Đến xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) mà không một lần thưởng thức “nước trời” thì quả thật uổng phí. Khắp dãy Trường Sơn, những vạt rừng đoák xanh tươi đựng thứ nước màu trắng đục, thơm dịu, nồng nàn đã gắn bó với đồng bào Tà Riềng (một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié-Triêng) và trở thành đặc sản quê hương Nam Giang. Nơi đây gọi là rượu tà vạt.Có cuộc trở về là khởi đầu cho bao điều tốt đẹp. Có cuộc trở về là truyền cảm hứng bất tận về sự nỗ lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Có cuộc trở về là trả nợ quê hương, tri ân bản làng… Những thanh niên từng rời bản, vượt núi đeo đuổi con chữ để trở thành bác sỹ, mà chúng tôi đã gặp trên bao nẻo biên cương xứ Nghệ, là minh chứng cho tất cả những điều ấy.Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.Đến xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) mà không một lần thưởng thức “nước trời” thì quả thật uổng phí. Khắp dãy Trường Sơn, những vạt rừng đoák xanh tươi đựng thứ nước màu trắng đục, thơm dịu, nồng nàn đã gắn bó với đồng bào Tà Riềng (một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié-Triêng) và trở thành đặc sản quê hương Nam Giang. Nơi đây gọi là rượu tà vạt.Chú trọng đầu tư, phát triển hạ tầng du lịch vùng sâm và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng, tạo điểm nhấn cho bức tranh du lịch Nam Trà My là hướng đi mà chính quyền địa phương đã và đang thực hiện.Ngày 9/2, tại thôn Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức khai mạc Lễ hội đình Đồng Đình và Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Tày huyện Tiên Yên năm 2025. Lễ hội thu hút đông đảo người dân, khách du lịch tham gia hưởng ứng.Ngày 8/2, tại xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) đã diễn ra Ngày hội hoa đào với chủ đề “Sắc xuân hoa đào – Kết nối văn hóa”. Ngày hội được diễn ra trong 2 ngày (8 – 9/2), đây là cơ hội để kết nối, giao lưu, chia sẻ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đến với du khách trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển du lịch và kinh tế địa phương.Nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2025, sáng 08/02, tại Khu Du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử”.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 8/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thuyền hoa và Đua thuyền trên sông Dinh. Lễ hội cầu ngư xã An Phú. Tục giã bánh giầy làng Trúc Phê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Công an tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ Trịnh Phương Mai ở Thanh Hóa vì lừa một phụ nữ ở Bắc Ninh hơn 1 tỉ đồng qua trò bói toán và giải hạn online.Tối ngày 07/02/2025, tại sân Trung tâm Truyền thông – Văn hóa huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025, với nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham dự.Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 13/CĐ-TTg về việc khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án. Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, kiểm tra việc thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi.Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án.
Chúng tôi theo chân ông Tơ Ngôl Nhứn (71 tuổi), thôn Đắc Tà Vâng, xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, người đã có thâm niên trong nghề khai thác rượu tà vạt. Vượt qua con suối Đắc Ry, tay ông Nhứn thoăn thoắt phang hết những cành cây ngáng qua đường. Khi chân chúng tôi đã mỏi, cây đoák đã hiện ra trước mắt. Cây đoák có thân thẳng đứng, giống cây dừa, có buồng giống cây đủng đỉnh và cây đoák thường mọc ở những vùng ven con suối trong rừng. Và chúng tôi may mắn được trải nghiệm cách thu hoạch rượu tà vạt từ thân cây đoák của cư dân Tà Riềng trên vùng Trường Sơn này.
Theo lời ông Tơ Ngôl Nhứn, hằng năm cứ vào mùa con chim rừng cất tiếng kêu “bắt cô trói cột”, khoảng từ tháng 2 đến tháng 3 là thời điểm cây đoák ra buồng trổ hoa có lượng nước dồi dào và ngọt lịm. Lúc này, bà con người Tà Riềng tất bật thu hoạch từ thân cây đoák để lấy nước làm rượu tà vạt uống giả khát.
Công đoạn lấy nước từ cây đoák rất công phu và mất nhiều thời gian. Để leo lên cây đoák đang độ trưởng thành cao hơn 10 mét, ông Nhứn phải làm thang bắc lên cây đoák. Sau đó, ông chọn những buồng to nhất để chặt cuống buồng rồi đặt chiếc phễu bằng lá cây, hứng dòng nước trào ra vào một can nhựa được buộc sẵn phía dưới. Cùng lúc, ông Nhứn móc trong túi áo ra vài cọng vỏ cây chuồn khô bỏ vào trong bình nhựa, rồi dùng lớp vỏ mỏng của cây gọi là bùi nhùi và vải lưới bịt lại nhằm bảo quản nước.
Theo lời ông Nhứn, một cây đoák có thể lấy nước làm rượu tà vạt quanh năm, nhưng tốt nhất lấy trong mùa cây đã ra hoa rồi kết quả từ tháng 3 đến tháng 7. Nếu lấy cây nhỏ, rượu sẽ không ngon và cũng không thể phát triển được.
Những cây đoák khai thác lần đầu một ngày sẽ thu từ 12 đến 15 lít nước. Cây càng lớn, càng to thì lượng nước ít hơn. Nước cây đoák có màu trắng đục, hương thơm dịu. Khi thu hoạch rượu xong rồi phải lấy lá cây hay vải lưới cột vào than cây để tránh côn trùng bám vào để bảo quản cho những lần khai thác sau. Phải mất khoảng nửa ngày, thì cây mới tiết ra hết nước. Lúc này, chỉ việc leo lên thang đem bình nhựa xuống. Khi muốn tiếp tục lấy nước, dùng rựa hay con dao chặt một vào cuốn cây miếng mỏng và hứng bình nhựa khác vào để ngày hôm sau đến lấy.
Người Tà Riềng bỏ vỏ cây gỗ chuồn vào nước cây đoák, nó sẽ tạo men tạo ra thức uống có hương vị ngọt đắng, tê tê. Tuỳ theo sở thích của mỗi người, mà bỏ lượng vỏ cây chuồn nhiều hay ít. Vì cây rừng không có chất bảo quản nên rượu tà vạt từ thân cây đoák cũng chỉ dùng được trong một ngày, uống rất thơm ngon mà không bị đau đầu. Đặc biệt, đây còn là một dược liệu quý của đồng bào Tà Riềng.
“Khi khai thác được nhiều nước từ cây đoák, người Tà Riềng nấu keo lại, đem phơi khô cho vào ống cây tre bịt kín lại cất để dành. Khi phụ nữ sinh con thiếu sữa, người già lớn tuổi, trẻ em còi xương,…thì dùng ít miếng khô cho vào cơm, cháo để bồi dưỡng sức khoẻ”, ông Nhứn chia sẻ thêm.
Trước đây, những gia đình Tà Riềng nào sở hữu nhiều cây đoák trong rừng được coi như Yàng ban cho. Nay ngoài những cây đoák mọc hoang trong rừng thì cây đoák cũng được người Tà riềng trồng thêm trong vườn nhà để tiện khai thác. Đây là thứ “nước trời” sạch tuyệt đối, chứa đựng cả hồn của rừng núi, đồng bào nơi đây. Rượu tà vạt được dùng trong các lễ hội, đón tiếp khách quý. Ai từng đến Nam Giang lòng cũng xốn xang về thứ nước trời ban đậm đà lòng hiếu khách của đồng bào nơi đây.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nuoc-troi-cua-nguoi-ta-rieng-1737213963805.htm