Trang chủFigureNữ sinh năm cuối trúng ba học bổng toàn phần thạc sĩ

Nữ sinh năm cuối trúng ba học bổng toàn phần thạc sĩ


Gia đình không thể chi trả chi phí du học tự túc, Kiều An biến điều này từ áp lực thành động lực để chinh phục ba học bổng toàn phần ở châu Âu.

Nguyễn Kiều An, 22 tuổi, là sinh viên năm cuối ngành Khoa học chính trị, Đại học Okayama, Nhật Bản. Tháng 9 năm nay, An mới tốt nghiệp nhưng đã trúng ba học bổng thạc sĩ toàn phần, gồm Erasmus Mundus của Liên minh châu Âu, học bổng Viện Nghiên cứu sau đại học Geneva (Thụy Sĩ) và Đại học Trung Âu (Áo).

Trước khi ứng tuyển, An kể đứng trước hai lựa chọn: tập trung xin thực tập và tìm việc ở Nhật Bản hay “tất tay” cho hồ sơ du học. Gia đình không có khả năng chi trả cho An du học, nên nếu không xin được việc ngay khi tốt nghiệp, lại không còn được hỗ trợ tài chính, cô sẽ gặp rắc rối lớn. Dù vậy, cô vẫn quyết định chọn vế thứ hai.

“Mình đã biến điều này từ áp lực thành động lực trong quá trình tìm học bổng”, An nói.





Kiều An tại Nhật Bản. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Kiều An tại Nhật Bản. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bố An là người Việt, mẹ gốc Campuchia, sinh sống ở Hà Nội. Trong bài luận (thư động lực) xin học bổng, An cho biết đặc điểm gia đình là lý do khiến cô muốn theo đuổi các lĩnh vực liên quan xã hội học trong môi trường quốc tế.

Thời gian đại học, được tiếp xúc các môn về di cư, quan hệ chính trị, An càng chắc chắn hơn về lựa chọn của mình. Quá trình nhận thức này được cô kể trong bài luận, cho rằng mình có thể đóng góp góc nhìn của một người mang hai dòng máu, cũng là du học sinh để chương trình học được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh.

“Xong bài luận chính, mình cảm giác như hoàn thành 50-60% hồ sơ du học”, An cho hay.

Trong các yếu tố còn lại, cô đầu tư cho CV (Europass) và thư giới thiệu. Đây cũng là hai yếu tố mà ứng viên có thể chuẩn bị từ sớm.

An chủ động gặp thầy cô, chia sẻ về dự định của mình. Vì chưa tốt nghiệp, trường của An cũng chưa có xếp hạng sinh viên nên để có minh chứng về lực học, ngoài điểm trung bình 96/100 (thuộc top 2%), An nhờ giáo sư đề cập thứ hạng của cô trong môn mà họ phụ trách khi viết thư giới thiệu.

Xin học bổng khi chưa tốt nghiệp là điều khiến An lo lắng nhất. Bởi một số chương trình chỉ nhận ứng viên đã có bằng cử nhân, thậm chí đi làm tối thiểu hai năm.

Để gia cố hồ sơ, An làm nghiên cứu khoa học. Các bài nghiên cứu của An chủ yếu được phát triển từ tiểu luận hết môn. Bài đầu tiên được đăng trên website trường, viết về tác động của ký ức chiến tranh tới góc nhìn cuộc sống và quan điểm nuôi dạy con cái của những người di cư.

“Thấy một bài hơi ít, trong thời gian chuẩn bị hồ sơ, mình cố gắng hoàn thiện một bài nữa”, An kể.

Lần này, cô chủ động trao đổi với giảng viên, mong được chữa bài và nhận gợi ý chi tiết để hoàn thành nghiên cứu cùng thời điểm kết thúc môn học. Trong nghiên cứu này, An viết về phụ nữ trong chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng được đăng trên website trường.

An nhìn nhận nếu không có nghiên cứu được công bố trên các tạp chí, diễn đàn khoa học, ứng viên có thể tận dụng kênh của trường hay câu lạc bộ chuyên môn. Nhiều chương trình học bổng vẫn chấp nhận điều này.





Kiều An (giữa) tham gia diễu hành nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu Watashi no Mirai 2050 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Kiều An (giữa) tham gia diễu hành nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngoài ra, An là một trong 15 đại diện của Nhật Bản tham gia viết gợi ý chính sách di dân do biến đổi khí hậu dành cho thanh thiếu niên tại Tokyo, nhằm đóng góp các khuyến nghị cho COP28 – Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2023.

Là người tư vấn, anh Phan Quang Nghĩa, cựu du học sinh chương trình Erasmus Mundus khóa 2020-2022, đánh giá hồ sơ xin học bổng của An mạnh, có định hướng rõ ràng và thống nhất với hoàn cảnh cá nhân.

“Bài luận của An gọn gàng, đủ ý. Hồ sơ cũng thể hiện khả năng nghiên cứu học thuật. Bạn có gần hai năm làm trong tổ chức phi chính phủ The Climate Reality Project về biến đổi khí hậu, giúp hồ sơ thêm sức nặng, cho thấy có thể nghiên cứu từ góc độ tiếp cận chính sách”, anh Nghĩa nói.

Kiều An cũng chủ động khi làm việc và chưa từng trễ hẹn. “Khi cần giúp đỡ, bạn luôn trình bày rõ nhu cầu, không đặt những câu hỏi chung chung. An là người thẳng thắn, tư duy mạch lạc”.

Trong ba học bổng, An chọn Eramus Mundus, ngành Nghiên cứu toàn cầu (Global Studies). Cô sẽ trải qua hai năm học thạc sĩ tại Đại học Vienna (Áo) và Ghent (Bỉ), được miễn học phí (khoảng 1,5 tỷ đồng) và nhận hỗ trợ 1.400 euro mỗi tháng cùng tiền bảo hiểm.

Ngoài thời gian học, An muốn duy trì hoạt động tại The Climate Reality Project Japan, tham gia COP29 tại Azerbaijan, tìm thêm cơ hội nghiên cứu để xin học bổng tiến sĩ sau này.

Nhìn lại, cô thấy mình may mắn khi sớm cảm nhận được lĩnh vực muốn theo đuổi. Bởi khi hiểu bản thân, ứng viên mới xây dựng được hồ sơ phù hợp với các tiêu chí của chương trình.

“Mình không phải người có điểm số cao nhất, nhưng mình làm nổi bật được lý do và động lực muốn đi học”, An nói. “Người được chọn không phải lúc nào cũng giỏi nhất, mà là người phù hợp nhất”.

Thanh Hằng




Nguồn: https://vnexpress.net/nu-sinh-nam-cuoi-trung-ba-hoc-bong-toan-phan-thac-si-4742640.html

Cùng chủ đề

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc 2025 cho công dân Việt Nam

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc dành cho ứng viên Việt Nam gồm nông - lâm - ngư nghiệp, chuyển đổi số, giáo dục, công nghệ thông tin (chỉ dành cho người khuyết tật), môi trường, biến đổi khí hậu... Học bổng Chính...

Canada tăng cơ hội làm việc cho du học sinh sau tốt nghiệp

Canada cho phép sinh viên thuộc 9 ngành trong lĩnh vực chăm sóc và phát triển trẻ em được ở lại làm việc tối đa ba năm sau khi hoàn thành chương trình học. Theo PIE News, Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc...

Mỹ ‘nới cửa’ cho du học sinh ở lại làm việc, Úc có ĐH thứ 44

Một số quốc gia du học nổi bật có những cập nhật mới về chính sách visa (thị thực), thị trường đào tạo trong thời gian tới đối với du học sinh. ...

Thầy hiệu trưởng Việt hướng dẫn sinh viên Myanmar gói bánh chưng

(NLĐO) – Không đơn thuần chỉ là hoạt động trải nghiệm, workshop gói bánh chưng còn là dịp để sinh viên 2 nước Việt Nam – Myanmar gắn kết với nhau nhiều hơn. ...

Du học sinh khó tìm kiếm việc làm khi trở về Trung Quốc

(CLO) Mặc dù sở hữu bằng cấp từ những trường đại học hàng đầu thế giới, nhiều sinh viên Trung Quốc trở về nước vẫn gặp phải thử thách lớn trong tìm kiếm việc làm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Chàng trai Việt gửi hơn 600 đơn xin việc trước khi vào Microsoft

Kiên trì rải khoảng hơn 600 đơn xin việc trong vòng 5 tháng, Nhật Quang nhận được cái gật đầu từ 4 công ty Mỹ, trong đó có Microsoft. Nguyễn Nhật Quang, sinh năm 2002, là cựu sinh viên ngành Khoa học máy tính của Đại học Rice (Mỹ). Trước khi tốt nghiệp khoảng 4 tháng, Quang đã nhận được thư trúng tuyển vào Microsoft với vị trí kỹ sư phần mềm.  Dẫu có cơ hội làm việc tại một công...

Việt Nam giành á hậu 2, Peru đăng quang Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế

Nguyễn Tường San, 19 tuổi, vừa giành á hậu 2 tại Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế. Người đẹp đến từ Peru đăng quang ở đấu trường nhan sắc này. Tối 24.8, chung kết Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế - Miss International Queen 2024 diễn ra tại Thái Lan, với màn tranh tài của hơn 20 thí sinh. Nguyễn Tường San là người đẹp Việt "chinh chiến" ở đấu trường nhan sắc này. Cô sở hữu nhan sắc rạng rỡ, kỹ năng trình...

Mình có mạnh đến đâu chăng nữa nhưng không được người ta yêu quý thì cũng vứt

Thưa Đại sứ Đặng Đình Quý, năm 2023 vừa qua có thể thấy là năm "bội thu" của hoạt động ngoại giao Việt Nam. Trong 1 năm mà chúng ta đón gần 50 nguyên thủ nhiều quốc gia, nhiều người đứng đầu các tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế hàng đầu...

Nữ sinh năm 3 và cơ duyên hai lần đi học trao đổi ở Nhật Bản

Cù Khánh Linh nhận được cơ hội học chuyển tiếp tại Đại học Waseda, ngôi trường từng đào tạo 8 đời thủ tướng Nhật Bản, ngay khi trở về sau một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai ở Osaka. Cù Khánh Linh, sinh viên Trường ĐH Việt Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa trở về từ Nhật Bản, sau khi hoàn thành một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai (Osaka). “Chuyến đi này đã cho...

Ngân hàng ACB và sự trở lại của gia đình ông Trần Mộng Hùng

Nhà sáng lập Ngân hàng ACB Ông Trần Mộng Hùng (sinh năm 1953) được biết đến là nhà sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ năm 1993 và là tổng giám đốc đầu tiên của ngân hàng này (trong 2 năm 1993-1994). Sau đó, ông được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) và giữ nguyên vị trí này trong suốt 15 năm từ 1994-2008. ACB từng đứng top đầu trong nhóm các ngân hàng thương...

Cùng chuyên mục

Chân dung tân Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang

(Dân trí) - Sau gần 5 tháng giữ cương vị Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Trần Lưu Quang được bầu bổ sung vào Ban Bí thư khóa XIII. Trước đó, ông có hơn một năm làm Phó Thủ tướng. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chan-dung-tan-bi-thu-trung-uong-dang-tran-luu-quang-20250123103626669.htm

Gương mặt Việt nổi bật ‘Forbes’ Mỹ 2025: Tôi là nhà sản xuất phim người Việt Nam

Lập nghiệp trong ngành truyền thông ở Mỹ là một quyết định táo bạo của Nguyễn Siêu, nhà làm phim người Việt duy nhất làm việc ở HBO, người có tên trong danh sách "30 under 30" Forbes Mỹ ngành tiếp thị/quảng cáo. Nhà làm phim người Việt duy nhất ở HBO Tháng 12.2024, tạp chí Forbes của Mỹ đã công bố danh sách "30 under 30" (30 người trẻ tuổi dưới 30) bắc châu Mỹ (North America) của 20 lĩnh vực....

Chân dung tân Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Duy Ngọc

(Dân trí) - Sau khi giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, ông Nguyễn Duy Ngọc lần lượt được bầu bổ sung vào Ban Bí thư và Bộ Chính trị khóa XIII. Ông Ngọc từng có thời gian dài công tác gắn với ngành công an. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chan-dung-tan-uy-vien-bo-chinh-tri-nguyen-duy-ngoc-20250123104442241.htm

Suất học bổng đáng nhớ của nữ thủ khoa ngành ngôn ngữ khó bậc nhất thế giới

(Dân trí) - Nguyễn Thị Ngọc Quyên (SN 2001) là thủ khoa đầu ra ngành ngôn ngữ Ả Rập - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngọc Quyên tốt nghiệp với điểm số 3.87/4.0, cao nhất ngành ngôn ngữ Ả Rập - Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Nữ sinh Hà Nội có vinh dự là một trong 100 thủ khoa trong lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt...

Nam sinh lớp 7 giành giải nhất thi HSG lớp 9: ‘Em làm bài chỉ mất nửa thời gian’

Trần Anh Minh, nam sinh lớp 7 ở TP Hà Tĩnh gây ấn tượng khi giành giải nhất cấp tỉnh môn Tin học tại kỳ thi HSG lớp 9. Em cho biết, mình hoàn thành bài thi chỉ mất 1/2 thời gian và đạt 18,3 điểm. Khi kết quả kỳ thi HSG lớp 9 tỉnh Hà Tĩnh công bố, nhiều người ấn tượng với  cậu học trò Trần Anh Minh (lớp 7, Trường THCS Lê Văn Thiêm). Minh đã giành...

Mới nhất

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Mới nhất