Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNữ bác sĩ nối tiếp truyền thống gia đình chăm sóc người...

Nữ bác sĩ nối tiếp truyền thống gia đình chăm sóc người bệnh mắc ‘căn bệnh bị lãng quên’

Bệnh phong, căn bệnh được ví là “bệnh bị lãng quên trong những căn bệnh bị lãng quên”. Dù số lượng bệnh nhân phong trên cả nước không còn nhiều nhưng di chứng còn lại rất nặng nề, y bác sĩ âm thầm chăm sóc những người “bị lãng quên ấy”.

Nữ bác sĩ chiến đấu với 'căn bệnh bị lãng quên' - Ảnh 1.

Bác sĩ Lê Thị Mai, trưởng phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Da liễu trung ương – Ảnh: D.LIỄU

ThS.BS Lê Thị Mai, trưởng phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Da liễu trung ương, là một trong số y bác sĩ ấy.

Gia đình “duyên nợ” với bệnh nhân phong

Bác sĩ Mai bộc bạch từ những ngày đầu bước chân vào Bệnh viện Da liễu trung ương năm 2004, chị không ngờ rằng công việc này sẽ gắn bó với mình lâu đến vậy.

Từng học chuyên khoa răng hàm mặt, nhưng khi về làm dâu trong gia đình bác sĩ có “truyền thống” điều trị bệnh nhân phong, chị đã “bén duyên” với sự nghiệp phòng chống bệnh phong.

Bác sĩ Mai là con dâu của bác sĩ Trần Hữu Ngoạn – một “tượng đài” điều trị bệnh phong tại Việt Nam. Cố bác sĩ Trần Hữu Ngoạn nguyên giám đốc Bệnh viện phong Quy Hòa, nổi tiếng với hành động tự tiêm khuẩn phong Hansen lấy từ người bệnh vào người mình để minh chứng bệnh không lây.

Năm 1961, sau khi tốt nghiệp ĐH Y khoa Hà Nội, bác sĩ Ngoạn tình nguyện đến làm việc tại Khu điều trị phong Quỳnh Lập (Nghệ An). Từ đó, vị bác sĩ người Hà Nội gắn bó cả cuộc đời với bệnh nhân phong – căn bệnh lúc bấy giờ bị xã hội kỳ thị.

Với những đóng góp của ông, năm 1995, Liên hiệp Bệnh viện phong quốc tế của Ấn Độ đã chọn bác sĩ Ngoạn trao giải thưởng quốc tế Gandhi – giải thưởng cống hiến cho hòa bình. Thế nhưng vị bác sĩ đã từ chối bởi cho rằng mình chưa làm đủ để nhận giải thưởng cao quý này.

Bác sĩ Mai nhớ lại ngày ấy, khi về làm dâu cố bác sĩ Ngoạn, chị nghe bố và chồng kể nhiều về bệnh nhân phong. Trong gia đình vẫn còn giữ những “kỷ vật” của bệnh nhân phong mà ông mang về, từ chiếc thìa, đôi dép.

“Cả cuộc đời ông cho đến lúc mất gắn bó với bệnh nhân phong. Khi ông qua đời, một bệnh nhân phong rất thân thiết còn đến xin chịu tang.

Ông có quyển sách “Bệnh phong lý thuyết và thực hành” rất đồ sộ về bệnh phong. Sau khi tôi về làm dâu, ông bảo “con đi học da liễu đi””, bác sĩ Mai kể lại.

Thấy tâm huyết của cha chồng, nghe những câu chuyện của chồng về tuổi thơ gắn liền với những trại phong, bác sĩ Mai quyết định chuyển sang học ngành da liễu, chị bén duyên với chuyên ngành này và dần bước vào con đường chống phong đầy thử thách. Và đến nay chị đã dành hơn 20 năm cuộc đời chăm sóc và chiến đấu với căn bệnh bị lãng quên này.

Hiện nay, với vai trò là trưởng phòng chỉ đạo tuyến tại Bệnh viện Da liễu trung ương, chị tiếp tục duy trì sứ mệnh phòng chống phong, nối dài tâm huyết của gia đình, đặc biệt là người cha chồng – bác sĩ Trần Hữu Ngoạn, một tượng đài trong ngành điều trị bệnh phong tại Việt Nam.

Nữ bác sĩ chiến đấu với 'căn bệnh bị lãng quên' - Ảnh 2.

Bác sĩ Mai (áo trắng) trong một chuyến về thăm bệnh nhân – Ảnh: NVCC

“Phải coi bệnh nhân phong như người thân”

Bác sĩ Mai nói nhớ lời dặn của các thầy như GS Đặng Vũ Hỷ, GS Lê Kinh Duệ, PGS Phạm Văn Hiển, GS Trần Hậu Khang, PGS Nguyễn Văn Thường (đều là những thầy thuốc đầu ngành điều trị bệnh phong – PV): “Muốn chữa bệnh phong phải coi bệnh nhân như người thân”.

Bởi lẽ đây là căn bệnh hiếm gặp trong những căn bệnh hiếm gặp, là bệnh bị lãng quên trong những căn bệnh bị lãng quên. Sự kỳ thị đã từng đẩy biết bao số phận vào những góc tối của xã hội, để rồi các bệnh nhân sống tách biệt hàng chục năm trời tại trại phong.

Hai mươi năm gắn bó, bác sĩ Mai chứng kiến sự thay đổi tích cực trong nhận thức của cộng đồng. Nếu trước đây bệnh nhân phong bị xa lánh, sợ hãi, thậm chí không dám đến bệnh viện vì lo bị cách ly, nay họ đã cởi mở hơn.

“Có một nguyên tắc khi các bác sĩ tại bệnh viện khám bệnh nhân phong đó là không bao giờ đeo găng tay. Một phần bởi bệnh rất khó lây, hầu hết chỉ lây qua vết thương hở và niêm mạc. Một phần bởi bệnh nhân phong cảm thấy thân thiết mới phối hợp điều trị”, bác sĩ Mai chia sẻ.

“Ở nơi chăm sóc bệnh nhân tàn tật do mắc bệnh phong, có nhiều người tàn tật rất nặng. Có cụ hơn 100 tuổi, có người mất cả tay chân, mù lòa, khuôn mặt biến dạng do di chứng bệnh phong. Họ mong ngóng sự quan tâm của xã hội, chúng tôi luôn cố gắng đem lại cho họ niềm vui dù nhỏ bé”, bác sĩ Mai cười nói.

Những trăn trở và hy vọng

Khác với cuộc chiến phòng chống bệnh phong trước đây, theo bác sĩ Mai, giờ đây tình hình dịch tễ bệnh phong đã có nhiều thay đổi. Hành trình tìm kiếm và điều trị bệnh nhân phong vẫn còn đầy gian nan. Một năm, cả nước vẫn phát hiện khoảng gần 100 ca bệnh mới.

Chị tâm sự: “Một trong những thuận lợi lớn nhất của tôi trong công tác phòng chống bệnh phong đó là sự chỉ đạo sát sao, sự ủng hộ của ban giám đốc bệnh viện, đặc biệt là của PGS.TS Lê Hữu Doanh.

Nhiều chuyến công tác, thăm khám những ca bệnh khó, tặng quà bệnh nhân phong trong cả nước thầy đều tham gia trực tiếp. Chính sự sát sao của thầy đã tạo động lực và giúp chúng tôi hoàn thành tốt các nhiệm vụ đối với bệnh nhân phong.

Bên cạnh đó tôi cũng có cả đội ngũ các bác sĩ, nhân viên phòng chỉ đạo tuyến đều hết lòng với người bệnh phong. Không có những đồng nghiệp đầy nhiệt huyết như vậy thì chắc chắn tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ”.

Bên cạnh đó, việc phát hiện bệnh nhân ngày càng khó khăn bởi các biểu hiện lâm sàng đã thay đổi, thậm chí có những ca không tìm thấy yếu tố dịch tễ lây nhiễm. Có những ca bệnh ngay tại thủ đô Hà Nội nhưng các bác sĩ không thể tìm thấy nguồn lây do thời gian ủ bệnh rất lâu.

“Năm 2018, một nữ bệnh nhân khoảng 50 tuổi ở Hà Nội được phát hiện mắc bệnh phong. Trước đó, bệnh nhân đã đến rất nhiều bệnh viện nhưng không tìm ra bệnh. Sau khi được thăm khám và làm xét nghiệm tại Bệnh viện Da liễu trung ương, bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh phong và yếu tố dịch tễ, nguồn lây cũng khó xác định.

Hay có ca bệnh đến thăm khám và được phát hiện mắc bệnh phong, khi các bác sĩ liên hệ lại với bệnh nhân thì bệnh nhân nhất quyết không quay lại bệnh viện điều trị vì cho rằng “Tôi không mắc bệnh phong”.

Lúc ấy, tôi phải xin giám đốc bệnh viện một chuyến xe ô tô, cử một bác sĩ của phòng sang tận nơi tư vấn bệnh nhân mới đồng ý điều trị. Đối với bệnh nhân phong, không phải ai cũng chấp nhận điều trị ngay, dù bây giờ việc kỳ thị với bệnh nhân phong đã còn rất ít.

Đó chính là những khó khăn, thử thách mới đặt ra cho các bác sĩ trong công tác phòng chống bệnh phong hiện nay”, bác sĩ Mai nói.

Nói về đóng góp của mình trong hành trình phòng chống bệnh phong, bác sĩ Mai nói mình chỉ góp một phần nhỏ trong hành trình dài đằng đẵng của ngành phòng chống phong.

“Công việc của tôi không thể thành công nếu thiếu sự chung tay của cả hệ thống y tế và các tổ chức liên quan. Một trong những hoạt động quan trọng là tìm kiếm bệnh nhân phong mới dựa trên ca bệnh cũ, bởi trực khuẩn phong có thể ủ bệnh từ 5 đến 20 năm.

Hy vọng Việt Nam không còn bệnh phong

Nữ bác sĩ chiến đấu với 'căn bệnh bị lãng quên' - Ảnh 3.

Bác sĩ Mai (ở giữa ảnh) thăm và tặng quà bệnh nhân bị tàn tật do phong – Ảnh: BSCC

Hiện nay, bệnh viện đang xây dựng chiến lược bệnh phong giai đoạn 2025-2030 với mục tiêu “Vì một Việt Nam không có bệnh phong: không lây nhiễm, không ca mắc, không tàn tật và không phân biệt đối xử”.

Đây không chỉ là một bản kế hoạch, mà là tâm huyết của các thầy, các bác sĩ và tập thể các bác sĩ, cán bộ Bệnh viện Da liễu trung ương, là niềm hy vọng cho những bệnh nhân phong cuối cùng tại Việt Nam”, bác sĩ Mai bộc bạch.

Hiện nay 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam đã được công nhận loại trừ bệnh phong. Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thanh toán bệnh phong. Với trái tim đầy nhiệt huyết, bác sĩ Mai vẫn tiếp tục cống hiến, như một cách nối dài “di sản” của cha chồng, của những người không để ai bị bỏ lại phía sau.

Các y bác sĩ không chỉ giúp cải thiện cuộc sống của bệnh nhân phong mà còn góp phần thay đổi nhận thức xã hội về căn bệnh này. Đó là minh chứng cho tinh thần hy sinh và lòng nhân ái của một người thầy thuốc, luôn tận tâm với bệnh nhân, dù cho con đường phía trước còn đầy chông gai.



Nguồn: https://tuoitre.vn/nu-bac-si-noi-tiep-truyen-thong-gia-dinh-cham-soc-nguoi-benh-mac-can-benh-bi-lang-quen-20250227233743072.htm

Cùng chủ đề

Khu điều trị phong đổi tên thành Bệnh viện Bến Sắn

Sáng 15-1, khu điều trị phong (tỉnh Bình Dương) tổ chức lễ đón nhận quyết định đổi tên thành Bệnh viện Bến Sắn (trực thuộc Sở Y tế TP.HCM). Theo ông Dũng, sự kiện đổi tên không chỉ là sự ghi nhận những kết...

Áp dụng quy tắc ABCDE để nhận biết những dấu hiệu sớm của ung thư tế bào hắc tố

NDO - Tổn thương ung thư hắc tố của da nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ thì cho kết quả tốt, giảm tỷ lệ di căn xa và tỷ lệ sống 5 năm rất cao. Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp Ung thư tế bào...

Bé trai 2 tuổi trợt loét, chảy dịch khắp cơ thể do cha mẹ tự ý làm điều này

Xót xa bé trai loét khắp cơ thể vì mắc vẩy nếnCác y bác...

Nữ bác sĩ trở thành ultra marathon ở độ tuổi U60 và 2 bí quyết tạo kỳ tích

(Dân trí) - Là một người ở độ tuổi U60 trở thành ultra marathon, nữ bác sĩ chia sẻ bí quyết để giữ gìn và lan tỏa lối sống lành mạnh, tràn đầy năng lượng tích cực. Bác sĩ Trần Tố Anh, đã từng được Dân trí giới thiệu là vận động viên chinh phục thành công giải chạy dài cự ly 70km tại Mai Châu (Hòa Bình), là người luôn có lối sống lành mạnh, tích cực. Những thành tích khó tin của người...

Nữ bác sĩ đánh đổi thanh xuân để “nối liền” cuộc đời những trẻ em bất hạnh

(Dân trí) - "Nửa đêm, chị điều dưỡng lôi mình ra ngoài phòng mổ, dúi vào tay hộp sữa uống lấy sức. Nhưng lúc đó mình không bận tâm chuyện ăn uống, vì chỉ lơ đễnh một chút, bé sẽ mất chi hoàn toàn…", nữ bác sĩ kể. Vi phẫu tạo hình và Bỏng là hai chuyên khoa sâu phức tạp trong ngành y, đòi hỏi ở nhân viên y tế tính tỉ mỉ, chịu được áp lực cao, với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

Bài đọc nhiều

Rau quả cung cấp nước cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn dưa leo, cà chua, ớt chuông, rau chân vịt phòng tránh mất nước trong những ngày nắng. Thời tiết nóng khiến cơ thể mất nước. Theo Trung tâm Ung thư Toàn diện Đại học Bang Ohio (Mỹ), mất nước dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn. Người bệnh mất nước nghiêm trọng dễ nhiễm toan tiểu đường (nhiều axit trong máu), đe dọa tính mạng. Ngoài nước uống, các loại thực phẩm dưới...

3 triệu chứng cảnh báo gan nhiễm mỡ ở phụ nữ

Gan nhiễm mỡ có thể chuyển biến thành xơ gan và ung thư gan nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu nắm được các triệu chứng và đi thăm khám sớm thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City chính thức khai trương

Bệnh viện thứ 8 của Vinmec ở phía Tây Hà Nội có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, quy mô gần 60.000 m2, quy tụ nhiều bác sỹ y khoa giỏi. Ngày 21/10, Tập đoàn Vingroup đã khai trương và đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội), với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ...

Những khoảnh khắc hẹn hò của Hoa hậu H”Hen Niê và chồng sắp cưới

Nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi gây chú ý khi tiết lộ những khoảnh khắc chưa từng công bố bên Hoa hậu H"Hen Niê trong 7 năm yêu.

Cùng chuyên mục

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. Bệnh nhân H. (40 tuổi, Ninh...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh, bác sĩ cảnh báo điều ai cũng cần biết

Bệnh zona thần kinh tương đối lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ông N.V.P., 68 tuổi, trú tại xã...

Xuất hiện vi rút lạ gây ho ra máu ở Nga

Một loại vi rút chưa rõ nguồn gốc khiến bệnh nhân ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính. Ban đầu, những người mắc vi rút lạ này sẽ cảm thấy mệt mỏi...

Mới nhất

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. ...

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. ...

Mới nhất