Trang chủKinh tếNông nghiệpNuôi chim công-động vật hoang dã có trong sách Đỏ ở Hải...

Nuôi chim công-động vật hoang dã có trong sách Đỏ ở Hải Dương, cho ăn thịt bò, bán 3,5 triệu/con


Với mô hình nuôi chim công đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã gây dựng thành công trang trại rộng 4000m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.

Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) được Xí nghiệp mỏ Đông Bắc (Quảng Ninh) nhận về làm việc với mức lương khá cao nhưng sau mấy năm chàng kỹ sư đã từ bỏ, về quê làm giàu và trở thành một trong những người tiên phong nuôi chim công ở Hải Dương.

Anh Phương chia sẻ: Cùng họ với gà, nhưng chim công sinh sản theo mùa, từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch và đẻ cách nhật (tức 2 ngày đẻ 1 trứng). 

Thời gian chim công đẻ trứng sẽ vào buổi chiều, nên người nuôi cần chú ý thu gom trứng cho máy ấp hoặc gà ấp. 

Chim công cần diện tích lớn về chuồng trại, trung bình 1 chuồng rộng chừng 20m2 sẽ ghép 1 chim trống với 3 chim mái sinh sản. Nhưng bù lại, việc chăm sóc loài chim này không tốn nhiều nhân công, chim được cho ăn, uống và dọn dẹp chuồng trại vào buổi sáng và chiều. 

Đặc biệt các hộ nông dân có diện tích lớn có thể đầu tư chuồng trại bán tự nhiên, một nửa lồng có mái che và cầu để chim đậu, phần còn lại quây lưới để có ánh nắng tự nhiên, khi đó chim công sẽ có không gian tắm nắng giúp sức đề kháng tốt cùng bộ lông óng đẹp.

Đối với nguồn thức ăn chăn nuôi, chim công là giống chim lông vũ nên cho ăn thức ăn như cám gà, bổ sung thêm vitamin giúp lông bóng đẹp, cho ăn rau, lạc… Đối với thời kỳ sinh sản các nông hộ cho ăn thêm như mồi tươi như sâu, dế, thịt bò, cám gà đẻ…

Nuôi chim công-động vật hoang dã có trong sách Đỏ ở Hải Dương, cho ăn thịt bò, bán 3,5 triệu/con- Ảnh 1.

Trang trại nuôi chim công của anh Nguyễn Văn Phương địa chỉ tại xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương có diện tích lên đến 4.000m2. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Nuôi chim công-động vật hoang dã có trong sách Đỏ ở Hải Dương, cho ăn thịt bò, bán 3,5 triệu/con- Ảnh 2.

Quy trình ấp nở trứng chim công và chim trĩ. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Nuôi chim công-động vật hoang dã có trong sách Đỏ ở Hải Dương, cho ăn thịt bò, bán 3,5 triệu/con- Ảnh 3.

Chú chim trĩ non mới nở được chăm sóc trong lồng ấp để đảm bảo thân nhiệt cho chim. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Nuôi chim công-động vật hoang dã có trong sách Đỏ ở Hải Dương, cho ăn thịt bò, bán 3,5 triệu/con- Ảnh 4.

Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng về chim công giống, chủ trại đã đầu tư máy ấp trứng cho ra lò hàng trăm con chim giống đảm bảo chất lượng… 

Nuôi chim công-động vật hoang dã có trong sách Đỏ ở Hải Dương, cho ăn thịt bò, bán 3,5 triệu/con- Ảnh 5.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho chịm công non. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam.

Nuôi chim công-động vật hoang dã có trong sách Đỏ ở Hải Dương, cho ăn thịt bò, bán 3,5 triệu/con- Ảnh 6.

Nên chọn mua cặp chim công, chim trĩ đạt 1 năm tuổi thì sức đề kháng tự nhiên rất cao,

 lúc này chim công gần như sẽ không còn mắc bệnh nữa. Ảnh: Khánh Long/Báo ảnh Việt Nam.

Nuôi chim công-động vật hoang dã có trong sách Đỏ ở Hải Dương, cho ăn thịt bò, bán 3,5 triệu/con- Ảnh 7.

Trang trại nuôi chim công hiện nay có hàng chục đôi chim sinh sản, tuy nhiên chăm sóc chỉ cần 2 vợ chồng anh Phương vì nuôi loài này không tốn quá nhiều công sức. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Nuôi chim công-động vật hoang dã có trong sách Đỏ ở Hải Dương, cho ăn thịt bò, bán 3,5 triệu/con- Ảnh 8.

Để chim công phát triển tốt, mầu sắc bộ lông rõ đẹp, anh Phương nhận định thức ăn đóng vai trò quan trọng. Bà con cần bổ sung thức ăn thêm nhiều chất, vitamin, rau xanh và không thể thiếu thịt bò (nguồn protein quan trọng) giúp chim đầy đủ sức khoẻ và dinh dưỡng sẽ sinh sản tốt. Chim công nuôi vốn là loài chim hoang dã, động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ. Ảnh: Khánh Long/Báo ảnh Việt NamẢnh: Khánh Long/Báo ảnh Việt Nam.

Nuôi chim công-động vật hoang dã có trong sách Đỏ ở Hải Dương, cho ăn thịt bò, bán 3,5 triệu/con- Ảnh 9.

Trĩ ngũ sắc đỏ, là loại chim trĩ có bộ lông tông màu đỏ chủ đạo, tô điểm thêm các màu vàng, đốm xám, óng ánh rất cuốn hút người xem. Trang trại nuôi chim công, nuôi chim trĩ-hai loài chim vốn là động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ của anh  Phương ở xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ảnh: Khánh Long/Báo ảnh Việt Nam/Báo ảnh Việt Nam.

Nuôi chim công-động vật hoang dã có trong sách Đỏ ở Hải Dương, cho ăn thịt bò, bán 3,5 triệu/con- Ảnh 10.

Với kinh nghiệm chăm sóc chim công nhiều năm, chủ trại nhận định, chim công với bộ lông vũ độc đáo thường tự vệ sinh bằng cách “tắm cát”. Chính vì vậy bà con nên rải cát trong chuồng chim công, dọn vệ sinh thường xuyên thì sau vài năm mới cần thay cát. Ảnh: Khánh Long/Báo ảnh Việt Nam.

Với đặc thù là loài động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam nên trước khi có ý định nuôi, người mua phải tìm hiểu mua giống chim công tại các cơ sở được Chi cục kiểm lâm tỉnh cấp phép, việc nuôi dưỡng cũng phải đăng ký để tránh vi phạm pháp luật.

Chia sẻ thêm về cách chăm sóc khi chim công bị bệnh, anh Phương nói: “Hiện nay vẫn chưa có thuốc chuyên trị với loài công, do vậy khi chim bị bệnh thì chủ yếu đều dùng thuốc của gà để chữa. Tuy nhiên, loài chim công có sức đề kháng tự nhiên tốt nên việc chữa trị cũng dễ dàng. Đến khi chim công đạt 1 năm tuổi thì sức đề kháng tự nhiên rất cao, lúc này chim công gần như sẽ không còn mắc bệnh nữa”.

Đến nay, mô hình nuôi chim quý hiếm-chim công, chim trĩ đã mang lại thu nhập rất cao cho gia đình, anh Phương đã xây dựng được nhà cửa khang trang, có của ăn của để. 

Theo giá bán tại trang trại của anh Phương, hiện giá chim công giống (đạt một tháng tuổi, đã được tiêm vắc-xin) đắt nhất là công má vàng với giá 3,5 triệu đồng/con, chim công trắng có giá 2,5 triệu đồng/con và chim công xanh có giá 1 triệu đồng/con. Với quy mô hiện tại mỗi năm anh thu lãi khoảng hơn 500 triệu đồng.

Ngoài ra, anh còn giúp đỡ những hộ dân tại địa phương khởi nghiệp từ việc nuôi giống chim quý này, anh cũng lưu ý các nông hộ muốn khởi nghiệp từ chăn nuôi chim công cần phải tìm tòi, hiểu rõ tập tính của chim công. Nếu chim có những biểu hiện lạ cần trao đổi với những người có kinh nghiệm, tuyệt đối không được tự ý chữa bệnh bằng cách tiêm các loại thuốc vào chim công.

Hiện anh đang đầu tư mở rộng chuồng trại, tiếp tục nhân giống tăng đàn chim công để cung cấp ra thị trường; đồng thời sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim công, chăm sóc chim công cho những người có chung niềm đam mê về loài chim quý này.





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-chim-cong-dong-vat-hoang-da-co-trong-sach-do-o-hai-duong-cho-an-thit-bo-ban-35-trieu-con-20240723185015195.htm

Cùng chủ đề

Hình ảnh “gia đình thú rừng” nhởn nhơ kiếm ăn trong rừng Quảng Trị

(NLĐO) - Hình ảnh từng đàn thú rừng nhởn nhơ kiếm ăn trong rừng là minh chứng cho thấy môi trường sống của động vật được gìn giữ, bảo vệ tốt ...

Đầu tư 3.403 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Kim Thành 2, tỉnh Hải Dương

Dự án được thực hiện tại xã Đại Đức và xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương với quy mô diện tích 234,63 ha. Đầu tư 3.403 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Kim Thành 2, tỉnh Hải DươngDự án được thực hiện tại xã Đại Đức và xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương với quy mô diện tích 234,63 ha. ...

Tiết lộ tên gọi của hà mã baby siêu dễ thương ở vườn thú Hà Nội

TPO - Bé hà mã con đầu tiên sinh ra ở Vườn thú Hà Nội đã được đặt tên Mã Nam, tên gọi do một học sinh lớp 2 ở huyện Đông Anh (Hà Nội) đặt với ý nghĩa: “Mã” gợi nhớ đến loài Hà Mã, còn “Nam” thể hiện tâm hồn dân tộc Việt Nam. 22/01/2025 | 11:00 ...

‘Rùa vàng kích tài lộc’ bán trên vỉa hè TP.HCM, kiểm lâm nói là rùa tai đỏ gây hại

Một số người bày bán rùa, ba ba trên vỉa hè ở TP.HCM, giới thiệu 'rùa vàng kích tài lộc', tuy nhiên kiểm lâm nói đây là rùa tai đỏ ngoại lai gây hại. ...

Bẫy ảnh bất ngờ ghi nhận nhiều động vật quý hiếm tại khu bảo tồn ở Quảng Nam

(NLĐO) – Tại Khu bảo tồn voi tỉnh Quảng Nam, ngoài đàn voi 8 con đang sinh trưởng còn có rất nhiều loài động vật quý hiếm khác. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức được phép phát triển sản xuất tại Ninh Thuận. ...

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Biến động ở thị trường Mỹ, Trung Quốc đang tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như thế nào?

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2024, khi...

Sân Tam Kỳ vừa được đầu tư 40 tỷ đồng để nâng cấp trông ra sao?

Sau 2 mùa bóng phải đi thuê sân, CLB Quảng Nam sẽ được thi đấu trên sân nhà Tam Kỳ khi sân này vừa được hoàn thành sữa chữa và nâng cấp với tổng vốn đầu tư 40 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Phát hiện gà tiền mặt đỏ và nhiều loài động vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa

Bẫy ảnh đã phát hiện nhiều loài động vật đặc hữu nguy cấp cực kỳ quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so họng trắng… xuất hiện ở Vườn Quốc gia Núi Chúa ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh...

Nông sản chủ lực xuất khẩu gặp khó ngay đầu năm 2025

Đối mặt nhiều thách thức Năm 2025, ngành nông sản Việt Nam đối mặt những thách thức lớn khi các thị trường xuất khẩu chủ lực liên tục áp dụng những quy định mới, đặt ra rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp và nông dân trong nước. Đơn cử như sầu riêng, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngay đầu năm, Trung Quốc (thị trường tiêu thụ chính của sầu riêng Việt Nam) đã...

Nuôi loài động vật hoang dã lông như gai nhọn, trồng hẳn vườn mít Thái cho ăn, chị nông dân Bình Phước thu 200...

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm gần đây, nông dân phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành (Bình Phước) đã chuyển sang một số mô hình chăn nuôi mới. Trong số đó, nuôi nhím là mô hình mới phát triển, mang lại thu nhập khá...

Đây chính là loại hàng nông sản tăng gấp 5-6 lần ngày thường ở Đà Lạt

So với những ngày trước Tết, giá hoa đồng tiền ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tăng gấp 5-6 lần, đạt từ 120.000 – 130.000 đồng/bó (bó 20 cành). Cùng với đó, nhiều loại hoa cũng tăng giá khiến người dân phấn khởi. ...

Bỏ lúa chuyển sang trồng bưởi, trai đất Lâm Đồng có bí quyết ra quả trĩu trịt, 10 trái đẹp cả 10

Một nông dân còn rất trẻ đã chuyển đổi đất lúa sang trồng bưởi da xanh. Những trái bưởi da xanh ruột đỏ, được xây dựng thành sản phẩm OCOP địa phương, mang lại những vụ quả ngọt. ...

Cùng chuyên mục

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức được phép phát triển sản xuất tại Ninh Thuận. ...

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Biến động ở thị trường Mỹ, Trung Quốc đang tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như thế nào?

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2024, khi...

Xã “nghèo rớt mồng tơi” ở TP HCM nay dân đã có thu nhập 100 triệu/người/năm, nông thôn mới hiện đại

Từ một xã nghèo nhất của TP.HCM, nhờ xây dựng Chương trình nông thôn mới, xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh) đã trở thành một trong những xã có thu nhập cao nhất của TP. ...

Dân tình đang kéo lên một cái hồ bên dòng suối nước nóng cách trung tâm TP Yên Bái 110km

Từ Hà Nội, chỉ với hơn 5 giờ đồng hồ di chuyển về phía tây bắc, chúng tôi đã có được một kỳ nghỉ dưỡng thú vị và sảng khoái nhờ làn nước khoáng nóng ở thị trấn Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái). ...

Mới nhất

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ...

Thủ tướng phê bình 30 bộ ngành, địa phương chưa báo cáo tháo gỡ các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng phê bình, yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-2. ...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem...

Mới nhất