Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNữ giáo viên 15 năm hết lòng vì học sinh vùng cao

Nữ giáo viên 15 năm hết lòng vì học sinh vùng cao

(NLĐO)- 15 năm gắn bó với nghề, cô giáo Phạm Thị Kim Oanh luôn nỗ lực không ngừng để mang tri thức tới cho học sinh ở huyện biên giới vùng cao Thanh Hóa

Cô giáo Phạm Thị Kim Oanh sinh năm 1987, quê xã Mường Mìn, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 2009, sau khi tốt nghiệp đại học, cô về Trường THCS-THPT Quan Sơn công tác và cống hiến cho trường suốt 15 năm qua.

Nữ giáo viên 15 năm hết lòng vì học sinh vùng cao- Ảnh 1.

Cô giáo Phạm Thị Kim Oanh trong một buổi lên lớp tại Trường THCS-THPT Quan Sơn

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất còn nhiều khó khăn, vất vả, nên khi được phân công về trường, cô Phạm Thị Kim Oanh biết bản thân phải cố gắng rất nhiều để truyền đạt kiến thức cho học trò nơi đây. Bởi, Trường THCS-THPT Quan Sơn đóng trên địa bàn và thu hút học sinh ở những xã đặc biệt khó khăn của huyện (Sơn Điện, Sơn Thủy, Mường Mìn, Na Mèo), nơi có tới 3 bản người Mông, có nhiều bản làng xa xôi, cách trường hàng chục km.

Thấu hiểu được điều đó, nên ngay từ những ngày đầu về trường, dù cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu thốn, nhưng cô Oanh vẫn luôn nỗ lực, tận tâm vì học trò. Theo cô, ngoài việc dạy trên lớp, các thầy cô trong trường nhiều lần còn phải lặn lội vào tận các bản làng để vận động gia đình cho con tới trường, tới lớp.

“Ngày chưa thành lập trường, học sinh ở các xã vùng khó, phần nhiều cứ học xong lớp 9 là nghỉ học, vì ngày đó cả huyện có một trường THPT đóng ở thị trấn, các em học sinh đi học phải di chuyển quãng đường gần nhất 30 km, xa có khi lên tới 60 km. Nếu ai đi học thì phải dựng lều lán hay ở trọ, trong khi, các gia đình vùng cao đều còn rất nghèo, việc học của các con vì thế mà không được quan tâm tới nơi, tới chốn”- cô Oanh chia sẻ.

Nữ giáo viên 15 năm hết lòng vì học sinh vùng cao- Ảnh 2.

Theo cô Kim Oanh, học sinh vùng cao có xuất phát điểm thấp, nên trong quá trình giảng dạy, các thầy cô cần xây dựng giáo án phù hợp, để học sinh tiếp thu tốt nhất kiến thức cơ bản

Vì ở vùng đất nghèo khó, nên ngay từ năm lớp 6, anh em cô Oanh cũng đã phải xa gia đình, “cơm đùm, cơm nắm” xuống tận thị trấn, cách nhà khoảng 30 km để theo học. Đến năm cấp 3, nhà trường không có khu ký túc xá, bản thân cô cũng phải dựng lều lán gần trường để ăn ở, tìm con chữ.

“Khó khăn ngày đó không gì có thể tả hết được. Vì thế, sau này về lại quê nhà dạy học, tôi luôn cố gắng truyền dạy những kiến thức tốt nhất mà mình có được tới học sinh, mong các em có kiến thức để tự tin bước vào đời”- cô Oanh bộc bạch.

Cô Oanh chia sẻ thêm rằng học sinh vùng cao chủ yếu là người đồng bào dân tộc, gia đình còn khó khăn, nên tình trạng nghỉ học giữa chừng vẫn còn. Có nhiều em vì hoàn cảnh khó khăn, có nhiều em vì tự ti trong học tập cũng nghỉ học. Vì thế, những học sinh có biểu hiện sa sút, bỏ học, cô sẽ tiếp cận, nắm bắt tâm sư, rồi trao đổi với gia đình các em, thậm chí tới tận nhà động viên gia đình, chia sẻ để các em yên tâm tới trường.

Nữ giáo viên 15 năm hết lòng vì học sinh vùng cao- Ảnh 3.

Suốt 15 năm qua, cô giáo Phạm Thị Kim Oanh luôn nỗ lực vì học sinh vùng cao

Do xuất phát điểm thấp, kiến thức nền của các em cũng không thể theo kịp học sinh miền xuôi, vì thế, theo cô Oanh, trong quá trình dạy học, các thầy cô trong trường phải xây dựng kế hoạch, phương pháp dạy học phù hợp với khả năng để các em có thể tiếp thu tốt nhất những kiến thức cơ bản.

Trong quá trình đứng lớp, nữ giáo viên này cũng thường xuyên quan tâm đến tất cả các em học sinh, nhất là các học sinh yếu có hoàn cảnh khó khăn. Cô thường xuyên tâm sự, chia sẻ, hướng cho các em có mục tiêu lý tưởng, quyết tâm theo học.

“Các thầy cô chúng tôi cũng thường nhắc nhở các em rằng chỉ có con đường học tập mới thay đổi được cuộc sống của mình, mới có tương lai tươi sáng. Chúng tôi cũng thường lấy các tấm gương thầy cô trong trường, những người cũng sinh ra từ bản làng, đã nỗ lực vươn lên để trưởng thành như ngày hôm nay, làm động lực cho các em noi theo”- cô Oanh nói.

Nữ giáo viên 15 năm hết lòng vì học sinh vùng cao- Ảnh 4.

Cô giáo Phạm Thị Kim Oanh được khen thưởng cùng học trò, khi mang giải thưởng trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh về cho nhà trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thầy giáo Tạ Quốc Việt, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Quan Sơn, cho biết trong những năm qua, cô Oanh luôn là giáo viên giỏi của trường ở bộ môn Sinh học, được Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ Tự nhiên 2. Đặc biệt, trong năm học 2023-2024, lần đầu tiên kể từ khi thành lập, nhà trường có một học sinh do cô kèm cặp, hướng dẫn đoạt giải Khuyến khích trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh ở bộ môn Tự nhiên (môn Sinh).

Cũng theo thầy Việt, nhà trường đứng chân trên địa bàn khó khăn nhất của huyện Quan Sơn, nên ngay từ khi thành lập, được sự quan tâm của ngành giáo dục, chính quyền địa phương, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường được đầu tư nhiều, cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học.

“So với những ngày đầu thành lập trường, đến nay chất lượng giáo dục của trường ngày một nâng lên, có nhiều em đỗ đạt cao, sau khi ra trường đã quay về phục vụ nhà trường, địa phương, trong đó tiêu biểu có cô Phạm Thị Kim Oanh. Cô Oanh là một giáo viên năng động, không ngại khó, ngại khổ, tận tâm với công việc, luôn hết lòng vì học sinh, nhà trường”- thầy Việt cho biết.

Nữ giáo viên 15 năm hết lòng vì học sinh vùng cao- Ảnh 5.

Cô Phạm Thị Kim Oanh (thứ 4, hàng sau, từ trái qua) được vinh danh “Nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh” lần thứ II, năm 2024

Với nỗ lực vì học sinh vùng cao, vừa qua cô Phạm Thị Kim Oanh là một trong 133 nhà giáo tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa tặng giấy khen, vinh danh là “Nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh” lần thứ 2, năm 2024.



Nguồn: https://nld.com.vn/nu-giao-vien-15-nam-het-long-vi-hoc-sinh-vung-cao-196241119100753494.htm

Cùng chủ đề

Nhọc nhằn cõng chữ lên non tỉnh miền núi sơn la

Quãng đường chỉ hơn 10 km, nhưng để đi từ điểm trung tâm của Trường Tiểu học và THCS Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp (Sơn La) đến điểm trường Pá Vai, các thầy cô giáo phải di chuyển mất hơn 1 tiếng đồng hồ. Ngày nắng thì bụi, mưa thì đường trơn trượt, nhiều khi mưa to không qua suối được, các thầy cô phải gửi xe để đi bộ tới trường. ...

Trí tuệ nhân tạo là công cụ hỗ trợ, không thể thay thế giáo viên

(NLĐO) - Trước "làn sóng" trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đã gợi ý một số chương trình giảng dạy, hoạt động phù hợp. ...

Nên tạo môi trường học tập tích cực và trách nhiệm, thay vì cấm đoán

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia trước việc trường học siết chặt việc sử dụng điện thoại của học sinh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sân bay Nội Bài tưng bừng sắc xuân với thầy đồ, ca nhạc, múa lân…

(NLĐO)- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức biểu diễn ca nhạc, múa lân và tặng thư pháp cho hành khách trong ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết. ...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Hàng ngàn người tham dự Lễ khai hội Chùa Hương

(NLĐO)- Hàng ngàn người dân tham dự Lễ khai hội Chùa Hương xuân Ất Tỵ 2025 trong mưa xuân, giá rét. ...

TP HCM và nhiều địa phương đạt doanh thu du lịch Tết cao

(NLĐO)- Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, du lịch dịp Tết có nhiều khởi sắc, nhất là du lịch quốc tế, nhiều địa phương đạt doanh thu cao ...

Tối 3-2, giá vàng miếng SJC nhảy vọt tiến sát 90 triệu đồng

(NLĐO) - Giá vàng trong nước chưa ngừng đà tăng vào cuối ngày, vàng miếng SJC lên mức cao nhất trong 3 tháng qua. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh gọn thế nào?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2025, ngành đã, đang và sẽ triển khai việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Bộ đến các nhà trường.

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

10 lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 bằng tiếng Anh

Thay vì nói "Happy Teachers Day", bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô vào dịp 20/11 qua những lời chúc bằng tiếng Anh dưới đây. 1. Thank you for being a shining light in my life and inspiring me to be the best version of myself (Cảm ơn thầy/cô đã là ánh sáng soi rọi cuộc đời em và khuyến khích em trở thành phiên bản tốt nhất của mình).2. I never knew learning could...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Cùng chuyên mục

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ GD-ĐT vừa có nội dung trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. Về vấn...

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt...

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Sân bay Nội Bài tưng bừng sắc xuân với thầy đồ, ca nhạc, múa lân…

(NLĐO)- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức biểu diễn ca nhạc, múa lân và tặng thư pháp cho hành khách trong ngày đầu tiên...

Tưng bừng hội vật có truyền thống hàng trăm năm ở Huế

Với truyền thống hàng trăm năm, sáng nay (3/2), tại đình làng Thủ Lễ, huyện Quảng Điền, TP Huế đã diễn ra lễ hội vật truyền thống Thủ Lễ 2025. Hội vật thu hút đông đảo người dân, du...

Dự báo hồ tiêu vào chu kỳ tăng giá mới, có thể đạt mức siêu đắt đỏ

Giá tiêu hôm nay 4/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.200 đồng/kg.

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội