Trang chủKinh tếNông nghiệpNông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè...

Nông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè đã ra trái quá trời, có nhà giàu trông thấy


Trong những năm qua với việc lựa chọn đưa những giống cây trồng mới vào canh tác mang lại thu nhập cho người dân đã khẳng định chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là đúng hướng. Câu chuyện cây lê trên đất vùng cao Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) là một ví dụ điển hình.

Trồng lê “hợp đất’, nông dân thu hàng trăm triệu đồng

Hiện đang là thời điểm thu hoạch lê của bà con nông dân huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái). Đến thăm bà con xã Púng Luông – địa phương hiện có trên 72 ha lê, trong đó có trên 5 ha đã cho thu hoạch, tập trung chủ yếu ở bản Đề Chờ Chua B, Púng Luông và Mí Háng Tâu, chúng tôi bắt gặp những khuôn mặt phấn khởi của người nông dân thu hoạch những trái lê to, đẹp để đưa ra thị trường. 

Năm nay, theo đánh giá của bà con, vụ lê được mùa, quả to, chất lượng tốt, với giá cả ổn định, đem lại nguồn thu nhập khá cho người trồng lê.

Cả vườn lê hơn 100 cây của gia đình bà Lù Thị Dà ở bản Đề Chờ Chua B, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) đang vào mùa chín rộ. Đây là những cây lê gần 5 năm tuổi, trung bình mỗi cây, bà Dà thu hoạch được khoảng từ 10 – 30 kg. 

Năm nay, thời tiết khá thuận lợi cho cây lê nên lê ra quả đều và đẹp với giá bán dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, ước tính cuối vụ lê, gia đình bà Dà sẽ thu hoạch được gần 4 tấn quả với doanh thu gần 100 triệu đồng.

Nông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè đã ra trái quá trời, có nhà giàu trông thấy- Ảnh 1.

Bà Lù Thị Dà đang thu hoạch những trái lê to, đẹp để bán ra thị trường. Ảnh: H.H

Bà Lù Thị Dà chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi chủ yếu làm ruộng, làm nương và thấy vất vả mà không đem lại hiệu quả kinh tế. Do đó, gia đình tôi đã chuyển đổi sang trồng lê vào các diện tích đất trồng ngô kém quả của gia đình. Giờ tôi thấy trồng lê có giá trị kinh tế cao gấp 3, 4 lần so trồng ngô, lúa, thời gian tới gia đình tôi sẽ mở rộng diện tích để trồng lê để phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập”.

Với diện tích đất đồi trên 2 ha, gia đình chị Giàng Thị Trù ở bản Ngã Ba Kim, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đã từng đưa các loại cây như mận tam hoa, mận hậu, xoài vào trồng, tuy nhiên do là loại cây không phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng đất đai cũng như khí hậu nên không mang lại hiệu quả kinh tế. 

Sau khi tìm hiểu về cây lê, năm 2018 gia đình chị Trù đã mạnh dạn chặt bỏ cây mận tam hoa, mận hậu và xoài để đưa 200 gốc lê vào trồng. Sau hơn 5 năm trồng, cây lê phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu nên sinh trưởng tốt, cây bắt đầu bói quả sau 3 năm trồng và bắt đầu cho thu hoạch sau 4 năm. 

Qua tính toán sơ bộ 1 ha lê cũng cho năng suất trên 40 tấn quả và với giá bán trung bình 30.000 đồng/ kg, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình chị Trù.

“Trước đây nhà tôi trồng nhiều loại cây nhưng không hiệu quả, nên đã chuyển sang trồng cây lê, cây lê này một năm cho nhiều quả, bình quân vợ chồng tôi thu được 100 triệu, từ đó cũng phục vụ nhiều cho nhu cầu của gia đình”, chị Trù cho hay.

Nông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè đã ra trái quá trời, có nhà giàu trông thấy- Ảnh 2.

Năm 2018 gia đình chị Giàng Thị Trù đã mạnh dạn chặt bỏ cây mận, xoài để đưa 200 gốc lê vào trồng. Qua tính toán sơ bộ 1 ha lê mang lại thu nhập cho gia đình chị Trù trên 100 triệu đồng. Ảnh: H.H

Cần nâng cao kỹ thuật trồng cây lê, liên kết tiêu thụ quả lê

Địa hình đồi núi dốc, người dân xã Púng Luông chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp do vậy đời sống kinh tế rất khó khăn. Để nâng cao mức sống cho người dân trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Púng Luông đã tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu, cây trồng trong đó cây lê khi trồng thử nghiệm đã được lựa chọn đưa vào canh tác. Đến nay trên địa bàn xã Púng Luông người dân đã trồng được 72 ha cây lê, trong đó có trên 5 ha cho thu hoạch.

Ông Lý A Tủa – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Púng Luông cho biết: “Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trước đây chủ yếu là trồng lúa, trồng ngô. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng người dân đã chuyển đổi sang trồng cây lê. Nhận thấy cây lê hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác, thời gian tới cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền bà con mở rộng diện tích, tăng thu nhập cho bà con, góp phần cùng xã xây dựng nông thôn mới”.

Nông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè đã ra trái quá trời, có nhà giàu trông thấy- Ảnh 3.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng người dân xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã chuyển đổi sang trồng cây lê. Ảnh: H.H

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhằm giúp nhân dân phát triển kinh tế, làm giàu trên chính quê hương, qua trồng thử nghiệm từ năm 2008, sau khi khẳng định được hiệu quả kinh tế từ năm 2019 đến nay, Huyện ủy Mù Cang Chải đã tích cực vận động nhân dân trồng và phát triển cây lê, đến nay toàn huyện đã có 200 ha, chủ yếu là giống lê Đài Loan và lê Tai Nung được trồng ở các xã Púng Luông, La Pán Tẩn và Nậm Khắt.

Nông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè đã ra trái quá trời, có nhà giàu trông thấy- Ảnh 4.

Toàn huyện Mù Cang Chải có trên 200 ha lê chủ yếu là giống lê Đài Loan và lê Tai Nung. Ảnh: H.H

Theo ông Lương Văn Thư – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mù Cang Chải, huyện cũng đã đưa một số giống cây trồng ôn đới vào phát triển trên địa bàn, trong đó giống cây lê đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo.

“Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như đề án phát triển cây ăn quả của huyện giai đoạn 2021 – 2025, phấn đấu đến năm 2025 huyện sẽ xây dựng vùng sản xuất cây lê hàng hóa tập trung tại các xã khu 2 của huyện Mù Cang Chải với diện tích dự kiến trên 300ha. Để đảm bảo sinh kế cho người dân huyện xây dựng chuỗi giá trị từ cung ứng cây giống, vật tư đến tiêu thụ sản phẩm cho người dân”, ông Thư nhấn mạnh thêm.

Nông dân huyện này của Yên Bái trồng lê, cây thấp tè đã ra trái quá trời, có nhà giàu trông thấy- Ảnh 5.

Người dân đóng gói quả lê để vận chuyển bán ra thị trường. Ảnh: H.H

Với hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân có thể khẳng định việc lựa chọn và đưa cây lê vào trồng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên để cây lê thực sự là cây mũi nhọn mang lại thu nhập ổn định và lâu dài cho người dân thì việc quy hoạch trồng ở những khu vực phù hợp cũng như tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết.





Nguồn: https://danviet.vn/thu-nghiem-nhieu-loai-cay-nhung-that-bai-nong-dan-huyen-nay-cua-tinh-yen-bai-trong-cay-le-lai-cho-thu-nhap-cao-20240706114339316.htm

Cùng chủ đề

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Yên Bái: Phấn đấu năm 2025, toàn tỉnh đưa 1.200 người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án đưa lao động tỉnh Yên Bái đi làm việc ở nước ngoài, năm 2025. Kế hoạch phấn đấu năm 2025, toàn tỉnh đưa 1.200 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng dài hạn.Tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định số 607/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt phân...

Mù Cang Chải (Yên Bái): Ra khỏi huyện “trắng” về nông thôn mới

Mù Cang Chải là địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Mù Cang Chải đã quan tâm, dành nhiều nguồn lực, huy động sự chung tay của toàn xã hội và nội lực của người dân địa phương để xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, đến nay, Mù Cang Chải đã ra khỏi huyện "trắng" về nông thôn mới.Những năm gần đây, tại huyện miền núi...

Băng giá bất ngờ phủ trắng Tà Xùa giữa tháng 3

Băng giá xuất hiện vào tháng 3 tại Tà Xùa khiến nhiều người bất ngờ, thu hút sự chú ý của du khách và người dân. Sáng 19/3, băng giá xuất hiện tại Tà Xùa (xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, Yên Bái), một hiện tượng hiếm gặp vào thời điểm này trong năm.  Ông Đào Viết Nghiêm, Chủ tịch xã Bản Công cho biết, hằng năm Tà Xùa vẫn xuất hiện băng giá, chủ yếu vào chính đông (tháng 12...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong hành trình thoát nghèo, các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Việc làm này giúp cho hàng nghìn hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách an cư, lạc nghiệp trong những ngôi nhà mới khang trang. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Doanh nghiệp phải là trung tâm phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp

SGGPO 29/09/2023 13:44 Ngày 29-9, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn Phát triển chuỗi cung ứng sản xuất nông nghiệp an toàn hướng đến bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Phát biểu tại diễn đàn, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hàng hóa...

Tây Giang (Quảng Nam): Đồng bào Cơ Tu đổi mới cách nghĩ, cách làm để thoát nghèo

Thu nhập hơn nửa tỷ mỗi năm Chiều biên giới Tây Giang vừa ngớt mưa, chị Bnướch Thị Blắc (thôn R’cung, xã Bhalêê) vội mang bắp cho đàn gà trên trại cách nhà không xa. Mảnh vườn của vợ chồng chị nằm trên quả đồi sát đường liên xã, khoảng hơn 5ha với bạc ngàn cây ăn quả, quế và trang trại gà. “Hồi mới lập gia đình, vợ chồng chỉ nuôi mấy con heo, không đủ sống...

Đà Nẵng: Phát triển logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành văn bản số 1237/UBND-SCT về triển khai tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản.Theo đó, UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản trên địa bàn gần với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics nông sản và quy định...

Một nơi có tên là Tiên Cảnh ở Quảng Nam đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, người dân thu nhập 56 triệu/năm

Đồng lòng, đồng tâm góp sức xây dựng nông thôn mớiXác định việc đạt chuẩn NTM đã khó, việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiến tới xây dựng thành công xã NTM nâng cao, lại càng khó hơn. Do vậy, ngay...

Phân bón Cà Mau khai xuân xuất khẩu 100.000 tấn urê thời điểm trong nước thấp vụ

Đây là "phát súng" ấn tượng đầu tiên mở màn năm mới 2025, thể hiện nỗ lực, quyết tâm vươn mình ra thế giới của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM). ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Công ty Vận tải biển VIMC tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 5/4/2025 vừa qua, tại khu neo Hòn Gai – Quảng Ninh, Công ty Vận tải biển VIMC (VLC) đã chính thức tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony theo hình thức thuê BBC. VIMC Harmony là tàu hàng rời có trọng tải 22.695,1 DWT, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn...

DOJI RA MẮT DÒNG TRANG SỨC TrenD, TÔN VINH XU HƯỚNG ĐA PHONG CÁCH CỦA PHÁI ĐẸP

DOJI chính thức ra mắt dòng trang sức TrenD – Tôn vinh xu hướng đa phong cách, phản chiếu vẻ đẹp khí chất, tự tin và đầy bản lĩnh của người phụ nữ thời đại mới. Trang sức TrenD là tuyên ngôn đa phong cách của phái đẹp. (Ảnh Thumbnail) Trong nhịp sống hiện đại, người phụ nữ đã không...

BIỂU TƯỢNG CAO QUÝ TRONG QUÀ TẶNG KIM BẢO PHÚC

Trong đời sống văn hóa Á Đông, các loài hoa thường hàm chứa những giá trị sâu sắc về tinh thần và nhân sinh quan. Trong số đó, hoa lan và hoa sen được xem là biểu tượng của vẻ đẹp thanh cao, khí chất và sự thuần khiết – những giá trị bất biến theo thời gian. Kim...

Mới nhất