Trang chủDi sảnNỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù
Nhiều năm qua, những nghệ nhân tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn miệt mài với nghiệp giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá Ca trù dẫu “cơm áo không đùa với khách thơ”.

Giữ gìn di sản

Như thường lệ, vào mỗi chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ (CLB) lại tổ chức sinh hoạt. Những làn điệu ca trù được các thành viên CLB cất vang trong không gian tôn nghiêm tại Khu di tích Dinh điền sứ Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (đóng tại xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) được xem là người đặt nền móng cho ca trù Cổ Đạm (Nghi Xuân). Sau thời gian bị lãng quên, từ năm 1998, di sản văn hóa ca trù được phục hồi, nhiều thế hệ nghệ nhân, ca nương Nghi Xuân tiếp tục giữ gìn và lan tỏa trong đời sống, trong số đó, phải kể đến vợ chồng Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Xanh (Phó Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm) và Trần Văn Đài (Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm).

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù- Ảnh 1.

Một buổi sinh hoạt của CLB tại Khu di tích Dinh điền sứ Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có truyền thống ca trù, những câu hát của các nghệ nhân cổ như cụ Phan Thị Nga, Trần Thị Gia đã ngấm vào máu của Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Xanh. Niềm đam mê với làn điệu ca trù quê hương theo đó cũng “dày” lên theo năm tháng. Nghệ nhân Dương Thị Xanh càng may mắn khi có chồng là Nghệ nhân ưu tú Trần Văn Đài cũng cùng chung tình yêu và chí hướng.

Năm 2007, với khao khát cháy bỏng giữ gìn, phát huy văn hóa Ca trù, vợ chồng Nghệ nhân Dương Thị Xanh đã đóng cửa hàng kinh doanh, bỏ tiền túi cùng nhau ra Hà Nội học nâng cao kỹ thuật hát Ca trù để về truyền dạy cho các ca nương tại địa phương. Liên tiếp trong 3 năm miệt mài, vợ chồng Nghệ nhân Xanh đã âm thầm cùng nhau thực hiện lý tưởng làm sao để giữ gìn, bảo tồn và phát triển được văn hóa ca trù.

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù- Ảnh 2.

Vợ chồng Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Xanh là thế hệ thứ 2 của Ca trù Cổ Đạm.

Năm 2009, tại kỳ họp của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), ca trù đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Lúc này, vợ chồng Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Xanh và một số nghệ nhân, ca nương mới được UBND huyện Nghi Xuân ký hợp đồng lao động, hỗ trợ 1 bậc lương cơ bản. Cũng từ đó, CLB Ca trù Cổ Đạm, CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ mới có sự định hướng, hoạt động quy cũ để giữ gìn, bảo tồn và truyền dạy cho các thế hệ trẻ tại địa phương.

Nghề không nuôi được nghề

Trong không gian văn hóa tôn nghiêm tại Khu di tích Nguyễn Công Trứ, chúng tôi được thưởng thức làn điệu của bài Ca trù “Hồng hồng tuyết tuyết” do nhóm nghệ nhân CLB thể hiện. Những ca từ sâu lắng, chạm đến tầng sâu xúc cảm. Khi làn điệu Ca trù cất lên, cũng là khi nỗi lòng của những người nghệ nhân bày tỏ.

Theo ông Lê Xuân Hải, chủ nhiệm CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ, để giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa ca trù quê hương là cả một quá trình đầy nỗ lực của các thế hệ, nghệ nhân, ca nương khi “nghề không nuôi được nghề”. Các nghệ nhân, ca nương tại đây hiện chỉ được hưởng chế độ hỗ trợ 1 bậc lương cơ bản. Họ đã bám trụ “nghiệp” Ca trù hàng chục năm qua với chế độ hỗ trợ từ những năm một bậc lương cơ bản chỉ 400.000 đồng cho đến nay. Chưa kể, ca trù được ví là “âm nhạc bác học”, là loại hình nghệ thuật kén người nghe, kén không gian biểu diễn gần như khó tiếp cận đối với thế hệ trẻ nên “nghề không nuôi được nghề” lại càng khó khăn trong việc phát triển hơn.

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù- Ảnh 3.

Các nghệ nhân có khao khát cháy bỏng bảo tồn và phát triển được văn hóa Ca trù cho tầng lớp thế hệ trẻ.

Cũng theo ông Hải, hiện, Nghi Xuân có CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ và CLB Ca trù Cổ Đạm đang hoạt động song song. Tổng 2 CLB có khoảng 50 thành viên thường xuyên sinh hoạt. Mặc dù, qua thời gian, cả 2 CLB đều đã đào tạo được rất nhiều thế hệ ca nương yêu và đam mê với làn điệu ca trù nhưng lại có rất ít “người tài” gắn bó ở lại quê hương do không có những cơ chế đãi ngộ.

Cuộc sống “cơm áo gạo tiền” cũng bủa vây những nghệ nhân hiếm hoi của Ca trù Cổ Đạm. Nghệ nhân ưu tú Dương Thị Xanh cũng đã từng phải gác lại đam mê để đi xuất khẩu lao động. Hay đến thời điểm bây giờ, ngoài những giờ phút “sống trọn” với Ca trù vào 2 buổi chiều thứ 3 và thứ 5 sinh hoạt CLB, họ – những nghệ nhân ca trù cũng phải bươn chải với cơm, áo, gạo, tiền phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù- Ảnh 4.

Một tiết mục biểu diễn của các Nghệ nhân CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ tại “Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được Unesco ghi danh” tổ chức vào hồi tháng 11 vừa qua.

Ông Nguyễn Long Thiên, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Truyền thông UBND huyện Nghi Xuân cho hay, có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan khiến sự tồn tại của Ca trù đã và đang bị đe dọa. Với các điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế hiện nay, sự giao lưu các nền văn hoá, sự phát triển truyền thông đại chúng, sự thay đổi nếp sống, lối sống, sự tấn công vào truyền thống dân gian của các hình thức âm nhạc, giải trí… được du nhập từ phương Tây với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật và sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin đang khiến cho vị trí của Ca trù bị lung lay trong lòng dân chúng.

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù- Ảnh 5.

Ca trù là một loại hình nghệ thuật kén người nghe, người hát bởi độ khó nhất định trong phách, nhịp, vần điệu.

“Mặc dù được đánh giá cao là một trong những dòng nhạc bác học nhưng Ca trù kén người nghe và rất hạn chế về số người đam mê theo đuổi loại hình nghệ thuật này. Cho nên sau 36 năm Hội thảo Ca trù từng bước được bảo tồn và phát huy đến nay vẫn chỉ thành lập được 2 CLB. 

Vấn đề tồn tại và hạn chế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Ca trù có rất nhiều nguyên nhân như: Chưa có các chủ trương, chính sách ưu tiên đối với việc bảo tồn phát huy giá trị di sản Ca trù; Quy hoạch thiết chế văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực đang còn nhiều bấp cập, địa phương nơi có di sản Ca trù chưa có hệ thống thiết chế văn hoá đồng bộ; Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho các hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản còn nhiều hạn chế; Đội ngũ tác giả soạn lời mới cho Ca trù hầu như là con số 0, tính sau 35 năm trên địa bàn toàn huyện chỉ có được một vài bài viết lời mới cho nghệ thuật Ca trù, một phần do việc viết lời mới cho làn điệu Ca trù vô cùng khó, đặc biệt là chưa có sự động viên và chưa được quan tâm đúng mức đối với đội ngũ viết lời mới cho Ca trù…”, ông Thiên trải lòng. 

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/noi-long-bao-ton-di-san-van-hoa-ca-tru-204241218105651885.htm

Cùng chủ đề

NSND Hồng Vân trao lại bằng khen vở “Bông cánh cò” cho gia đình cố nhạc sĩ Bắc Sơn

(NLĐO) - Gia đình cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn có thêm động lực để lan tỏa những di sản văn hóa, âm nhạc mà ông để lại. ...

Từ tài nguyên thầm lặng đến động lực phát triển

(NB&CL) Di sản văn hóa gồm những hiện vật, công trình hay lễ hội truyền thống tồn tại qua hàng thế kỷ là một nguồn tài nguyên vô giá, không chỉ để bảo tồn mà còn có thể khai thác một cách bền vững nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh...

Từ tài nguyên thầm lặng đến động lực phát triển

(NB&CL) Di sản văn hóa gồm những hiện vật, công trình hay lễ hội truyền thống tồn tại qua hàng thế kỷ là một nguồn tài nguyên vô giá, không chỉ để bảo tồn mà còn có thể khai thác một cách bền vững nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Hàng trăm nghìn người được tăng lương hưu 2 lần

(Dân trí) - Hơn 190.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp ở mức thấp dưới 3,5 triệu đồng đã được tăng mức hưởng theo hai mức. Đã điều chỉnh lương hưu 15%Theo báo cáo về tình hình thực hiện cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người...

Đón Tết ở nhà giàn DK1

Giữa biển cả mênh mông, những người lính hải quân ở nhà giàn DK1 vẫn ôm đàn ngồi hát, gói bánh chưng và chăm chút cây quất, cành hoa được gửi từ đất liền ra. Vừa đón Tết vui, vừa vững chắc tay súng. ...

Vay online để giảm gánh nặng tài chính khi chưa đến Tết đã tiêu hết tiền thưởng

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm, mang theo niềm vui đoàn tụ, hy vọng vào một khởi đầu mới. Nhưng với không ít người, Tết cũng là thời điểm đối mặt với áp lực tài chính vì lương thưởng ít hơn trong khi có vô số những khoản cần chi. Chi tiêu tháng Tết tăng gấp...

Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì trong dịp Tết

NDO - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa ra một số lưu ý dành cho bệnh nhân tim mạch trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Các lưu ý chung: Người bệnh cần tuân thủ thuốc điều trị: Uống thuốc đúng...

Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên

Trưa ngày 21/1 (tức ngày 22 tháng Chạp năm 2024), tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên - Tết sum vầy” và Chương trình “Chuyến xe yêu thương” Xuân Ất Tỵ 2025. Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên - Tết sum vầy” và “Chuyến xe yêu thương”Trưa ngày...

Mới nhất

Đón Tết ở nhà giàn DK1