Trang chủKinh tếNông nghiệpNông dân một huyện của Hà Nội nuôi con đặc sản, trồng...

Nông dân một huyện của Hà Nội nuôi con đặc sản, trồng cây đặc sản kiểu gì mà giàu lên?


Liên kết với HTX trồng cây dược liệu

Trong buổi giao lưu với 2 nữ nông dân tiêu biểu đến từ Mỹ do Bộ NNPTNT phối hợp Đại sứ quán Mỹ tổ chức tại xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) mới đây, bà Nguyễn Thanh Tuyền – Phó Giám đốc HTX Bảo tồn và Phát triển dược liệu Sóc Sơn cho biết, vùng đất này không có thế mạnh trồng cây lương thực, cây ăn quả như các địa phương khác ở Việt Nam nhưng có lợi thế đặc biệt để bảo tồn, phát triển các loại dược liệu quý. 

Trong số các loại dược liệu đang phát triển tại HTX, bà Tuyền rất tâm đắc với trà hoa vàng và cây ngưu bàng. Trong đó, ngưu bàng là loại cây dễ trồng, thường mọc hoang ở những nơi có đất bị xáo trộn. 

Phần quả và rễ ngưu bàng chứa nhiều khoáng chất như canxi, sắt, các loại vitamin A, B6… nên khi chế biến thành trà sẽ rất tốt cho tiêu hóa.

Cùng với sản phẩm trà, bà Tuyền cùng HTX đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm xì dầu làm từ cây ngưu bàng và đỗ đen. 

Sản phẩm mới được công bố thành phẩm vào tháng 9/2023, nhưng đã nhận được tín hiệu tích cực từ người tiêu dùng.

Cây, con đặc sản “đánh thức” tiềm năng vùng đồi gò Sóc Sơn  - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thu Thoan – Giám đốc HTX gà vi sinh Thu Thoan (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) giới thiệu với nông dân tiêu biểu của Mỹ về mô hình chăn nuôi gà vi sinh. Ảnh: T.Đ

Để bảo tồn và phát triển bền vững các giống cây dược liệu, TP.Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn năm 2024 – 2025. Theo đó, TP.Hà Nội ưu tiên phát triển 16 loại cây dược liệu gồm trà hoa vàng, kim ngân hoa, đinh lăng, cà gai leo, xạ đen, râu mèo, sâm bố chính, hương nhu, cỏ ngọt, thanh hao, húng quế, bạc hà, cúc chi, nghệ vàng, gừng, đông trùng hạ thảo. Ngoài ra, tùy theo lợi thế, điều kiện thực tế, các địa phương có thể lựa chọn, phát triển các loài dược liệu khác có thế mạnh, giá trị kinh tế, có đầu ra cho sản phẩm, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại các tiểu vùng sinh thái của địa phương, như: thìa canh, khôi tía, cây tràm, nhân trần, chè vằng, đu đủ đực, mùi già, diếp cá, rau má, sâm, sương sáo…

Những năm trước đây, xã Bắc Sơn thường được xem là vùng quê nghèo của huyện Sóc Sơn khi người dân chủ yếu phát triển lâm nghiệp, trồng chè và cấy lúa, thu nhập thất thường do thường xuyên gặp khó về đầu ra. 

Vì lẽ đó, Sóc Sơn là huyện đi đầu ở Hà Nội trong việc trồng thử nghiệm cây dược liệu, trong đó có cây ngưu bàng, trước mắt là chuyển đổi những vùng trồng lúa, rau màu kém hiệu quả sang trồng loại dược liệu này.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Trịnh Hồng Phong ở thôn Phúc Xuân (xã Bắc Sơn) cho biết, trước đây cuộc sống của gia đình ông trông cả vào diện tích trồng sắn trên đất đồi gò. 

Tuy nhiên, cây sắn có giá trị kinh tế thấp nên ông Phong cũng như các hộ trong thôn luôn mong muốn tìm hướng đi mới hiệu quả hơn. Vài năm gần đây, ông Phong đã cho HTX Bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn thuê đất trồng cây dược liệu, đồng thời nhận chăm sóc vườn cây sau chuyển đổi. Ngoài tiền thuê đất được trả hàng năm, đều đặn mỗi tháng ông Phong còn được nhận tiền công.

Được biết, HTX Bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn cũng đang phối hợp với Hội Nông dân huyện Sóc Sơn trồng thí điểm mô hình cây ngưu bàng tại xã Xuân Thu theo kế hoạch công tác hội và phong trào nông dân năm 2024. 

Ghi nhận tại mô hình cho thấy, sau 6 tháng triển khai, mỗi sào trồng cây ngưu bàng mang lại thu nhập từ 36 – 40 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa, góp phần tạo động lực cho nông dân mở rộng diện tích.

Bà Tuyền cho biết: “Xì dầu đỗ đen, ngưu bàng là sản phẩm được HTX rất kỳ vọng, phấn đấu xây dựng trở thành thương hiệu riêng của huyện Sóc Sơn. Hiện tại, sản phẩm đang được UBND huyện hỗ trợ hoàn thiện để tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024”.

Hiện HTX Bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn có 5 hộ thành viên, ngoài ra còn ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân trên địa bàn, với diện tích hàng chục ha.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sóc Sơn Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cây dược liệu được người dân Sóc Sơn phát triển từ những năm 2015, song còn nhỏ lẻ manh mún. 

Đến khi HTX Bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn được thành lập vào năm 2018, bao tiêu sản phẩm cho bà con thì cây dược liệu đã dần có “chỗ đứng”. 

“Mô hình trồng cây dược liệu có sự liên kết giữa các HTX và hàng trăm nông hộ đã và đang giúp khai thác hiệu quả giá trị từ đất ở vùng đồi gò, bán sơn địa Sóc Sơn. Quan trọng hơn là tạo sinh kế, mang lại nguồn thu nhập tốt hơn cho hàng trăm nông hộ…” – ông Hùng đánh giá.

Tạo điều kiện cho các mô hình nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Cây, con đặc sản “đánh thức” tiềm năng vùng đồi gò Sóc Sơn  - Ảnh 2.

Các đại biểu quốc tế thăm mô hình trồng cây dược liệu tại HTX Bảo tồn và Phát triển dược liệu Sóc Sơn. Ảnh: T.Đ

Đến thăm trang trại chăn nuôi gà, lợn hữu cơ, vi sinh quy mô hàng nghìn con của HTX gà vi sinh Thu Thoan (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), chị Nguyễn Thu Thoan – Giám đốc HTX cho biết, trang trại có diện tích gần 1ha, áp dụng chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn. 

So với cách chăn nuôi thông thường trước đây chị Thoan từng làm, điểm khác biệt, mấu chốt của mô hình này chính là thức ăn vi sinh và đệm lót sinh học.

Theo đó, quá trình chăm sóc, chị Thoan cho gà, lợn ăn bằng thức ăn tự ủ, gồm các loại ngũ cốc, đạm thực vật trộn với các loại cây dược liệu như cỏ nhọ nồi, nghệ, sâm đương quy, diệp hạ châu, dầu gấc… 

Tất cả được nghiền nhỏ, trộn đều với nhau, ủ lên men trong 24 giờ rồi cho gà ăn. Nhờ việc bổ sung các thành phần thảo dược vào khẩu phần ăn hằng ngày, đàn gà có sức đề kháng tốt, ít bệnh dịch, phân thải ra cũng ít mùi hôi.

Đối với việc xử lý phân và chất thải của vật nuôi, chị Thoan dùng đệm lót làm từ trấu, mùn cưa trộn men vi sinh, nhờ vậy mà dù chăn nuôi hàng nghìn con song trang trại gần như không có mùi hôi, ruồi muỗi. 

Đệm lót sau khi sử dụng sẽ được thu gom, ủ thành phân bón hữu cơ cho khu trồng rau, cây dược liệu nên không xả thải ra môi trường.

“Mọi người có thể vào thăm trang trại tự nhiên vì tôi chăn nuôi thuận tự nhiên, thả gà ra vườn cho chúng tự do chạy nhảy. Tôi cũng không sử dụng kháng sinh, không cắt mỏ gà, không bấm tai lợn. 

Bình thường gà ri nuôi 3 tháng là có thể xuất chuồng, song tôi thường đợi đến 5 tháng mới bán để con gà tích luỹ đầy đủ chất dinh dưỡng, thảo dược, giúp thịt gà thơm ngon nhất” – chị Thoan nói.

Chị Thoan cho biết, hiện trang trại của chị đã được cấp chứng nhận hữu cơ. Mỗi năm, HTX xuất bán hơn 1 vạn con gà với giá bán cao hơn gà nuôi bình thường, chưa kể số lượng gà từ các mô hình liên kết với HTX, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. 

Mỗi năm, trang trại đạt doanh thu trung bình hơn 1,5 tỷ đồng. Hiện chị đã và đang chuyển giao công nghệ chăn nuôi gà vi sinh cho nhiều chị em nông dân và bà con ở các tỉnh, thành để cùng nhau phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hướng tới thiết lập một hệ thống chăn nuôi gà sạch rộng lớn hơn.

Nhằm thúc đẩy phát triển các mô hình HTX, hình thành các chuỗi liên kết hiệu quả như HTX của bà Tuyền, chị Thoan…, huyện Sóc Sơn cũng đang quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, trong đó ưu tiên nông nghiệp theo hướng sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với công nghệ chế biến, bảo quản nông sản, kết nối với thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo vành đai xanh cho TP.Hà Nội.

Theo thống kê, đến nay, huyện Sóc Sơn đã có 16 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 76 sản phẩm được công nhận OCOP, 15 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao…





Nguồn: https://danviet.vn/nong-dan-mot-huyen-cua-ha-noi-nuoi-con-dac-san-trong-cay-dac-san-kieu-gi-ma-giau-len-20240815174311058.htm

Cùng chủ đề

Thị trường văn phòng Hà Nội ‘chiều lòng’ khách thuê

Các chuyên gia kỳ vọng, thị trường năm 2025 sẽ giữ nhịp tăng trưởng cả cung lẫn cầu do tận dụng lợi thế từ sức bật tốt vào nửa cuối 2024 với hàng loạt giao dịch được ghi nhận. Nhưng các chủ đầu tư cần đưa ra nguồn cung chất lượng cũng như chính...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Người dân đổ dồn về quê nghỉ Tết, bến xe Hà Nội “nghẹt thở”

Kết thúc ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân đổ dồn về các bến xe trên địa bàn Hà Nội để về quê. Công ty CP Bến xe Hà Nội cho biết, tạo thuận lợi cho người dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, lượng xe dự phòng được tăng cường là 2.486 xe. Tại Bến xe Giáp Bát, lượt khách cao nhất trong các ngày cao điểm khoảng 20.000...

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê đón Tết

Kinhtedothi - Ngày làm việc cuối cùng của năm trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hàng vạn, người dân nườm nượp rời Thủ đô về quê nghỉ Tết. Nhiều tuyến đường Thủ đô rơi vào tình trạng ùn tắc từ sớm. Tại các bến xe cũng ghi nhận lượng khách tăng. Tại các tuyến đường như Nguyễn Trãi, Trần Phú, Giải Phóng, Nguyễn Xiển… phương tiện chen chân nhau nhích từng tí một. Kỳ nghỉ Tết...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định 73

Giáo viên các trường công lập ở Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nông dân Hưng Yên nuôi gà đặc sản, trồng hoa quý hiếm cho lãi cao

Dự án chăn nuôi gà Đông Tảo có 10 hộ nông dân ở xã Yên Phú, Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho vay 500 triệu đồng. Từ nguồn vốn được vay, các hộ đã mở rộng...

Người dân vượt mưa rét về quê ăn Tết, cửa ngõ Hà Nội “giậm chân tại chỗ”

Sáng nay (25/1), người dân lại đổ về quê ăn Tết Nguyên đán 2025. Thời tiết Thủ đô có mưa khiến việc di chuyển khó khăn hơn, cửa ngõ phía nam Hà Nội tiếp tục ùn tắc. ...

Bonsai chưng tết kiểu “giả như thật” ở Khánh Hòa khiến dân tình xôn xao, trầm trồ

Những chậu bonsai kiểu độc lạ, đa sắc màu ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã thu hút nhiều du khách chơi Tết âm lịch trong và ngoài tỉnh. ...

Nỗi niềm giáo viên mầm non

Dù bị bệnh hiểm nghèo hay chồng mất, làm mẹ đơn thân, nhưng các cô giáo mầm non vẫn nén lại nỗi buồn đau để đều đặn có mặt ở trường đúng 7 giờ sáng, nở nụ cười thật tươi đón trẻ. ...

Tỷ phú Bắc Ninh nuôi cá đặc sản, trồng hoa, trồng cây cảnh tạo việc làm, thu nhập tốt cho lao động

Trong năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã phát triển sâu rộng, với nhiều điển hình tỷ phú nông dân trên các lĩnh vực, tạo việc làm cho hàng nghìn...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Nông dân Hưng Yên nuôi gà đặc sản, trồng hoa quý hiếm cho lãi cao

Dự án chăn nuôi gà Đông Tảo có 10 hộ nông dân ở xã Yên Phú, Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho vay 500 triệu đồng. Từ nguồn vốn được vay, các hộ đã mở rộng...

Bonsai chưng tết kiểu “giả như thật” ở Khánh Hòa khiến dân tình xôn xao, trầm trồ

Những chậu bonsai kiểu độc lạ, đa sắc màu ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã thu hút nhiều du khách chơi Tết âm lịch trong và ngoài tỉnh. ...

Tỷ phú Bắc Ninh nuôi cá đặc sản, trồng hoa, trồng cây cảnh tạo việc làm, thu nhập tốt cho lao động

Trong năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã phát triển sâu rộng, với nhiều điển hình tỷ phú nông dân trên các lĩnh vực, tạo việc làm cho hàng nghìn...

Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ ứng phó rét đậm từ chiều 27 Tết

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều và đêm 26/1/2025 (tức ngày 27 Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025), khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (bao gồm cả Hà Nội), trời rét đậm. Riêng vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi Bắc Bộ từ...

Cây cảnh, hoa kiểng tết ở Bình Dương, từ mua đứt bán đoạn “hoa quý tộc”, tới cho thuê cây mai vàng

Trong thời điểm không khí xuân tràn ngập khắp mọi nẻo đường tại Bình Dương cũng là lúc dịch vụ thuê hoa kiểng, cây cảnh rộn ràng hơn bao giờ hết. Nhiều người sẵn sàng đầu tư vài triệu đến hàng chục triệu đồng cho một chậu hoa kiểng, chậu cây...

Mới nhất

Cách đồng bộ danh bạ Android lên Gmail dễ dàng nhất

Biết cách đồng bộ danh bạ Android lên Gmail giúp bạn đảm bảo không mất kết nối với mọi người khi điện thoại có sự cố bất ngờ xảy ra. Tham khảo ngay cách đồng bộ danh bạ trên điện thoại Android với Gmail qua bài viết dưới đây.

Trang sức Danh Hiển Jewelers – Tỏa sáng vẻ đẹp tại Gala Chào Xuân 2025

(Dân trí) - Tại Gala Chào Xuân 2025, Danh Hiển Jewelers - thương hiêu trang sức "biết kể chuyện" qua từng thiết kế, đã ghi dấu ấn với những món trang sức tinh xảo và sáng tạo. Trang sức Danh Hiển hội tụ tinh hoa của nghệ thuật chế tácVào những ngày đầu năm, Gala Chào Xuân 2025 do Xuân...

Thị trường văn phòng Hà Nội ‘chiều lòng’ khách thuê

Các chuyên gia kỳ vọng, thị trường năm 2025 sẽ giữ nhịp tăng trưởng cả cung lẫn cầu do tận dụng lợi thế từ sức bật tốt vào nửa cuối 2024 với hàng loạt...

Mới nhất