Trang chủKinh tếNông nghiệpNông sản thực phẩm Việt Nam bị EU cảnh báo 130 lần,...

Nông sản thực phẩm Việt Nam bị EU cảnh báo 130 lần, đề xuất siết chặt sử dụng thuốc BVTV, kháng sinh

Năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, EU đưa ra 130 cảnh báo đối với nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, trong khi Thái Lan bị cảnh báo 74 lần, Indonesia 29 lần, Hàn Quốc 17 lần, Malaysia 9 lần, Nhật Bản 6 lần. Vậy, nguyên nhân từ đâu mà Việt Nam bị EU đưa ra cảnh báo nhiều như vậy?

Vì sao Việt Nam bị EU cảnh báo tới 130 lần?

Thông tin này được ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) đưa ra tại Hội nghị triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU do Văn phòng SPS Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức, ngày 24/2.

Trước đó, ngày 20/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đã có chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan xử lý thông tin liên quan đến việc thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo.

Theo ông Nam, năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, EU đưa ra 130 cảnh báo đối với nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, trong khi Thái Lan bị cảnh báo 74 lần, Indonesia 29 lần, Hàn Quốc 17 lần, Malaysia 9 lần, Nhật Bản 6 lần.

Nông sản thực phẩm Việt Nam bị EU cảnh báo 130 lần, đề xuất siết chặt sử dụng thuốc BVTV, kháng sinh- Ảnh 1.

Hội nghị triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU do Văn phòng SPS Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức ngay sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, ngày 20/2. Ảnh: Tùng Đinh

Hơn 2 năm trở lại đây, dư lượng hóa chất (thuốc trừ sâu và thuốc thú y) trong nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị EU đưa ra cảnh báo nhiều nhất. Cụ thể, năm 2023 38 lần; năm 2024 61 lần; 2 tháng đầu năm 2025 5 lần.

Ô nhiễm vi sinh vật và độc tố nấm mốc đứng thứ 2 về số lần cảnh báo của EU. Năm 2023 5 lần; năm 2024 5 lần; 2 tháng đầu năm 2025 1 lần.

Ngoài ra, EU cũng đưa ra cảnh báo khi các hoạt chất trong phụ gia thực phẩm, thực phẩm mới, thực phẩm hỗn hợp, chất gây ô nhiễm môi trường… vượt quá mức dư lượng cho phép.

Đối với các sản phẩm thủy sản, sản phẩm có nguồn gốc thực vật, thực phẩm chế biến của Việt Nam cũng bị EU đưa ra cảnh báo nhiều nhất liên quan đến dư lượng kháng sinh, và ô nhiễm vi sinh vật và độc tố nấm mốc.

Cũng theo số liệu tổng hợp của Văn phòng SPS Việt Nam từ năm 2023 trở lại đây, TP.HCM và Hà Nội là 2 địa phương của Việt Nam bị EU đưa ra cảnh báo đối với nông sản, thực phẩm nhiều nhất, lần lượt là 80 lần và 17 lần.

Theo ông Nam, nguyên nhân Việt Nam bị EU đưa ra 130 cảnh báo, do chúng ta vẫn sử dụng thuốc BVTV, phân bón không đúng quy định và vượt mức dư lượng cho phép; chưa kiểm soát được sinh vật gây hại và chưa tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu vì mức MRL đối với mỗi hoạt chất của mỗi sản phẩm là khác nhau.

Đối với các vùng nuôi trồng thủy sản, người nuôi vẫn tự ý và lạm dụng kháng sinh, sử dụng không đúng liều lượng và thiếu hiểu biết về vi khuẩn gây bệnh.

Nông sản thực phẩm Việt Nam bị EU cảnh báo 130 lần, đề xuất siết chặt sử dụng thuốc BVTV, kháng sinh- Ảnh 2.

Năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, EU đưa ra 130 cảnh báo đối với nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với các cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến cũng còn yếu về quy trình đóng gói, kiểm tra nguyên liệu đầu vào, tuân thủ quy trình HACCP. Ngoài ra, chưa tuân thủ các biện pháp SPS về phụ gia thực phẩm, ATTP đối với bao bì sản phẩm…

Cập nhật quy định mới của EU về danh mục “thực phẩm mới”, nhãn mác sản sản phẩm, sản phẩm tổng hợp chưa kịp thời.

Một nguyên nhân nữa, theo ông Nam, cơ quan quản lý địa phương chưa sát sao với vấn đề liên quan đến SPS. Tính đến ngày 20/2/2025, có 18/63 (28,5%) tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện QĐ 534/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án SPS.

Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm bị cảnh báo chưa được quan tâm đúng mức (chỉ có 63/114, chiếm 55,3%) sản phẩm truy xuất và có kết quả xử lý.

“Siết chặt việc sử dụng thuốc BVTV, kháng sinh”

Để nông sản Việt Nam xuất khẩu thuận lợi vào thị trường EU, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, để nâng cao nhận thức, năng lực cho các địa phương, doanh nghiệp, HTX về quy định của EU, Văn phòng SPS Việt Nam phải thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn. Đồng thời xây dựng các tài liệu hướng dẫn chi tiết, hướng dẫn về quy trình trồng trọt, thu hái, bảo quản, đóng gói.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Ông Nguyên cho hay, thời gian qua, một số doanh nghiệp bị một số công ty khác đánh cắp mã số GlobalGAP để xuất khẩu chanh dây và thanh long đi châu Âu. Điều này sẽ rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh nông sản của Việt Nam và uy tín của các doanh nghiệp.

Ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Thuận cho biết, tỉnh này mỗi năm xuất khẩu 600.000 tấn thanh long, 200.000 tấn thủy sản, trong đó, thị trường châu Âu chiếm 18-20%. Vì vậy, ông đề nghị, Văn phòng SPS Việt Nam và cơ quan báo chí phải thường xuyên cập nhật thông tin, tăng cường kiểm soát, hướng dẫn, thông báo đến doanh nghiệp, HTX, cơ sở chế biến về các quy định của EU.

Theo ông Tấn, để đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu, chúng ta cần sự vào cuộc của các cơ quan ở Trung ương và địa phương, tham gia không chỉ của ngành nông nghiệp mà phải có sự tham gia của các ban ngành liên quan, Trung tâm Khuyến nông.

Ông Ngô Xuân Nam cũng đưa ra một số giải pháp như: tăng cường cập nhật thông tin và phổ biến các tiêu chuẩn mới của EU đến người sản xuất (nông dân, HTX, doanh nghiệp) thực hiện đáp ứng đầy đủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của thị trường EU.

Các cơ quan chuyên môn tham mưu Bộ có văn bản hướng dẫn chi tiết về thủ tục xuất khẩu, ghi nhãn, chứng nhận an toàn thực phẩm,… tới các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, doanh nghiệp kinh doanh nông sản, thực phẩm xuất khẩu.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, các khâu sản xuất, các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển nhằm đảm bảo đáp ứng quy định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật.

Siết chặt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh và hóa chất trong sản xuất nông sản, thủy sản; tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu, cải thiện quy trình kiểm nghiệm hàng hóa trước khi xuất khẩu, giảm rủi ro bị trả hàng do vi phạm quy định EU.

Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho hay, việc thực hiện thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn những thay đổi, dự thảo quy định của các quốc gia thành viên WTO là nhiệm vụ thường xuyên của Văn phòng. Đây là cách để đơn vị được Chính phủ giao làm cơ quan đầu mối thông tin về minh bạch thông tin thị trường, các biện pháp kiểm dịch động thực vật hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất khẩu nắm bắt quy định thị trường, đảm bảo hoạt động giao thương vào EU.

“Giai đoạn đầu khi Việt Nam mới gia nhập EU vào năm 2005, có những năm phía bạn đưa ra tới 600 cảnh báo. Nhưng sau khi triển khai hỗ trợ một cách đồng bộ, việc tuân thủ các yêu cầu về nông sản thực phẩm đã được nhận thức và thực hiện một cách chuẩn chỉ hơn”, ông Hòa chia sẻ.





Nguồn: https://danviet.vn/nong-san-thuc-pham-viet-nam-bi-eu-canh-bao-130-lan-de-xuat-siet-chat-su-dung-thuoc-bvtv-khang-sinh-20250224093918492.htm

Cùng chủ đề

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Cảng Hải Phòng chính thức khánh thành cảng container quốc tế số 3 và số 4...

Chiều 13/5, tại Khu bến cảng Lạch Huyện, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (29/4/1995 – 29/4/2025), UBND thành phố Hải Phòng và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 và 4 cảng Lạch Huyện – Cảng Hải Phòng. Chủ tịch nước Lương Cường đã dự...

VIMC kỷ niệm 30 năm, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Chiều ngày 10/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận những đóng góp quan trọng của VIMC trong hành trình phát triển ngành hàng hải và kinh tế biển quốc gia. Buổi lễ vinh dự có sự tham dự...

VIMC cần tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Giữ vững vai trò doanh nghiệp nòng cốt trong lĩnh vực hàng hải Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, thành tích nổi bật của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) trong 30 năm qua. Ông nhấn mạnh, Huân chương Lao động hạng Nhì là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước đối với những đóng góp quan trọng của VIMC trong lĩnh vực hàng hải...

VIMC cần trở thành tập đoàn hàng hải hàng đầu khu vực.

 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó Chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, thành tích nổi bật của VIMC trong 30 năm qua, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Huân chương Lao động hạng Nhì là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước đối với những đóng góp quan trọng của VIMC trong lĩnh vực hàng hải và logistics. Phó Thủ tướng chỉ rõ, trong suốt chặng đường 30...

Fan “đặt cọc” hàng chục triệu ủng hộ Mái ấm gia đình Việt khi nghe tin Độ Mixi và Pew Pew tham gia ghi...

Các khách mời như Trương Minh Cường, Nguyễn Quang Hải, Độ Mixi, PewPew, vợ chồng BigDaddy – Emily, JayKii, Quỳnh Kool,… sẽ có mặt tại tỉnh Bắc Giang để ghi hình chương trình Mái...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Tăng cường nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội

Gia đình bà H (ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, công việc không ổn định, vốn liếng không có cho nên cái nghèo cứ đeo bám. Bà H chia sẻ: "Từ năm 2013, gia đình tôi được tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội Phụ nữ thôn, được bình xét cho vay vốn chương trình hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã...

Đà Nẵng: Phát triển logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành văn bản số 1237/UBND-SCT về triển khai tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản.Theo đó, UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản trên địa bàn gần với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics nông sản và quy định...

Người La Hủ trồng sâm Lai Châu

Tuy nhiên hiện nay, chính sách hỗ trợ và công cụ quản lý trong phát triển giống sâm Lai Châu còn hạn chế; hạ tầng giao thông đến bản còn khó khăn. Để giải quyết vướng mắc này cần phát triển và hình thành chuỗi liên kết sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp; chuyển giao khoa học công nghệ về giống, quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm.Ông Đao...

Cây dủ dẻ ra thứ hoa thơm thần thánh, con gái toàn giấu ngửi thầm, ra quả dại ngon nhất quả đất

Hoa dủ dẻ quá quen thuộc với người dân quê miền Trung. Dường như nó đã trở thành một "đặc sản" của các vùng trảng cát khô cằn, nắng rát. Nhớ đến hoa dủ dẻ là nhớ về những chùm hoa vàng tươi ẩn mình trong các...

Đường hoa xã nông thôn mới kiểu mẫu của Tiền Giang đẹp mê tơi, hoa dừa cạn bung nở

Xã Thành Công, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) tổ chức phát động, ra quân xây dựng tuyến đường hoa xã nông thôn mới kiểu mẫu gắn với tuyến đường văn hóa “sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn” tuyến đường Lộ Đình, ấp Bình Lạc có độ dài 1.200m. ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Khai quật khảo cổ tại Lạc Câu sẽ mở ra nhiều kỳ vọng

VHO - Từ ngày 9-31.5, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam sẽ tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Trước đó, ngày 6.5, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ- BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di...

MISA được vinh danh “Thương hiệu tiêu biểu” trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP...

Ngày 11/05/2025, tại Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (Hanoisme), MISA đã vinh dự...

Hyundai Care Day 2025 – Chuỗi sự kiện chăm sóc xe toàn diện, lan tỏa giá trị nhân văn – Tập đoàn Thành Công

Hà Nội, ngày 09/05/2025 – Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức khởi động chuỗi sự kiện Hyundai Care Day 2025 tại 10 tỉnh thành trên cả nước, diễn ra từ 18/05/2025 đến 24/08/2025, dự kiến chăm sóc hơn 1.200 xe Hyundai. Hyundai Care Day là chương trình được tổ chức nhằm tri ân khách hàng, giới thiệu...

VIMC tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – Tổng công ty Hàng...

Chiều ngày 10/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận những đóng góp quan trọng của VIMC trong...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở