Trang chủKinh tếNông nghiệpNông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối)

Nông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối)

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam đạt con số kỷ lục 62,5 tỷ USD, tạo đà cho mục tiêu xuất khẩu 100 tỷ USD trong tương lai. Để nhìn lại một năm thắng lợi của ngành nông nghiệp nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đã có buổi chia sẻ với phóng viên Báo Dân Việt.

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Nông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối) - Ảnh 1.

Năm 2024 ngành nông nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt cơn bão số 3 nhưng vẫn vượt kế hoạch đề ra, Bộ trưởng có thể chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, điều hành?

– Để có những kết quả như trong năm 2024, đầu tiên chúng ta phải trân quý người nông dân, nhất là những bà con đã chịu tổn thất sau cơn bão số 3. Dù có thắng lợi gì mà không có chỗ dựa là bà con nông dân thì cũng rất khó. Có lẽ chúng ta cần công bằng hơn trong những đánh giá, bởi doanh nghiệp, Bộ NNPTNT, hay các Bộ, ngành chỉ là những người tạo ra sự kết nối, liên lạc trong chuỗi sản xuất.

Kinh nghiệm đầu tiên thu được từ năm vừa qua, là từ sự năng động của các địa phương trong việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Điều ấy đã thẩm thấu dần vào trong xã hội. Bà con nông dân, chính quyền địa phương đều biết rằng chỉ đạo sản xuất phải kết nối được tới thị trường. Nhiều hội chợ, Festival được tổ chức ở Sơn La, Hưng Yên, Hải Dương, Tây Nguyên và Đông Nam bộ… các địa phương rất năng động và chủ động kết nối thị trường. Ngày xưa chúng ta cứ nghĩ rằng, chúng ta phải thúc đẩy bà con sản xuất nhiều hơn, nhưng quan điểm ấy giờ cần thay đổi, nghĩa là cùng với sản xuất phải áp dụng thêm tư duy kinh tế, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường.

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Nông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối) - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Văn Giang

Thứ hai, chúng ta đã hiểu được rằng thị trường rất đa dạng. Mỗi thị trường có tiêu chuẩn, quy chuẩn, có giá trị riêng, có những hàng rào kỹ thuật. Thông tin từ Bộ NNPTNT, Bộ Ngoại giao hay Bộ Công thương, giữa cơ quan xúc tiến thương mại, tổ chức đã cố gắng chuyển về một cách nhanh nhất cho các địa phương, đến tận bà con nông dân. Tất nhiên cũng còn chỗ này chỗ kia nhưng rõ ràng, tư duy sản xuất theo thị trường đã từng bước được hình thành. Sản xuất cho thị trường Mỹ sẽ khác với xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, thậm chí để bán được sản phẩm chúng ta phải tìm hiểu thêm cả văn hóa, thị hiếu của từng khu vực.

Đây không đơn giản là câu chuyện sản xuất – mua bán mà là sự định hình thói quen hay tập quán sản xuất theo tín hiệu thị trường, nghĩa là chúng ta bán cái thị trường cần, chứ không phải bán cái mà chúng ta sản xuất ra được. Hay nói một cách khác, là biến sản phẩm trở thành thương phẩm. Sản phẩm là cái chúng ta làm được, còn thương phẩm là cái người ta cần mà chúng ta đem bán. Khi bán được mới có chỉ số tăng trưởng, kim ngạch 62,5 tỷ USD năm 2024. Và đó là thành quả của một hệ sinh thái gắn liền với các bộ, ngành Trung ương, các địa phương, hiệp hội, ngành hàng và người dân để vừa phát triển những thị trường cũ, tiềm năng vừa mở ra những thị trường mới, để chúng ta không gặp rủi ro ở bất cứ thị trường nào.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 62,5 tỷ USD, trong đó, có 7 hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Cụ thể: gỗ và sản phẩm gỗ 16,2 tỷ USD; rau quả 7,2 tỷ USD; gạo 5,75 tỷ USD; cà phê 5,48 tỷ USD; hạt điều 4,38 tỷ USD; tôm 3,86 tỷ USD; cao su 3,46 tỷ USD.

Với những con số xuất khẩu ngoạn mục năm 2024 sẽ tạo đà rất lớn để ngành nông nghiệp bước vào năm 2025, trong đó, mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NNPTNT đạt kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD. Bộ trưởng đánh giá thế nào về lợi thế và khó khăn của năm 2025?

– Nhìn về năm 2025, chúng ta còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên cũng có nhiều điểm lạc quan, sản phẩm tiềm năng, bởi vì chúng ta chủ trương khai thác triệt để tất cả những gì chúng ta đang có. Ví dụ như nông nghiệp tuần hoàn. Có lẽ, ngành nông nghiệp và bà con mình mới bắt đầu một cách sơ khai vào con đường này. Lâu nay người nông dân mới biết cách trồng cây lúa, lấy hạt gạo đem bán, mà đôi khi quên mất rằng rơm rạ, trấu… có thể làm giá thể, hoặc làm viên nén cho năng lượng sinh khối. Hiện nay bà con đã manh nha biết cách biến phế phụ phẩm nông nghiệp thành chế phẩm sinh học, rồi tuần hoàn đưa vào lại trong đất, canh tác cho mùa vụ mới.

Nhân đây, tôi mong mỏi rằng chúng ta đừng nhìn vào giá trị của một nông sản cụ thể, bởi đó là tầng thấp nhất trong chuỗi giá trị – bán thô sản phẩm. Vì lẽ đó, chúng ta có thể vui mừng vì năm vừa qua Bộ NNPTNT đã ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc, góp phần tăng dần tỷ trọng sản phẩm chế biến, thứ luôn có giá trị gấp hàng chục, hàng trăm lần.

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Nông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối) - Ảnh 3.

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt con số kỷ lục, trên 7 tỷ USD, trong đó, sầu riêng mang về 3,2 tỷ USD. Ảnh: Minh Huệ

Nếu cứ giữ cái nhìn cục bộ, đơn ngành, rất khó để tăng giá trị cho nông sản. Một ví dụ nữa là cà phê, lâu nay người dân chỉ quan tâm bán hạt cà phê, tới thứ nước pha ra từ hạt cà phê, vốn chỉ chiếm khoảng 2% giá trị, còn hơn 98% giá trị còn lại thì đổ bỏ. Trong khi bã cà phê có thể tái sử dụng làm giá thể trồng rau thủy canh, làm phân bón cải tạo đất, thậm chí chế biến thành mỹ phẩm. Nhiều quốc gia đã áp dụng nguyên lý tuần hoàn vào bã cà phê. Họ lấy bã cà phê trồng nấm, rồi lấy toàn bộ phế phụ phẩm còn lại sau thu hoạch nấm, sau khi thu hoạch nấm xong có thể tận dụng phế phẩm làm thức ăn chăn nuôi.

Những mô hình về nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh như vậy buộc chúng ta phải nghĩ khác đi trong công tác chỉ đạo sản xuất. Thay vì bỏ đi và phải tốn thêm công xử lý để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể áp dụng nguyên lý tuần hoàn để không bỏ đi thứ gì. Tôi muốn nhấn mạnh như vậy để tất cả thấy được, rằng kết quả 2024 là rất tốt nhưng với thế giới đang thay đổi chóng mặt, chúng ta vẫn còn dư địa để có thể làm tốt hơn.

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Nông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối) - Ảnh 4.

Năm 2025 là năm cuối thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đề ra. Về phần mình – Bộ NNPTNT sẽ triển khai những kế hoạch gì để hoàn thành mục của giai đoạn 2021-2025, thưa Bộ trưởng?

– Đến thời điểm này, có thể khẳng định tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã vượt xa mục tiêu của nhiệm kỳ 2021-2025, chẳng hạn mục tiêu năm 2030 xuất khẩu rau quả đạt 5 tỷ USD thì nay đã vượt mốc 7 tỷ USD. Ngành nông nghiệp, vì thế, phải định hướng những nhiệm vụ mới, làm sao để tăng tốc, đột phá hơn nữa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việt Nam có lợi thế về đất đai và không gian biển, nhưng nông nghiệp trong thời đại mới có lẽ đã đến lúc vượt khỏi địa giới hành chính. Chúng ta có thể hợp tác trồng trọt, chăn nuôi với nhiều quốc gia, gần thì có Lào, Campuchia, xa hơn là các nước châu Phi và một số quốc gia, vùng lãnh thổ đã đến Việt Nam đặt vấn đề hợp tác nông nghiệp. 

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Nông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối) - Ảnh 5.

Người dân Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) tham quan các gian hàng trưng bày trái cây tại Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Văn Thương

Kết nối để tạo ra đa tầng giá trị hơn, tương tự như sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, mới là biện pháp để Việt Nam không bỏ lỡ thời cơ trong giai đoạn hiện nay. Tôi từng có dịp tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng công du một số quốc gia, và nhận thấy rõ rằng nếu chậm chân chút xíu, nông sản Việt có thể mất luôn cơ hội mở cửa thị trường ở một khu vực tiềm năng.

Đất đai nông nghiệp vốn dĩ chỉ có vậy, nếu như không muốn nói là ngày càng nhỏ lại vì xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa, thi công hạ tầng giao thông. Sản xuất có tăng trưởng nhưng sẽ có lúc chạm ngưỡng giới hạn. Nông nghiệp còn đang đối mặt với thách thức về lao động, người dân tha hương đổ về các khu công nghiệp. Các làng quê bây giờ hầu hết là những người già. Những nghề truyền thống, nông, đặc sản vùng miền, bởi vậy, mà có nguy cơ mai một nếu không tìm được lớp thế hệ kế cận. Hợp tác là xu thế bắt buộc, cũng là dịp để chúng ta tự soi chiếu lại bản thân xem còn khoảng trống nào bị đứt đoạn hay bỏ quên.

Trở lại câu chuyện nông sản, vừa qua Bộ NNPTNT phối hợp Bộ Công thương tổ chức Lễ hội trái cây tại Bắc Kinh, Trung Quốc, với mong mỏi đưa nông sản đi sâu vào nội địa quốc gia này. Muốn bán nông sản có giá cao thì phải có những không gian trưng bày, quảng bá nông sản ở trung tâm Trung Quốc – nơi tiêu thụ nông sản lớn nhất thế giới. Đã qua rồi cái thời nông sản Việt xuất khẩu bằng tiểu ngạch, loanh quanh khu vực biên giới. Chúng ta giờ phải nghĩ lớn hơn, cùng thông điệp rõ ràng là luôn bên cạnh doanh nghiệp từ Nhà nước, cụ thể là các bộ, ngành, đại sứ quán, cơ quan thương mại ở nước ngoài.

Nông nghiệp, nông sản nếu chỉ khai thác dưới khía cạnh thực phẩm, thì chúng ta mới tận dụng được tầng thấp nhất, trong khi bất kỳ một nông sản nào cũng đều có giá trị dược liệu, dược phẩm và mỹ phẩm. Sau nền nông nghiệp sản lượng, đã đến lúc chúng ta cùng ngồi lại để tìm kiếm những giá trị thặng dư cao hơn. Chẳng hạn mật ong. Nếu bà con bán dưới dạng thực phẩm thì giá thành không đáng là bao. Bán cả một chai to cũng không bằng một lọ mỹ phẩm nhỏ xíu, chiết xuất từ mật ong.

Trong cơn mưa, nhìn xuống đất thì thấy bùn, nhưng nếu nhướng mắt ra xa lại thấy cầu vồng. Muốn thấy cầu vồng thì chắc chắn phải chịu bẩn một chút. Có lẽ, đó sẽ là tư duy tích cực trước khi bước chân vào kỷ nguyên mới.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!





Nguồn: https://danviet.vn/hien-thuc-hoa-muc-tieu-xuat-khau-nong-san-100-ty-usd-nong-dan-diem-tua-de-nganh-nong-nghiep-thang-lon-bai-cuoi-20250113141956883.htm

Cùng chủ đề

MISA hợp tác với Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu nhằm thúc đẩy đột phá công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 4/7/2025, tại Lễ ra mắt Trung tâm Sáng tạo, Khai thác Dữ liệu (NCDI), MISA là một trong 27 đơn vị đối tác công nghệ chiến lược hợp tác với NCDI nhằm mục tiêu nghiên cứu, phát triển và triển khai các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ và...

Hyundai Thành Công triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho Santa FE & Palisade – Tập đoàn Thành Công

Hà Nội – Tháng 7/2025, Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức triển khai Chương trình ưu đãi đặc biệt “Săn quà cực hay – Sắm ngay Santa Fe & Palisade” với giá trị lên đến 100% lệ phí trước bạ cùng nhiều phần quà giá trị. Chương trình được xây dựng với mục tiêu nâng cao toàn diện trải nghiệm khách hàng và mang đến cơ hội sở hữu những sản phẩm chất lượng...

Triển lãm “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” giới thiệu hơn 200 cổ vật đặc sắc

VHO - Triển lãm giới thiệu hơn 200 cổ vật quý hiếm thuộc nhiều loại hình và chất liệu, có niên đại từ thế kỷ 15 đến thời Nguyễn.  Ngày 4.7, Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, từ ngày 11.7 đến ngày 12.9, triển lãm chuyên đề “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” sẽ chính thức mở cửa phục vụ công chúng.Triển lãm nhằm thúc đẩy phong trào xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn...

GELEX cùng Viglacera tiếp tục là doanh nghiệp đạt Chuẩn Công bố thông tin năm 2025 – Tổng công ty Viglacera

Thông tin được công bố trong “Báo cáo khảo sát toàn diện về hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2025, ra mắt ngày 01/07/2025, trong khuôn khổ Chương trình IR Awards 2025. Tiêu chí xét chọn thông qua quá trình khảo sát toàn diện hoạt động công bố thông tin của toàn bộ doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm nay, chương trình khảo sát tổng cộng 691...

Hoa Sen Home tái hiện showroom trưng bày độc đáo ngay Công viên bờ Đông cầu Rồng Đà Nẵng

Trong chuỗi sự kiện ghi hình chương trình Mái ấm gia đình Việt tại Đà Nẵng, Hệ thống Hoa Sen Home (Tập đoàn Hoa Sen) mang đến “showroom di động” được thiết kế từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Nước tràn đồng vùng đầu nguồn miền Tây, dân Sóc Trăng đẩy côn bắt cá lóc đồng, mắm lóc đồng ngon

Dường như, đối với cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi là một mùa đặc biệt, nó không phải là xuân, hạ, thu, đông, cũng không phải là mùa khô hay mùa mưa. Đặt chữ “về” trong khi nhắc mùa nước nổi, nó như một sự ngóng...

Hà Nội mới hướng đến nông nghiệp “thuận thiên”

Ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII đặt ra cho giai đoạn 2021 - 2025. Bước tiến toàn diện Trong những năm qua, ngành NN&PTNT Hà Nội tiếp tục có sự trưởng thành và phát triển vượt bậc. Tái cơ cấu nông nghiệp ngày càng đi...

Quảng Nam bức phá giảm nghèo từ các dự án liên kết chuỗi giá trị

Việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi sản xuất, mô hình hỗ trợ sản xuất cộng đồng đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào vùng cao Quảng Nam. Các mô hình này không chỉ tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, mà phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.Các xã vùng cao trên của huyện Bắc...

Đáng báo động phá rừng ở Đắk Lắk, mang chó đi cảnh giới, cho trẻ em bơm thuốc độc vô thân cây

Tình trạng phá rừng trái pháp luật tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến phức tạp. Đối tượng mang theo chó nghiệp vụ để cảnh giới, thậm chí cho trẻ em bơm thuốc, khoan cây nhằm "hạ độc" cây rừng. ...

Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ

Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Ngày 1/11, Trung tâm Xúc tiến đầu...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất