Trang chủKinh tếNông nghiệp“Nước” có thông, “Nông” mới bền

“Nước” có thông, “Nông” mới bền

Nông nghiệp luôn thể hiện rõ vai trò trụ đỡ, nhất là trong những năm vừa qua khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid và các tác động tiêu cực từ các bất định vô cùng lớn của kinh tế toàn cầu.

Cơ chế xác định giá đang là vướng mắc lớn nhất

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Hoàng Hiệp, ngành nông nghiệp Việt Nam có được thành quả như hiện nay có đóng góp rất quan trọng của hạ tầng nông nghiệp. “Đầu vào quan trọng của nông nghiệp là đất và nước. Vì vậy, nếu sử dụng hiệu quả nước thì chắc chắn nông nghiệp Việt Nam sẽ phát triển tốt hơn”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh. Cùng quan điểm, ông Shantanu Chakraborty – Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) và BĐKH có tác động sâu sắc đến ngành nông nghiệp. Làm sao khuyến khích sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, giảm lãng phí và thúc đẩy quản lý bền vững hệ thống thủy lợi là vô cùng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài của ngành nông nghiệp và sinh kế của hàng triệu người dân nói riêng, cho tăng trưởng và phát triển bền vững của Việt Nam nói chung, qua đó góp phần đạt được mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045.

“Nước” có thông, “Nông” mới bền

Nhưng bản thân các trụ cột trong hạ tầng ngành nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống công trình thủy lợi, yếu tố quan trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế – xã hội đang gặp phải những vấn đề nan giải lớn đã tồn tại từ lâu và cần sớm giải quyết. Trong đó, nổi lên là vấn đề giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi. Những năm qua, hệ thống công trình thủy lợi luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và Nhà nước. Công tác quản lý dịch vụ thủy lợi theo hướng hiệu quả và bền vững đã và đang trở thành tâm điểm, với nhiều giải pháp, chính sách được ban hành và thực hiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và cạnh tranh giữa các ngành kinh tế sử dụng nước.

“Nước” có thông, “Nông” mới bền

Kể từ khi Luật Thuỷ lợi và các văn bản liên quan được ban hành, chính sách giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi, được cụ thể hóa trong Nghị định 96/2018/NĐ-CP, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng từ cơ chế phí trước đó sang cơ chế giá. Mục tiêu chính là tạo hành lang pháp lý để xây dựng và áp dụng giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi, cùng cơ chế hỗ trợ, hướng đến giảm chi phí sản xuất nông nghiệp cho người dân; đồng thời duy trì tính bền vững của ngành thủy lợi, tăng tính cạnh tranh cho ngành nông nghiệp.

“Việc sửa đổi Nghị định 96/2018/NĐ-CP cần hướng tới rõ ràng và đơn giản trong phương pháp xác định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi, đồng thời đảm bảo tính đúng đủ của chi phí trong quản lý vận hành. Cơ chế hỗ trợ tiền sử dụng nước cũng cần được đơn giản hóa, đảm bảo đúng đối tượng và khuyến khích nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước”, theo khuyến nghị của Nhóm nghiên cứu tư vấn ADB.

Sau gần 6 năm thực hiện Nghị định 96, mặc dù hầu hết các địa phương đã xây dựng phương án giá sản phẩm dịch vụ, song vẫn còn những hạn chế đáng kể. Phương pháp định giá chưa đầy đủ, cách xác định chi phí chưa thống nhất đang tạo ra khó khăn trong tính toán và không đảm bảo đúng nguyên tắc định giá. Hiệu quả thực hiện giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi vẫn chưa cao. Cùng với đó, quy trình và thủ tục ban hành giá dịch vụ thủy lợi cũng như chính sách hỗ trợ vẫn phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý cho các cơ quan thực hiện. Việc hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi làm cho người sử dụng nước có nhận thức nước là “miễn phí”. Các đơn vị cung cấp dịch vụ ít có động lực để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả kinh doanh, nhất là khi giá dịch vụ chưa đảm bảo bù đắp đủ chi phí.

Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, mức hỗ trợ thủy lợi phí giữ nguyên không thay đổi trong khi các chi phí đầu vào gia tăng, CPI tăng… gây khó khăn rất lớn cho ngành thủy lợi. Nguồn thu của các công ty thủy nông – ngoại trừ một số đơn vị có nguồn thu khác từ cấp nước sinh hoạt, phát điện cho thủy điện – rất thấp, chi phí tối thiểu cho lương, bảo trì sửa chữa hàng năm không đảm bảo, đời sống của cán bộ làm công tác thủy nông rất khó khăn.

Cần sớm sửa đổi theo hướng “tính đúng, tính đủ”

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, thủy lợi là vấn đề chuyên ngành đặc thù, trong khi các sản phẩm dịch vụ thủy lợi theo Luật Thủy lợi khá đa dạng, phục vụ đa mục tiêu. Việc định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi hiện nay tại Việt Nam được tiếp cận theo phương thức chi phí, bao gồm chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, khấu hao… Đây là những vấn đề hiện nay còn nhiều băn khoăn, đặc biệt là việc tính toán sao cho tính đúng, tính đủ các chi phí vào giá dịch vụ thủy lợi. Hiện nay, Bộ Tài chính cùng Bộ NN&PTNN đang cân nhắc, tính toán từ cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật của ngành nông nghiệp, các địa phương.

Thứ trưởng Lê Tấn Cận cho biết, Luật Giá 2023 đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2023 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, trong đó thẩm quyền định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi đã được sửa đổi, bổ sung căn bản so với quy định tại Luật Thủy lợi. Theo đó, Bộ Tài chính chỉ định giá tối đa khung giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNN, không định giá tối đa khung giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của các địa phương. UBND cấp tỉnh tự định giá cụ thể sản phẩm dịch vụ thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Do thẩm quyền định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi đã được sửa đổi bổ sung theo Luật Giá 2023 nên về trình tự định giá dịch vụ thủy lợi cũng cần phải được sửa đổi bổ sung cho phù hợp, gắn với thẩm quyền của các cấp và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan. Ngoài ra, một số nội dung về nguyên tắc, căn cứ và phương pháp định giá tại Luật Giá 2023 đã có sửa đổi bổ sung so với Luật Giá 2012, vì vậy cũng cần phải sửa đổi cho phù hợp.

Hiện nay, việc thực hiện Nghị định 96 đang tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc, một số nội dung còn thiếu, chưa hoặc không còn phù hợp với thực tế. Để khắc phục tồn tại hạn chế và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy định của Luật Giá 2023, Thứ trưởng Lê Tấn Cận cho biết, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNN sớm tháo gỡ và sửa đổi kịp thời những vướng mắc về giá dịch vụ thủy lợi.

Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhấn mạnh, việc có được cơ chế định giá và tính giá dịch vụ thủy lợi phù hợp sẽ góp phần ứng phó với BĐKH, khuyến khích áp dụng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp thông minh, hiệu quả, thích ứng với khí hậu, qua đó góp phần mang lại tương lai bền vững hơn cho nông nghiệp cũng như mang lại một tương lai bền vững hơn cho tất cả mọi người.





Source link

Cùng chủ đề

DT Group Khánh Hòa nỗ lực xây dựng chuỗi giá trị bền vững

Công ty Cổ phần Rong biển DT Khánh Hòa (DT Group Khánh Hòa) tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại và xây dựng chuỗi giá trị bền vững trong ngành nông nghiệp biển để nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng. DT Group Khánh Hòa là doanh nghiệp ở TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), hoạt động mạnh trong lĩnh vực rong nho. Với diện tích trồng rong nho hàng...

91 cán bộ sở nông nghiệp Hà Tĩnh cùng xin nghỉ hưu trước tuổi

91 cán bộ thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã làm đơn xin nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi tinh gọn bộ máy. ...

Khoa học công nghệ đóng góp công lớn vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Tại tọa đàm “Nghiên cứu khoa học: Đổi mới tư duy, sáng tạo để bứt phá”, các nhà khoa học đánh giá, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" mang đến động lực mạnh mẽ...

Giá nông sản ngày 19/1/2025: Cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu ổn định

DNVN - Ngày 19/01/2025, giá nông sản tại Việt Nam ghi nhận sự tăng nhẹ của cà phê nhân xô, với mức tăng dao động từ 300 đến 500 đồng/kg so với tuần trước. Bên cạnh đó, giá hồ tiêu ổn định, không có sự thay đổi đáng kể so với các phiên giao...

Giá nông sản ngày 18/1/2025: Cà phê tăng đáng kể, hồ tiêu duy trì ổn định

DNVN - Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của giá cà phê, với mức tăng từ 1.500 đến 1.800 đồng/kg, dao động từ 115.600 đến 116.300 đồng/kg. Trong khi đó, giá thu mua hồ tiêu giữ vững ổn định ở các khu vực chính, hiện dao động...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

“Lạnh nhiều hơn nóng”, nụ chậm bung bông, khiến dân trồng mai vàng Bình Định chật vật

Nhiều nhà vườn trồng mai ở TX.An Nhơn, tỉnh Bình Định (thủ phủ mai vàng miền Trung) đang tất bật bán mai dịp Tết. Tuy nhiên, năm nay, thời tiết diễn biến rất bất thường, không khí lạnh kéo dài, khiến mai vàng không ra hoa như ý. ...

Phân bón Cà Mau mang Tết yêu thương đến bà con nghèo qua chương trình “Tết ấm no – Mùa sung túc”

Cà Mau, tháng 01/2025 – Trong không khí rộn ràng của những ngày cận kề Tết, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tiếp tục hành trình lan tỏa yêu thương đến với những bà con còn khó khăn trên mọi miền Tổ quốc qua chương trình...

Trồng cây phát tài búp sen, nữ nông dân bán sang cả nước ngoài

Cây phát tài búp sen xuất hiện trên bàn thờ của nhiều nhà ngày Tết. Loại cây này được một nữ nông dân ở TP.HCM trồng hàng chục nghìn chậu, xuất bán sang Hàn Quốc, Thái Lan... ...

Nghe người nông dân kể chuyện tiên phong trong ứng dựng công nghệ vào trồng nấm

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Tuấn Hiệp đã mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Đó là kết quả mà người nông dân ở xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định gặt hái được sau quá trình hơn...

Cận Tết Nguyên đán, chuối xanh giá 500.000 đồng/nải, tiểu thương nói “còn không có mà bán”

Chuối xanh những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 được tiểu thương rao bán từ 200.000 - 400.000 đồng/nải. Đối với những nải chuối đẹp, lẻ quả được "hét giá" đến 500.000 đồng/nải. ...

Mới nhất

Cúng Giao thừa nên làm vào lúc nào, cúng xong có cần hóa vàng không?

Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng tiễn biệt năm cũ và đón chào những may mắn của năm mới. Vậy có những điều gì cần kiêng kỵ khi cúng Giao thừa để cả năm sung túc, bình an? ...

Sau bữa cơm cá kho, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

Nữ bệnh nhân trú tại TP. Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) cấp cứu trong tình trạng khó thở, không nuốt được thức ăn do hóc xương cá.

Mẹo nhỏ ‘đối phó’ thực phẩm giàu chất béo ngày Tết cho người đau dạ dày, thực quản

Những người mắc bệnh lý về dạ dày, thực quản, những thức ăn giàu chất béo ngày Tết trở thành nỗi ám ảnh. Có...

Thuỳ Linh vào tứ kết giải cầu lông quốc tế Indonesia

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thuỳ Linh đã có những trận đấu xuất sắc để lọt vào tứ kết Giải cầu lông Super 500 Indonesia Masters 2025. ...

Người dân Greenland muốn theo Mỹ; nếu có thể cứu TikTok là điều tốt

Trong cuộc trao đổi với các phóng viên thuộc nhóm báo chí Nhà Trắng trên chuyên cơ Không lực Một (Air Force One), ông Trump cho rằng, người dân Greenland muốn theo Mỹ.

Mới nhất

Nhan sắc Ivanka Trump