Trang chủNewsThế giớiNước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng

Dù thay đổi ứng viên ‘giữa dòng’, thì ngay từ đầu cho đến lúc này, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay vẫn luôn là cuộc bầu cử kỳ lạ, xưa nay hiếm, thậm chí có thể nói là chưa từng có.

Như bao lần khác, Washington D.C vẫn đón tôi trong không khí yên bình vốn có của thủ đô nước Mỹ. Yên bình là vậy, nhưng một nhà phân tích chính trị quốc tế của Mỹ từng nói rằng: “Nếu suy nghĩ trong 30 giây để dùng 1 từ mô tả về Washington D.C, tôi sẽ chọn từ transaction“. Tạm dịch thì từ này có thể là “đổi chác” hoặc “giao dịch”. Có lẽ yếu tố tâm điểm ảnh hưởng chính trị toàn cầu của Washington D.C, nên vị chuyên gia đã dùng từ “transaction” để mô tả về thủ đô này.

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng - Kỳ 1: Cuộc bầu cử 'kỳ lạ'- Ảnh 1.

Nhà Trắng chuẩn bị đổi chủ vào đầu năm tới

Cũng chính vì thế, tuy phố xá ở đây vẫn yên bình nhưng cả thế giới đang đổ dồn sự quan tâm về đây, nơi có Nhà Trắng chuẩn bị đổi chủ bằng một cuộc bầu cử chưa từng có. Chính đặc điểm của 2 ứng viên (đương kim Phó tổng thống Kamala Harris đại diện đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump đại diện đảng Cộng hòa) làm nên điều đó.

Nữ ứng viên có nhiều “đầu tiên”

Trước hết, ứng viên Harris trở thành người thứ 4 trong lịch sử nước Mỹ cạnh tranh để đại diện 1 trong 2 đảng lớn nhất nước này tranh cử chức tổng thống.

Trước bà Harris có nghị sĩ đảng Cộng hòa Margaret Chase Smith (cuộc bầu cử năm 1964) và nghị sĩ đảng Dân chủ Shirley Chisholm (cuộc bầu cử năm 1972) và cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Clinton. Trong đó, bà Clinton vào năm 2008, khi đang là thượng nghị sĩ đại diện bang New York, đã cạnh tranh với ông Barack Obama để đại diện đảng Dân chủ tranh cử tổng thống, nhưng thất bại. Phải đến năm 2016 thì bà mới thành công làm ứng viên đại diện đảng Dân chủ.

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng - Kỳ 1: Cuộc bầu cử 'kỳ lạ'- Ảnh 2.

Thủ đô Washington D.C của Mỹ với không khí yên bình vốn có

Chính vì thế, bà Harris tuy là người phụ nữ thứ 2 đại diện 1 trong 2 đảng lớn nhất của Mỹ để tranh cử tổng thống, nhưng lại “một phát ăn ngay” khi là người phụ nữ đầu tiên thành công ngay trong lần đầu cạnh tranh để đại diện cho đảng của mình. Hơn thế nữa, bà trở thành nữ ứng viên da màu đầu tiên (có mẹ là người Ấn Độ) tranh cử tổng thống Mỹ.

Không những vậy, trước khi chính thức tranh cử, bà Harris cũng là người phụ nữ có vị trí chính trị cao nhất trong lịch sử nước Mỹ khi giữ chức Phó tổng thống Mỹ. Bà chính là nữ Phó tổng thống Mỹ đầu tiên. Trước đó, bà là nữ thượng nghị sĩ thứ 2 mang dòng máu châu Phi và là nữ thượng nghị sĩ đầu tiên có dòng máu Nam Á. Thành tích của ứng viên Harris còn được ghi nhận khi là nữ biện lý đầu tiên của quận San Francisco (bang California), rồi nữ tổng chưởng lý đầu tiên của bang California.

Nếu thắng cử lần này, bà Kamala Harris sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.

Và vị ứng viên hiếm có

Về phía đối nghịch với bà Harris, ông Donald Trump cũng trở thành ứng viên tổng thống Mỹ có nhiều đặc điểm hiếm có. Trong lịch sử nước Mỹ thì ông Trump là cựu tổng thống thứ 3 chạy đua để quay lại làm chủ nhân Nhà Trắng.

Trong lịch sử nước Mỹ, ông Grover Cleveland (1837 – 1908, đảng Dân chủ) từng thắng cử tổng thống Mỹ tại kỳ bầu cử năm 1884 nhưng lại thất bại khi tái cử vào năm 1888. Để rồi sau đó 4 năm, ông tranh cử trở lại và chiến thắng để bắt đầu nhiệm kỳ 1893 – 1897. Vì thế, ông Cleveland cũng là người đầu tiên làm tổng thống Mỹ ở 2 nhiệm kỳ không liên tục.

Một cựu tổng thống Mỹ khác từng tái tranh cử là ông Theodore Roosevelt. Vốn là cấp phó cho Tổng thống William McKinley trong nhiệm kỳ thứ 2 (1901 – 1905), ông Theodore Roosevelt trở thành chủ nhân Nhà Trắng khi ông McKinley qua đời sau vụ ám sát xảy ra vào tháng 9.1901 ngay trong đầu nhiệm kỳ.

Đến cuộc bầu cử năm 1904, ông Theodore Roosevelt chiến thắng nên tiếp tục làm chủ nhân Nhà Trắng đồng thời tuyên bố sẽ không ứng cử nhiệm kỳ thứ 3 – điều mà hiến pháp Mỹ thời điểm đó vẫn cho phép. Việc giới hạn số nhiệm kỳ làm tổng thống Mỹ được quy định trong Tu chính án 22 của hiến pháp nước này được thông qua vào năm 1951 với nội dung: 1 người không được làm tổng thống quá 10 năm liên tục và cũng không được bầu trở thành tổng thống quá 2 lần.

Trong cuộc bầu cử 1908, Tổng thống Theodore Roosevelt ủng hộ ông William Howard Taft cùng đảng Cộng hòa để chạy đua vào Nhà Trắng. Ông Taft đã thắng cử nhưng nhanh chóng bất hòa với cựu Tổng thống Theodore Roosevelt. Mối bất hòa ngày càng sâu sắc và chỉ trích kịch liệt nhằm vào đối phương nên vào năm 1912, cựu Tổng thống Theodore Roosevelt quay lại ứng cử tổng thống Mỹ, đại diện cho đảng Tiến bộ sau khi không thể giành quyền đại diện đảng Cộng hòa. Trong cuộc bầu cử năm 1912, ứng viên Woodrow Wilson của đảng Dân chủ đã chiến thắng, nhưng ông Roosevelt “về nhì” khi vẫn giành số phiếu bầu nhiều hơn đáng kể so với ông Taft.

Vì thế, trong cuộc bầu cử năm 2024 này, nếu ông Donald Trump chiến thắng thì sẽ trở thành cựu tổng thống Mỹ thứ 2, đồng thời là cựu tổng thống Mỹ đầu tiên thuộc đảng Cộng hòa, quay trở lại làm chủ nhân Nhà Trắng. Tuy nhiên, khi đó, ông Trump cũng mang một số đặc điểm “đầu tiên” không mấy tích cực. Đó là: tổng thống bị luận tội đầu tiên được bầu trở lại, người tội phạm bị kết án đầu tiên được bầu làm tổng thống Mỹ.

Quy định chọn ngày bầu cử của Mỹ

Theo quy định của Mỹ, ngày bầu cử tổng thống Mỹ và nghị sĩ liên bang diễn ra vào “thứ ba kế sau thứ hai đầu tiên của tháng 11”, tức sẽ diễn ra trong giai đoạn từ ngày 2 – 8.11 trong năm bầu cử. Trước hết, quy định này nhằm né ngày bầu cử không rơi vào ngày 1.11 vốn là lễ Các Thánh.

Ngược dòng lịch sử, vào năm 1792, luật liên bang cho phép mỗi cơ quan lập pháp tiểu bang bỏ phiếu chọn tổng thống bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian 34 ngày trước thứ tư đầu tiên của tháng 12. Việc bầu cử diễn ra vào tháng 11 được cho là thuận tiện vì đã thu hoạch vụ mùa xong và thời tiết chưa chuyển sang giai đoạn khắc nghiệt nhất của mùa đông vốn có thể cản trở việc đi lại. Và kết quả bầu cử mới cũng sẽ gần như phù hợp với một năm mới.

Ngày bầu cử được chọn diễn ra vào thứ ba vì thời gian Mỹ mới thành lập, việc đến điểm bỏ phiếu có thể cách khá xa, có thể mất gần 1 ngày đi đường. Trong khi đó, người dân đi lễ nhà thờ vào chủ nhật, còn thứ tư trong tuần lại là ngày mà nông dân họp chợ để bán nông sản. Vì thế, ngày bầu cử được chọn diễn ra vào thứ ba, để người dân có thể đi từ thứ hai để đến điểm bỏ phiếu xong thì quay về.

Hơn nửa thế kỷ sau, do sự phát triển của điện báo Morse, dẫn đến việc nếu việc bầu cử không diễn ra cùng ngày giữa các bang thì kết quả bầu cử của bang tổ chức trước ảnh hưởng đến quyết định bỏ phiếu của bang tổ chức sau. Vì thế, từ năm 1845, Quốc hội Mỹ thống nhất các bang sẽ tổ chức bỏ phiếu cùng ngày và chọn “thứ ba kế sau thứ hai đầu tiên” trong tháng 11.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nuoc-my-giua-cuoc-dua-vao-nha-trang-ky-1-cuoc-bau-cu-ky-la-185241031204953785.htm

Cùng chủ đề

Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử

Trong báo cáo được Bộ Tư pháp Mỹ công bố hôm nay (14.1), công tố viên đặc biệt Jack Smith, hiện đã từ chức, kết luận rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump tham gia 'một nỗ lực hình sự chưa từng có'...

Ông Biden tin vẫn có thể đánh bại ông Trump nếu tiếp tục tranh cử tổng thống

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng lẽ ra ông đã có thể giành chiến thắng nếu tiếp tục tham gia cuộc đua giành chức tổng thống năm 2024. ...

Sau khi đắc cử, ông Trump có liên lạc với Chủ tịch nước Trung Quốc

Hôm qua (7.1), Bắc Kinh lần đầu tiên xác nhận Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên lạc với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sau khi có kết quả bầu cử Mỹ 2024. ...

ASEAN và bầu cử Mỹ năm 2024

Vì nhiều lý do, bầu cử Mỹ 2024 thu hút sự quan tâm đặc biệt của ASEAN, với các nước thành viên hy vọng có thể nhanh chóng thích ứng trước những thay đổi về chính sách của chính quyền kế tiếp ở...

Đại cử tri bỏ phiếu xác nhận ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Hôm 17.12, đại cử tri ở 50 tiểu bang đã họp để xác nhận kết quả bầu cử tại từng bang, theo đó ông Donald Trump đủ phiếu để thành Tổng thống Mỹ kế tiếp khi thắng Phó tổng thống Kamala Harris với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lời nhắn biết yêu thương cô giáo gửi học sinh ngày tết

Nghỉ học để đón những ngày Tết Nguyên đán bên gia đình của mình, cô giáo mong các em học sinh luôn giữ trái tim ấm áp, biết quan tâm, sẻ chia yêu thương với người còn khó khăn bên cạnh mình. ...

Tân Ngoại trưởng Mỹ điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc, đề cập Biển Đông, Đài Loan

Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 24.1 đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, theo AFP. ...

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải mái, rất dễ xảy ra tình trạng ăn nhiều. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ tăng thêm vài cân sau...

4 điều ít ngờ tới ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Uống thuốc hằng ngày là thói quen của nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi có bệnh mạn tính. Không chỉ thuốc tương tác với nhau mà một số loại thực phẩm ít ngờ tới cũng có thể tương tác với thuốc. ...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Tân Ngoại trưởng Mỹ điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc, đề cập Biển Đông, Đài Loan

Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 24.1 đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, theo AFP. ...

Tòa án bác đề xuất gia hạn lện bắt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, nói “thiếu chính đáng”

Ngày 24/1, một tòa án ở Seoul (Hàn Quốc) đã bác yêu cầu của cơ quan công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Công tố viên Hàn Quốc yêu cầu tăng thời hạn tạm giam tổng thống bị luận tội

Cơ quan công tố Hàn Quốc đã đệ đơn yêu cầu tòa án kéo dài thời hạn tạm giam Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol trong lúc đẩy nhanh cuộc điều tra để tiến hành truy tố. ...

Mới nhất

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nhà ở xã hội; Hà Nội dẫn đầu về tốc độ tăng giá chung...

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nhà ở xã hội vào cuối tháng 1; giá chung cư Hà Nội tăng đến 50% sau 1 năm, diện tích đất tăng thêm so với sổ đỏ có phải nộp thuế không?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: chặng đường nhiều thành tựu và dấu ấn quan trọng

Tối 24/1, tại thủ đô Bắc Kinh, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hội hữu nghị Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc cùng phối hợp tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025). Tham dự buổi lễ,...

Không phải thời hiện đại, loài người từng có “đại nhảy vọt” về công nghệ từ 900.000 năm trước?

Phát hiện tại El Barranc de la Boella không chỉ là bằng chứng về sự tiến hóa công nghệ mà còn cho thấy khả năng tư duy mô hình hóa – một bước tiến lớn trong nhận thức của...

Mức giảm hàng tuần lớn nhất

Tỷ giá USD hôm nay 25/01/2025: Đồng USD đã ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 11 năm 2023 do lo ngại đáng kể về thuế quan. Tỷ giá USD hôm nay 25/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 25/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân...

Nỗ lực cấp điện cho Sân bay Long Thành

TP - Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ các hoạt động thi công trên công trường xây dựng và cung ứng điện ngay khi Cảng hàng không Sân bay Quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành) đi vào hoạt động, Công ty Điện lực Đồng Nai, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực...

Mới nhất