Trang chủKinh tếNông nghiệpNông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì thứ quả được...

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì thứ quả được ví như “vàng đen” mất mùa chưa từng có


“Vàng đen” miền sơn cước

Những ngày này, thời điểm trám đen bắt đầu chín rộ, cũng là lúc bà con nông dân bận rộn với công việc thu hoạch quả để bán ra thị trường. Khác với khung cảnh tấp nập, nhộn nhịp xe của thương lái vào các địa phương tìm mua trám đen, năm nay sản lượng trám đen giảm mạnh, nhiều gia đình không có để bán, thương lái ít tìm đến mua khiến bà con điêu đứng.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 1.

Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh được xem là thủ phủ cây trám đen của Hà Tĩnh, hiện là thời điểm trám đen bắt đầu chín rộ. Ảnh: PV

Trám đen được trồng nhiều ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Trám đen thuộc cây thân gỗ, khi trưởng thành cao từ 10-30m, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), cho ra quả lớn, màu tím thẫm, có hương vị bùi, béo, ngậy, đặc trưng nên được nhiều gia đình lựa chọn trồng.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 2.

Trám đen là loại cây thân gỗ lớn, sau hơn 10 năm trồng mới cho thu hoạch quả. Ảnh: PV

Trước đây cây trám ít có giá trị, vào thời điểm thu hoạch nhiều nơi trám rụng đen gốc nhưng không ai nhặt. Nhiều gia đình khó khăn còn dùng loại quả này ướp muối mặn để ăn dần cả năm.

Những năm gần đây, khi diện tích trồng trám thu hẹp, giá loại quả này bất ngờ tăng cao lên đến 130.000 -150.000 đồng/kg. Ngoài giá trị kinh tế, trám đen còn có giá trị ẩm thực, dược liệu với nguồn dinh dưỡng khá cao, được người dân ví là “vàng đen” giúp nông dân huyện Hương Sơn tăng thu nhập.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 3.

Trám đen Hương Sơn, Hà Tĩnh có quả lớn, màu tím thẫm, có hương vị bùi, ngậy, đặc trưng nên được thị trường đón nhận, giá thành có khi đạt 150.000 đồng/kg. Ảnh: PV

Tại xã Sơn Ninh (huyện Hương Sơn) có khoảng 500 cây trám đen của gần 100 hộ trồng. Ông Lê Ngọc Huân- Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Ninh cho biết: “Sơn Ninh là địa phương trồng trám đen nhiều nhất huyện, đây là loại cây lâu năm cho kinh tế tốt nhất địa phương.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 4.

Được xem là “vàng đen” vì mang lại nguồn thu nhập cao nên nhiều người dân huyện Hương Sơn trồng trám đen trong vườn nhà. Ảnh: PV

Nông dân “méo mặt” vì mất mùa

Trung bình hàng năm mỗi hộ gia đình trồng trám thu về khoảng 20-25 triệu đồng, đặc biệt có những hộ trồng nhiều đạt 80 triệu/năm. Tuy nhiên, năm nay do thời tiết nắng nóng khiến năng suất trám sụt giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 30-40% sản lượng so với các năm trước. Có những gia đình cây trám không cho quả, từ trước đến nay chưa từng ghi nhận trám mất mùa lớn như hiện nay”.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 5.

Năm nay trám đen mất mùa nặng khiến nông dân huyện Hương Sơn thất thu. Ảnh: PV

Nhìn những cây trám của gia đình, ông Nguyễn Văn Hân (trú thôn Tạ Sơn, xã Sơn Ninh) cho biết: “Đây là thời điểm thu hoạch chính vụ quả trám đen, những năm trước luôn tấp nập những thương lái chạy xung quanh làng để tìm mua. Tuy nhiên, năm nay sản lượng quả sụt giảm nghiêm trọng, thương lái cũng không mặn mà đến thu mua. Năm trước thu nhập từ 7 cây trám được hơn 10 triệu thì năm nay chỉ được 4 triệu”.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 6.

Theo ông Nguyễn Văn Hân, trú tại huyện Hương Sơn, chưa năm nào trám mất mùa như năm nay, thậm chí có một số cây không đậu quả. Ảnh: PV

Gia đình ông Nguyễn Văn Chinh (trú tại xã Sơn Ninh, Hương Sơn) cho hay: “Gia đình tôi có 8 cây trám đen lâu năm, trước đây trung bình mỗi cây cho sản lượng gần 100kg quả/năm, tổng thu nhập khoảng 35 triệu/năm. Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết khiến cây cho rất ít quả, vì sản lượng thấp nên cũng kén thương lái đến mua nếu như bán cả vườn cũng chỉ thu về 1-2 triệu đồng. Gia đình tôi coi như mất trắng mùa trám năm nay”.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 7.

Gia đình ông Nguyễn Văn Chinh, trú tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh “mất trắng” mùa trám năm nay. Ảnh: PV

Dù sản lượng giảm mạnh nhưng giá trám không tăng nhiều. Giá bình quân năm 2023 là 110.000 -130.000 đồng/kg, năm nay chỉ “nhích lên” khoảng 150.000 đồng/kg. Với giá bán này, bà con trồng trám của huyện Hương Sơn vẫn thất thu.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 8.

Trám đen là loài cây lâu năm tự nhiên của địa phương, sau hơn 10 năm mới cho thu nhập. Cây ít cần chăm sóc đa phần dựa vào vào thiên nhiên nên hiện nay bà con trồng trám chưa có biện pháp để khắc phục trình trạng mất mùa “vàng đen”. Ảnh: PV

Bà Nguyễn Thị Hiền (trú tại xã Sơn Ninh) cho biết: “Những năm trước, gia đình chị đều thuê người hái trám với chi phí 1 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, năm nay nếu tiếp tục làm như vậy tiền bán trám sẽ không đủ để trả công thuê người nên gia đình chị đã trực tiếp thu hoạch”.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 9.

Do sản lượng trám đen kém nên năm nay vợ chồng bà Nguyễn Thị Hiền tự thu hoạch mà không thuê người như các năm trước. Ảnh: PV

Chồng chị Hiền là anh Nguyễn Đình Hoành (51 tuổi) sẽ leo lên cây trám cao dùng chiếc sào tre dài hơn 10m, gắn liềm phía trước để ngoắc các cành có quả rụng xuống đất. Phía dưới đất, chị Hiền dùng rổ gom trám.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 10.

Nghề “người nhện” thu hoạch trám với thu nhập 1 triệu đồng/ngày, nay bỗng thất thu. Ảnh: PV

“Đến mùa trám đen hàng năm, chúng tôi đều thuê người đến các vườn trám của xã để thu mua nguyên liệu để chế biến thành sản phẩm trám muối, trám sấy khô. Năm trước, cơ sở tôi thu mua của bà con khoảng 8 tấn trám, năm nay mất mùa ước tính chỉ thu mua được 2.5 tấn. 

Hiện nay, đơn đặt hàng sản phẩm trám khá nhiều nhưng tôi sợ không đủ nguồn nguyên liệu. Chúng tôi cố gắng thu mua những sản phẩm trám chất lượng để duy trì cơ sở chế biến của mình”, chị Đặng Thị Khánh Ly – chủ cơ sở chế biến trám đen Hùng Lý ở thôn Trà Sơn, xã Sơn Ninh cho hay.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 11.

Theo chị Đặng Thị Khánh Ly (bên trái, thương lái thu mua trám đen), năm nay lượng trám mà cơ sở thu mua được ước đạt chỉ bằng 1/3 so với năm trước. Ảnh: PV

Xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh cũng là địa phương có số lượng cây trám đen nhiều ở huyện Hương Sơn với trên 400 gốc, phân bố ở 20 thôn. Trong đó, nhiều nhất là ở các thôn: Châu Lâm, Hồng Thủy, Trung Hoa, Hội Sơn. Thời điểm này đang vào mùa thu hoạch nhưng theo bà con, năm nay sản lượng giảm mạnh so với năm 2023.

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 12.

Theo ông Lê Văn Kỉnh trú ở xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, trung bình mỗi năm gia đình thu về hơn 10 triệu tiền bán trám đen nhưng năm nay thất thu chỉ bán được 3 triệu đồng. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Quang Hòa, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hương Sơn cho biết: “Trám là một loại quả đặc trưng của huyện Hương Sơn, hiện đã phân bố rất nhiều tại các xã Sơn Ninh, Sơn Bằng, Sơn Tiến, Sơn Phú, Kim Hoa, An Hòa Thịnh…

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì “vàng đen” mất mùa chưa từng có - Ảnh 13.

Trám đen mất mùa khiến bà con huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh kém vui. Ảnh: PV

Trám đen không phải là cây phát triển kinh tế chủ lực của huyện. Tuy nhiên, vẫn cho nguồn thu lớn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương. Năm nay, bà con trồng trám mất mùa gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập. Đây là loài cây bản địa, sau hàng chục năm trồng mới cho thu hoạch, bà con ít công chăm sóc đa phần dựa vào tự nhiên”.





Nguồn: https://danviet.vn/nong-dan-mien-nui-ha-tinh-that-thu-vi-thu-qua-duoc-vi-nhu-vang-den-mat-mua-chua-tung-co-20240811194536474.htm

Cùng chủ đề

Cầu cảng số 3 Vũng Áng

Thông tin từ Công ty cổ phần Cảng quốc tế Lào - Việt, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Bộ Xây dựng vừa ban hành quyết định công bố mở cầu cảng số 3 - bến cảng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Thông tin từ Công ty cổ phần Cảng quốc tế Lào - Việt, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Bộ Xây dựng vừa ban hành quyết định công bố mở cầu cảng số 3...

Cần nâng cao năng lực và vai trò của hợp tác xã để thực hiện đề án 1 triệu ha lúa

Thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSCL là nhân tố quan trọng tập hợp diện tích lúa nhỏ lẻ thành đại điền để áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. ...

Ngư dân trúng đậm mùa cá trích theo bầy đẻ trứng

Cá trích theo nhau vào bờ đẻ trứng nên ngư dân vùng ven biển ở xã Thạch Lạc (TP Hà Tĩnh) mỗi chuyến ra khơi có thể kiếm được tiền triệu. ...

‘Lộc biển’ dạt trắng bờ biển, ngư dân cào ốc ngày kiếm tiền triệu

TPO - Rạng sáng, dọc bờ biển Hà Tĩnh có trăm người dân ngâm mình dưới dòng nước để cào ốc. Mỗi ngày, nhờ cào “lộc biển” người dân kiếm hàng triệu đồng. 27/03/2025 | 06:11 TPO - Rạng sáng, dọc bờ biển Hà Tĩnh có...

Hà Tĩnh đẩy mạnh xóa nhà tạm

Với quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát vào tháng 5/2025, các địa phương tại Hà Tĩnh đồng loạt triển khai khởi công, đốc thúc, hỗ trợ người dân xây dựng, sửa chữa nhà ở. Ngày 26/3, lãnh đạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Một huyện của Lạng Sơn đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất từ các loại nông sản, đặc sản nổi tiếng

Huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) đã đẩy mạnh phát triển các cây trồng chủ lực, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa lớn. Điển hình là chuỗi liên kết cây na, cây hồi, cây ớt...Các cây trồng thông thường, cây đặc sản trồng theo tiêu chuẩn VietGAP,...

Phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, nâng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Tạo dựng nét riêng độc đáo Từng được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm”, huyện Mỹ Đức đến nay vẫn duy trì và phát triển khá mạnh mẽ nghề dệt tơ tằm truyền thống. Những sản phẩm của nghệ nhân ở vùng đất này không chỉ độc đáo mà còn ngày một cải tiến phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Đáng chú ý trong số đó có sản phẩm chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH...

La liệt động vật hoang dã quý hiếm “hiện ra” ở một khu rừng Bình Thuận, có gà rừng, con mang đỏ

Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, loài thú là động vật rừng, động vật hoang dã; trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo...

Nơi la liệt rắn độc nhiều nhất ở An Giang là trên núi Thất Sơn, xưa toàn rắn khổng lồ, kể nghe ớn

Năm nào cũng vậy, hễ nghỉ hè một vài hôm là tôi lại nhận được tin nhắn của Chau Naru, một anh bạn người Khmer ở vùng Bảy Núi, xã An Hảo, TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang. ...

Tỷ phú Bắc Ninh nuôi cá đặc sản, trồng hoa, trồng cây cảnh tạo việc làm, thu nhập tốt cho lao động

Trong năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã phát triển sâu rộng, với nhiều điển hình tỷ phú nông dân trên các lĩnh vực, tạo việc làm cho hàng nghìn...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Mới nhất