 2024, Hà Thị Xem cùng 14 thành viên thành lập Hợp tác xã Du lịch và Phát triển nông lâm nghiệp Mường Đeng, bao tiêu rau, bầu, bí, vịt, lợn bản địa cho nông hộ; tổ chức chế biến mật ong, hạt dổi, mắc khẻn, măng lưỡi lợn, măng rối, đũa tre…, cung ứng thêm những sản phẩm đặc hữu ra thị trường.

Ngoài bán hàng trực tiếp, qua mạng lưới tiêu thụ, hợp tác xã được các các cơ quan chức năng hỗ trợ kết nối cung-cầu, quảng bá, bán sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử, đồng thời khai thác lợi thế mạng xã hội giới thiệu, bán hàng trực tuyến.

Hơn 8 tháng hoạt động, hợp tác xã đạt doanh thu hơn 500 triệu đồng, nhất là tạo thêm sinh kế, thắt chặt liên kết với nông dân vùng miền núi sản xuất các nông sản lợi thế, cung ứng sản phẩm đặc sản, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Thanh Hóa là địa phương có bề dày truyền thống khai thác, chế biến các sản phẩm hải sản. Duy trì, phát triển nghề chế biến hải sản ở phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, từ năm 2019 anh Nguyễn Thế Hoàng quan tâm chế biến đa dạng các sản phẩm từ hải sản gắn với xây dựng hồ sơ đề cử và đã có ba sản phẩm đạt OCOP 3 sao là: mắm tôm, mắm tép, nước mắm.

Chủ thể chia sẻ, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm khích lệ các chủ thể nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ cải tiến mẫu mã, bao bì, ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá, kết nối tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chương trình tác động, thay đổi tư duy người sản xuất, hỗ trợ phát triển các sản phẩm truyền thống nhưng bản thân mỗi chủ thể phải thực hiện nghiêm quy trình sản xuất an toàn, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm tinh chế nhằm khẳng định thương hiệu sản phẩm qua lựa chọn của người tiêu dùng.

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh ảnh 4
Người lao động đảo ướp nguyên liệu tại cơ sở sản xuất Lê Gia.

Kế thừa thương hiệu làng nghề sản xuất nước mắm Khúc Phụ truyền thống, thanh niên Lê Anh chọn lọc, tiếp thu những kinh nghiệm cổ truyền kết hợp với nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sản phẩm tinh túy. Đặt mua cá cơm đen có thành phần, hàm lượng dinh dưỡng cao làm nguyên liệu chế biến, học tập thêm kinh nghiệm quý trong sản xuất nước mắm ở các tỉnh phía nam; Lê Anh đã tạo ra những sản phẩm thương hiệu Lê Gia, trong đó có sản phẩm mắm tôm Lê Gia sớm được công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.

 

Chăm sóc bữa ăn cho hàng triệu gia đình Việt Nam bằng những gia vị truyền thống, tự nhiên, tốt cho sức khỏe con người, sản phẩm của Lê Gia còn vươn tới nhiều quốc gia trên thế giới; qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, gia tăng chuỗi giá trị nông sản.

Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia tiếp tục mạnh dạn đầu tư, đã đưa nhà máy chế biến hải sản ở thôn Hồng Kỳ, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, vào hoạt động và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa mới công nhận điểm du lịch trải nghiệm gắn với nghề truyền thống Lê Gia.

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh ảnh 5
Chủ thể cùng nhân viên kiểm tra hàm lượng sản phẩm nước mắm Lê Gia.

Theo Lê Anh, thương mại chỉ là một phần của quy trình sản phẩm. Phát triển du lịch gắn với làng nghề nông thôn không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn là trách nhiệm nhân thêm niềm tự hào truyền thống quê hương. Điểm du lịch Lê Gia còn là nơi truyền tải nét đẹp nông thôn, giáo dục tình yêu lao động và hội tụ, giao thoa, lan tỏa những giá trị văn hóa.

Bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh và quốc gia, triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm thiết thực bảo tồn, phát triển các sản phẩm truyền thống, lợi thế ở Thanh Hóa; thúc đẩy lao động, sáng tạo, tạo ra những sản phẩm mới ở mỗi làng quê, vùng, miền xứ Thanh.

Giai đoạn này có thêm nhiều nông sản thực phẩm thiết yếu đến đặc sản, sản phẩm đặc hữu, chất lượng cao, các loại thảo mộc, nguyên liệu đông dược được chế biến sâu, tạo ra nhiều sản phẩm được công nhận OCOP.

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh ảnh 6
Có thêm nhiều sản phẩm tinh dầu ở Thanh Hóa được người tiêu dùng lựa chọn.

Nếu như trong năm đầu triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa mới có 13 sản phẩm OCOP thì đến thời điểm này toàn tỉnh đã có gần 600 sản phẩm OCOP. Về số lượng sản phẩm OCOP, Thanh Hóa xếp thứ 3 toàn quốc, sau thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An.

Hiện, sản phẩm của Lê Gia cùng 3 sản phẩm chế biến từ cói của Công ty Việt Anh ở huyện Nga Sơn đang được đề cử Trung ương thẩm định, công nhận lại và công nhận mới sản phẩm OCOP quốc gia. Đây cũng là những chủ thể có các sản phẩm đã vươn tới thị trường các châu lục, góp phần lan tỏa bản sắc văn hóa Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới.

Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương có chính sách khen thưởng, khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP; quan tâm đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho các chủ thể, hỗ trợ truyền thông, kết nối cung-cầu, liên kết phát triển sản phẩm.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm phát triển ở tất cả các địa phương, vùng miền, trong đó các huyện: Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Yên Định là những địa phương top đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đồng thời cũng là những huyện có nhiều sản phẩm OCOP nhất ở tỉnh Thanh Hóa.

Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa Bùi Công An nhận định: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thiết thực nâng cao chất lượng, chuẩn hóa sản phẩm hàng hóa, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Chủ nhân các làng nghề dần trẻ hóa, nhiều chủ thể OCOP được đào tạo cơ bản đã bản lĩnh, năng động khởi nghiệp, sáng tạo lập nghiệp, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn đi đôi phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh, tăng hàm lượng, giá trị văn hóa qua những sản phẩm thương mại.

Cùng chủ đề

Vận động không tổ chức tiệc cưới phô trương, linh đình

(NLĐO)- Tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức lễ cưới vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức, lãng phí ...

CLB Công an Hà Nội nhận thưởng 300 triệu đồng

CLB Công an Hà Nội được LĐBĐ Việt Nam (VFF) thưởng 300 triệu đồng sau trận thắng Kuala Lumpur City (Malaysia) tối qua 23/1. Huấn luyện viên Alexandre Polking và học trò giành quyền vào bán kết Giải vô địch các câu lạc bộ Đông Nam Á 2024-2025 với tư cách đội nhất bảng B dù chưa thi đấu lượt cuối.Kết thúc vòng bảng, CLB Công an Hà Nội sẽ nhận được hơn 150.000 USD. Đây là khoản...

Nữ sinh giành giải nhì học sinh giỏi quốc gia tặng người cha liệt sĩ

Người cha hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ khi Cao Diễm Quỳnh đang học lớp 4. Vượt qua cú sốc đầu đời, Quỳnh quyết tâm, nỗ lực để học tập tốt. Giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn địa lý vừa đạt được Quỳnh dành tặng người cha liệt sĩ. ...

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sẵn sàng các phương án cấp cứu, điều trị người bệnh

Đến thời điểm này, các bệnh viện đã hoàn tất các phương án cấp cứu và điều trị cho người bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, kể cả tình huống cấp cứu hàng loạt. Lãnh đạo các bệnh viện cũng chuẩn bị những phần quà ý nghĩa thăm hỏi, chia sẻ và động viên những người bệnh phải ở lại điều trị trong thời khắc...

Khi nào bệnh nhân ra viện, khi ấy là Tết

NDO - Trực Tết - một nhiệm vụ không xa lạ nhưng luôn đem tới vô vàn cảm xúc đáng nhớ… với bất kỳ nhân viên y tế nào. Ở Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, các bác sĩ luôn động viên những bệnh nhân mắc bệnh máu rằng, cứ khi nào được ra viện, khi ấy sẽ là Tết.  Thương lắm những điều ước cuối năm Phạm Minh Quang (Tuyên Quang) đã có 6 năm...

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

NDO - Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17 giờ chiều nay tại Hà Nội. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu có thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ giữa năm 2024 trong tình trạng khá nặng, nhưng sau đó bệnh chuyển biến tốt hơn. Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu sinh ngày...

Khánh Hòa đón tàu biển quốc tế 1.200 du khách

NDO - Ngày 24/01, Khánh Hòa đón chuyến tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cập Cảng quốc tế Cam Ranh, với 1.200 du khách, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Sau khi cập Cảng quốc tế Cam Ranh, du khách được Công ty Tân Hồng tổ chức các chương trình: tour tham quan thành phố Nha Trang; tour ngoại thành thành phố Nha Trang; tour tham quan thành phố Nha Trang bằng xích...

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính và hội chứng ruột kích thích. Để giúp bạn bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa trong dịp...

Bài đọc nhiều

Đón xuân cùng sản phẩm OCOP

(VLO) Những năm gần đây, vào dịp Tết đến, các sản phẩm (SP) OCOP trở thành lựa chọn quen thuộc của người tiêu dùng nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo và hương vị đặc trưng địa phương. Qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu, SP OCOP đã dần mở rộng thị trường, tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn và dần trở thành món quà ý nghĩa, mang đậm nét đặc trưng địa phương. Các chủ...

Lâm Đồng: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới giàu mạnh

Xác định tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển chương trình… Nhà nông tiên phong làm OCOP Đức Trọng là một trong những địa phương ở Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm OCOP.  Xác định tầm quan trọng của Chương trình...

Mang 7 tạ hàng hóa từ Lào Cai vào TP.HCM dự Tuần lễ sản phẩm OCOP

Bà Thắm năm ngoái mang 5 tạ sản phẩm dự Tuần lễ sản phẩm OCOP 2023 và bán sạch. Năm nay bà Thắm mang 7 tạ hàng hóa từ Lào Cai vào TP.HCM dự Tuần lễ sản phẩm OCOP. Ngày 6/11, TP.HCM chính thức khai mạc Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 (Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024). Tại Tuần lễ sản phẩm OCOP...

Đồng Tháp: 100% sản phẩm OCOP được kinh doanh trên thương mại điện tử

Hơn 90% doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Đồng Tháp tham gia kinh doanh trên thương mại điện và 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được kinh doanh trên thương mại điện tử. Bà Võ Phương Thuỷ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại hội thảo. Phát biểu tại hội thảo, bà Võ Phương Thuỷ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh: Thương mại điện tử đã và đang là xu hướng toàn...

Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng ngày Tết

Sản phẩm OCOP không chỉ đảm bảo tiêu chí sạch, an toàn mà còn nổi bật với chất lượng vượt trội, phù hợp với xu hướng tiêu dùng, quà biếu ngày Tết. Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng dịp Tết. Ảnh: Trọng Linh.  Những năm trước, các giỏ quà Tết thường bao gồm các món truyền thống như bánh, kẹo, mứt, trà... Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các giỏ quà Tết đã có sự thay đổi lớn, đặc biệt là với...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa có sản phẩm OCOP 5 sao thứ 2 đến từ Công ty Lê Gia

Nước mắm Lê Gia là 1 trong 28 sản phẩm vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP Trung ương công nhận đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia đợt này. Sáng ngày, 16/1/2025, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm các sản phẩm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản...

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng ngày Tết

Sản phẩm OCOP không chỉ đảm bảo tiêu chí sạch, an toàn mà còn nổi bật với chất lượng vượt trội, phù hợp với xu hướng tiêu dùng, quà biếu ngày Tết. Sản phẩm OCOP Bạc Liêu đắt hàng dịp Tết. Ảnh: Trọng Linh.  Những năm trước, các giỏ quà Tết thường bao gồm các món truyền thống như bánh, kẹo, mứt, trà... Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các giỏ quà Tết đã có sự thay đổi lớn, đặc biệt là với...

Hàng nghìn sản phẩm OCOP đổ bộ về phiên chợ Tết Xanh

Phiên chợ Tết Xanh - Quà Việt năm 2025 trưng bày và bày bán hơn 1.000 sản phẩm OCOP 3-5 sao, các đặc sản chỉ dẫn địa lý cùng các sản phẩm nông thôn tiêu biểu từ 49 tỉnh, thành trên cả nước.   Khách hàng tham quan gian hàng bánh chưng và đặc sản các địa phương - Ảnh: HỒNG PHÚC Tin tưởng vào uy tín của phiên chợ Khoảng 8 giờ sáng ngày 23-1 (nhằm 24 tháng chạp âm lịch), chị...

Lâm Đồng: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới giàu mạnh

Xác định tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển chương trình… Nhà nông tiên phong làm OCOP Đức Trọng là một trong những địa phương ở Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm OCOP.  Xác định tầm quan trọng của Chương trình...

Mới nhất

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Hoa lay ơn Phú Yên nở chậm, phải nhập hoa Đà Lạt về bán

Nhiều nhà vườn ở Phú Yên lo lắng khi có đến hơn 80% hoa lay ơn ra hoa chậm không kịp bán vào dịp Tết. Để có hoa bán cho người dân, thương lái phải nhập hoa từ Đà Lạt. ...

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước

Kinhtedothi - Quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường Là người tìm đường và dẫn...

Mới nhất