Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNuôi cá mú, cá đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng...

Nuôi cá mú, cá đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở Kiên Giang, người ta tranh nhau mua


Nuôi một loài đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở một nơi của Kiên Giang, bắt hàng tấn, bán đắt tiền- Ảnh 1.

Ao nuôi cá bóng mú (cá bống mú, cá mú, cá song) của nông dân xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) dân nuôi dưới tán rừng phòng hộ.

“Với hơn 2 ha mặt nước nuôi, tôi thả từ 2.000 – 5.000 con cá giống mỗi đợt và cho thu hoạch khoảng 2-3 tấn cá mỗi năm. Nhờ nguồn thức ăn chủ yếu từ tự nhiên kết hợp với cho ăn dặm một ít thức ăn là cá phân (cá biển tạp loại nhỏ) nên lợi nhuận cao hơn so với nuôi công nghiệp, mỗi năm gia đình tôi lời khoảng 200 – 300 triệu đồng”, ông Khanh chia sẻ.

Ông Danh Trung, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) cho biết, gia đình trước đây thuộc diện hộ Khmer nghèo, đời sống khá khó khăn. 

Đến năm 2013, được chính quyền địa phương xem xét và tư vấn vào khu vực rừng phòng hộ nhận khoán đất rừng để chăm sóc, bảo vệ rừng, vừa nuôi trồng thủy sản để phát triển kinh tế. 

Theo ông Trung, khoảng 3 năm đầu do chưa có kinh nghiệm nên gia đình chỉ khai thác nguồn tôm, cá tự nhiên có sẵn trong vuông nên mỗi năm thu nhập chỉ khoảng 30 – 50 triệu đồng.

“Đến năm 2016, sau khi tìm hiểu một số mô hình nuôi trồng thủy sản, tôi mua cua giống và tôm sú giống về vèo khoảng 1 tháng rồi thả vào vuông, đồng thời sử dụng men vi sinh cải tạo nguồn nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong vuông. 

Nhờ đó, với 3 ha đất rừng giao khoán, mỗi năm gia đình tôi thu hoạch hơn 1 tấn tôm, cua, cá; lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng; gia đình cũng thoát nghèo và lo cho 2 con đi học được đủ đầy hơn”, ông Trung chia sẻ.

Nuôi một loài đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở một nơi của Kiên Giang, bắt hàng tấn, bán đắt tiền- Ảnh 2.

Nông dân tham quan mô hình nuôi cá bóng mú (cá mú, cá bống mú, cá song) của hộ ông Trần Duy Khanh tại xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang).

Gắn bó hơn 20 năm với nghề nuôi thủy sản trong rừng phòng hộ, ông Võ Văn Thu, xã Lình Huỳnh cho biết, với diện tích khoảng 5 ha nuôi tôm và cá tự nhiên gồm: tôm sú, cá đói, cá ngát, cá nâu mỗi năm thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng. 

Gần đây, để tăng hiệu quả kinh tế, ông Thu thả thêm tôm sú giống, cua biển, đồng thời sử dụng men vi sinh cải tạo nguồn nước, tạo tảo để làm thức ăn cho các loài thủy sản. Bên cạnh chăm lo phát triển kinh tế, ông Thu cũng thường xuyên thăm rừng để đề phòng lâm tặc vào khai thác cây rừng.

“Trước khi nhận đất rừng, các chủ rừng đều mưu sinh chủ yếu từ nguồn thủy hải sản tự nhiên, nhưng tôm cá rồi cũng giảm dần, đời sống các chủ rừng ngày khó khăn nên cây rừng cũng bị tàn phá. Nhờ chủ trương cho khai thác 30% diện tích nuôi trồng thủy sản mà đời sống người dân ở đây khấm khá hơn trước và cũng không còn xảy ra các vụ khai thác trái phép cây rừng như trước đây”, ông Thu cho hay.

Theo ông Lê Văn Giàu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòn Đất, rừng phòng hộ của huyện khoảng 6.500 ha. 

Có 3 xã phát triển mạnh các mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng gồm Thổ Sơn, Lình Huỳnh, Bình Sơn với các loài như tôm sú, tôm thẻ, cua biển, sò huyết và các loài cá. 

Những năm qua, đơn vị tổ chức trình diễn một số mô hình nuôi thủy sản do tỉnh đầu tư để các hộ dân tham khảo, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật lấy nước vào vuông nuôi, chọn con giống, chăm sóc thủy sản cho nông dân.

Ông Giàu đánh giá, các loài thủy sản được nuôi dưới tán rừng phòng hộ theo hướng an toàn sinh học, không sử dụng thức ăn và thuốc hóa học nên chất lượng thịt ngon hơn so với các mô hình nuôi theo hình thức công nghiệp hoặc bán công nghiệp. 

Hướng sắp tới, huyện phối hợp với các ngành liên quan, doanh nghiệp liên kết sản xuất nuôi trồng thủy sản theo quy trình VietGAP để nâng cao giá trị các loài vật nuôi và tăng thu nhập cho nông dân.

Nuôi một loài đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở một nơi của Kiên Giang, bắt hàng tấn, bán đắt tiền- Ảnh 3.

Ông Trần Duy Khanh, xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) nuôi cá bóng mú dưới tán rừng phòng hộ cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha.

Cũng là huyện có diện tích rừng phòng hộ ven biển khá lớn ở Kiên Giang, trên địa bàn huyện An Biên những năm gần đây khá đa dạng các mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng phòng hộ.

Ông Lê Văn Thuận, xã Nam Thái A, huyện An Biên (Kiên Giang) cho biết, trước đây gia đình nuôi kết hợp tôm- cua biển trong khu vực phòng hộ, nhưng những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên hiệu quả kinh tế của mô hình ngày càng giảm nên đến năm 2020 ông cùng một số nông dân địa phương tìm đến một số mô hình khác để chuyển đổi sản xuất.

Vào thời điểm đó, ông Thuận cùng một số nông dân trong xã được hỗ trợ từ Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, ông và một số hộ dân đã chuyển sang nuôi sò huyết dưới tán rừng. 

Tham gia dự án, nông dân được hỗ trợ 50% tiền con giống, chế phẩm sinh học, dụng cụ đo môi trường, được tập huấn kỹ thuật chọn con giống, xử lý nguồn nước nên mô hình đạt hiệu quả cao.

“Qua hơn 3 năm nuôi sò huyết cho thấy lợi nhuận mang lại tăng khoảng 3 lần so với nuôi tôm, cua biển. Hiện tại, sò huyết cỡ lớn khoảng 80 con/kg hiện có giá 140.000 đồng/kg; loại vừa từ 100 con/kg bán giá 90.000 đồng/kg. Sò huyết nuôi từ 10 – 12 tháng là thu hoạch và lợi nhuận trung bình của gia đình tôi khoảng 100 triệu đồng/ha/vụ”, ông Thuận cho hay.

Theo ông Trang Minh Tú, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Biên, rừng phòng hộ ven biển thuộc địa bàn huyện An Minh và An Biên có chiều dài 60 km, với diện tích trên 4.000 ha có điều kiện tự nhiên thích hợp nuôi các loài thủy sản như: tôm sú, tôm thẻ, cua, cá biển và nuôi sò huyết.

Cùng với các mô hình nuôi thủy sản truyền thống, khoảng 5 năm nay nhiều hộ nhận khoán đất rừng đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi sò huyết mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2-3 lần so với trước đây. Huyện hiện có hơn 5.000 ha nuôi sò huyết, bao gồm cả diện tích trong rừng phòng hộ ven biển. Năm 2023, sản lượng thủy sản ở khu vực rừng phòng hộ hơn 50.000 tấn, sò huyết trên 16.000 tấn.

“Bên cạnh mang lại lợi nhuận từ 50-60 triệu đồng/ha, các mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nhất là nuôi sò huyết còn tạo việc làm cho hàng trăm người dân ở địa phương với nguồn thu nhập ổn định từ 8 – 9 triệu đồng/tháng. Đặc biệt là người dân đã thấy được lợi ích, hiệu quả của việc bảo vệ rừng kết hợp với nuôi trồng thủy sản, góp phần cùng địa phương bảo vệ rừng phòng hộ”, ông Tú cho biết thêm.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, năm 2011 tỉnh ban hành quy định về trồng, bảo vệ rừng và sử dụng rừng phòng hộ ven biển và đến nay đã giao khoán cho hơn 1.900 hộ dân thực hiện trồng rừng và khai thác diện tích mặt nước nuôi thủy sản.

Nuôi một loài đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở một nơi của Kiên Giang, bắt hàng tấn, bán đắt tiền- Ảnh 4.

Rừng phòng hộ ven biển xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang).

Thời gian đầu một số hộ dân nhận giao khoán đất rừng chưa ý thức nhiều trong bảo vệ rừng. Sau đó, nhờ các ngành liên quan và chính quyền địa phương, đặc biệt là cán bộ kiểm lâm, ban quản lý rừng đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân nắm rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. Cùng đó, một số mô hình nuôi trồng thủy sản, nuôi dê cũng được tổ chức nhân rộng để giúp tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, việc quản lý rừng thời gian qua được triển khai tích cực, hạn chế các đối tượng lâm tặc và một số người dân chặt phá rừng làm củi, đốt than. Các mô hình kinh tế dưới tán rừng phòng hộ thực sự phát huy hiệu quả, giúp cải thiện sinh kế cho người dân, nhất là đối với hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số ven biển.

“Để phát triển bền vững mô hình thủy sản dưới tán rừng, tỉnh tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết sản xuất để tạo đầu ra ổn định; quan tâm đầu tư, triển khai những chương trình, dự án hỗ trợ người dân tham gia, tiếp cận các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và nuôi trồng thủy sản, kết hợp phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng. 

Cùng đó, ngành nông nghiệp tỉnh tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt quan trắc môi trường, kiểm tra chất lượng nguồn nước, con giống đảm bảo cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản của người dân”, ông Toàn nhấn mạnh.





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-ca-mu-ca-dac-san-thit-ngon-ngot-duoi-tan-rung-o-kien-giang-nguoi-ta-tranh-nhau-mua-20240601002855188.htm

Cùng chủ đề

Kiên Giang đạt doanh thu gần 1.900 tỷ đồng từ du lịch tết Ất Tỵ

Dịp tết Ất Tỵ, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang đã đón gần 471.200 lượt khách đến tham quan, du lịch (tăng 19,9% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế là 76.653 khách với tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 1.886 tỷ đồng. ...

Phú Quốc chật kín khách những ngày Tết

(NLĐO)- Trung bình mỗi ngày Tết, Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc phải đón 130 đến 134 lượt chuyến bay, tăng gấp 3 lần ngày thường. ...

Công trình mang tính biểu tượng “có một không hai” ở Phú Quốc

(NLĐO) - Những công trình mang tính biểu tượng có một không hai ở Phú Quốc là điểm du xuân không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước. ...

“Xe vua vui vẻ” ở Hà Tiên

(NLĐO) - TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang là nơi duy nhất còn bóng dáng những chiếc “xe vua” vốn chỉ còn là hoài niệm ở các tỉnh thành khác trong nước. ...

Những cung đường du xuân đắm mình cùng thiên nhiên ở Phú Quốc

Phú Quốc sở hữu nhiều cảnh đẹp nguyên sơ, hấp dẫn dành cho du khách thích khám phá thiên nhiên hoang dã khi du xuân "đảo ngọc". ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giống gà lạ có bộ lông sặc sỡ, biết ưỡn ngực khoe dáng trưng bày ở Phú Thọ, nhiều người thích thú đến xem

Những chú gà lạ có màu sắc sặc sỡ, lông đuôi dài thườn thượt đang thu hút sự chú ý của nhiều người khi trưng bày tại Lễ hội Hoa - Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao (Phú Thọ). Trong đó, có những giống gà bản địa của Việt Nam, một...

Một phiên chợ mai vàng Huế, cây thế “độc, lạ” vô số, có khách trả cả trăm triệu mua đứt khuân về

Hàng trăm cây mai vàng Huế có thế "độc, lạ" đang được trưng bày tại phiên chợ mai vàng diễn ra ở nhà văn hóa phường Phú Thượng, quận Thuận Hóa, TP Huế. Nhiều cây mai cổ kỳ mỹ đã được khách trả...

Câu trả lời cho bức ảnh cưới gây xôn xao của Hoa hậu Đoàn Thiên Ân

Mới đây, Hoa hậu Đoàn Thiên Ân gây xôn xao khi đăng tải loạt ảnh trong trang phục váy cưới, khoác tay một chú rể giấu mặt. Kèm theo hình ảnh này là dòng trạng thái "Save the date" (tạm dịch: "Lưu ngày này"), một cụm từ thường được sử dụng...

Festival nghề muối Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bạc Liêu

Sáng 10/2, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp báo thông tin về Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. ...

Những công trình độc đáo bằng cây tre giúp tỏa sáng cả một vùng quê ở Tây Nguyên

Không chỉ ngôi nhà mang hình dáng đầu con voi, một người đàn ông ở Đắk Lắk còn khéo léo thiết kế nhiều công trình kiến trúc độc đáo chỉ với nguyên liệu tre. ...

Bài đọc nhiều

Ban Hiệu suất Chính phủ của tỉ phú Elon Musk trọng dụng nhân tài gen Z

Một nhóm kỹ sư trẻ thuộc thế hệ gen Z đang hỗ trợ tỉ phú Elon Musk tiếp quản vai trò then chốt trong Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) do ông lãnh đạo. Điểm chung của tất cả là gần như không có...

Cô gái khuyết tật bán kẹp tóc trên phố, nuôi mơ ước đưa bà đi du lịch

(Dân trí) - Mắc chứng bại não khiến tay chân không thể vận động như người bình thường, một cô gái tại Trung Quốc khiến dân mạng xúc động khi vẫn tự mình mưu sinh trên đường phố, dành dụm tiền lo cho bà. Mới đây, cư dân mạng tại Trung Quốc xúc động trước hình ảnh một cô gái có gương mặt xinh đẹp với dáng đi loạng choạng, cố bán kẹp tóc trên đường phố trong thời tiết...

Người từ 60 tuổi chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp ra sao?

(Dân trí) - Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 nêu mức tính trợ cấp cho người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 15 năm đóng. Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hưởng trợ cấp là công...

Những ngày đầu năm 2025, thời tiết Hà Nội thế nào?

TPO - Diễn biến thời tiết tại khu vực Thủ đô trong 24 giờ qua duy trì ngày nắng, rét về đêm. Dự kiến trong những ngày đầu năm 2025 mức chênh nhiệt giữa ngày và đêm ở Hà Nội sẽ có biên độ lớn hơn. Mùng 4 Tết, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại Hà Nội TPO - Còn 1 ngày nữa...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch CMC: “Nghị quyết 57 được xây dựng như 1 bản đồ chiến lược”

Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính nhấn mạnh Nghị quyết 57 được xây dựng như 1 bản đồ chiến lược, sẽ giúp đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ hơn. Sáng ngày 10/2, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.  Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và kiểm tra Lữ đoàn tên lửa 490

Sáng 10-2, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và kiểm tra thực tế tại Lữ đoàn tên lửa 490, Binh chủng Pháo binh, tỉnh Hải Dương. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng yêu cầu phải tận dụng mọi...

Thanh Hóa chi gần 17 tỷ đồng tinh giản biên chế đợt 1 năm 2025

(Dân trí) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định phê duyệt bổ sung dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế đợt 1 năm 2025, với tổng số tiền gần 17 tỷ đồng. Khoản kinh phí này được trích từ nguồn cải cách tiền lương năm 2025, trong đó các đơn vị cấp tỉnh nhận hơn 2,9 tỷ đồng và các đơn vị cấp huyện nhận hơn 13 tỷ đồng.Đáng chú ý, Sở Y...

Lên mạng tìm mẹo dọn dẹp nhà cửa, vợ phát hiện người chồng ngoại tình

Một người phụ nữ phát hiện chồng ngoại tình sau khi lên mạng tìm kiếm mẹo dọn dẹp nhà cửa vì nhận thấy nhiều đồ vật trong nhà đổi màu một cách bí ẩn. ...

Nhân sự IT nơi thừa, nơi thiếu trầm trọng: Ngành nào cần người?

Từng được coi như "vua của mọi nghề", kỹ sư công nghệ thông tin (IT) đang đối diện với làn sóng thất nghiệp khi không ít nhân sự ngành này mất việc. Còn 5.000 vị trí kỹ sư AI đang chờ người. Vì đâu...

Mới nhất

Giống gà lạ có bộ lông sặc sỡ, biết ưỡn ngực khoe dáng trưng bày ở Phú Thọ, nhiều người thích thú đến xem

Những chú gà lạ có màu sắc sặc sỡ, lông đuôi dài thườn thượt đang thu hút sự chú ý của nhiều người khi trưng bày tại Lễ hội Hoa -...

Đắk Nông công bố các quyết định quan trọng về công tác cán bộ

Kinhtedothi - Ngày 10/2, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường, TUV, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy từ...

Thanh Hóa chi gần 17 tỷ đồng tinh giản biên chế đợt 1 năm 2025

(Dân trí) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định phê duyệt bổ sung dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế đợt 1 năm 2025, với tổng số tiền gần 17 tỷ đồng. Khoản kinh phí này được trích từ nguồn cải cách tiền lương năm 2025, trong đó các đơn vị cấp tỉnh...

Võ sĩ MMA ngoại quốc tung hoành sới vật hội làng gây sốt mạng xã hội là ai?

Zakhar Dzmitrychenka, người Belarus, sinh năm 1996. Theo hồ sơ của Liên đoàn vật thế giới (UWW), Zakhar từng thi đấu tại giải U23 World Championship vào năm 2017 và lọt đến vòng 1/8 nội dung vật cổ điển (Greco-Roman) hạng cân 85 kg. Anh xếp hạng 10 chung cuộc ở giải đấu này.Năm 2018, Zakhar Dzmitrychenka giành...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Lữ đoàn tên lửa 490

Theo Tổng Bí thư, phải không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu của Binh chủng Pháo binh. ...

Mới nhất