Trang chủNewsThế giớiNỗi lo từ chính sự thất bại

Nỗi lo từ chính sự thất bại



Mặc dù Triều Tiên đã thất bại trong vụ phóng tên lửa ngày 31/5 nhưng lại khiến Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản vô cùng lo ngại trước những ý đồ tiếp theo của Bình Nhưỡng.

Triều Tiên phóng thử vệ tinh trinh sát: Nỗi lo từ chính sự thất bại
Hình ảnh một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. (Nguồn: AP)

Ngày 31/5, Triều Tiên đã phóng một “phương tiện phóng vào không gian” nhưng vụ phóng thất bại và tên lửa đã rơi xuống biển.

Theo một quan chức Triều Tiên, tên lửa mới “Chollima-1” mang theo vệ tinh trinh sát quân sự “Malligyong-1” đã rơi xuống biển do “khởi động bất thường của động cơ giai đoạn hai”.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết nước này có kế hoạch tiến hành vụ phóng thứ hai càng sớm càng tốt.

Tham mưu trưởng liên quân (JCS) của Seoul cho biết họ đã phát hiện vụ phóng từ Tongchang-ri trên bờ biển phía Tây của Triều Tiên lúc 6h29 sáng và tên lửa rơi xuống vùng biển cách đảo Eocheong của Hàn Quốc khoảng 200 km về phía Tây sau khi bay qua hòn đảo biên giới Baengnyeong.

Quân đội Hàn Quốc đã thu được một phần mảnh vỡ tên lửa này của Triều Tiên. Đó là một vật thể hình trụ được cho là đã được sử dụng để kết nối giai đoạn thứ nhất và thứ hai của tên lửa. Các nhà quan sát cho rằng một bộ phận như vậy có thể làm sáng tỏ cấu tạo của tên lửa và tiến bộ công nghệ của Triều Tiên.

Triều Tiên đã thông báo cho Nhật Bản và Tổ chức Hàng hải Quốc tế về kế hoạch phóng vệ tinh vào đầu tuần này từ ngày 31/5 đến ngày 11/6 bất chấp những lời chỉ trích rằng hoạt động đó sẽ vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về việc cấm bất kỳ vụ phóng nào sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.

Vụ phóng tên lửa đánh dấu hành động khiêu khích đầu tiên của Triều Tiên kể từ khi nước này phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-18 vào ngày 13/4.

Thất bại, vì sao?

Theo KCNA, thất bại trong lần phóng này là do “độ tin cậy và ổn định thấp của hệ thống động cơ mới được áp dụng cho tên lửa mang và tính chất không ổn định của nhiên liệu được sử dụng”.

KCNA đề cập đến việc tên lửa bay “bình thường” cho đến khi tách rời giai đoạn đầu tiên cho thấy các khiếm khuyết xuất phát từ hệ thống đẩy giai đoạn thứ hai và nhiên liệu tên lửa – những yếu tố quan trọng để đưa vệ tinh vào quỹ đạo.

Chang Young-keun, một chuyên gia tên lửa tại Đại học Hàng không vũ trụ Hàn Quốc, cho biết động cơ giai đoạn hai có thể đã thất bại trong quá trình đánh lửa và đốt cháy sau khi tách giai đoạn đầu.

Các nhà phân tích cho biết tên lửa này của Triều Tiên được cho là được trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Paektusan mô phỏng theo động cơ đôi RD-250 do Liên Xô sản xuất.

Tầng thứ nhất và thứ hai của nó có thể mang động cơ Paektusan hai buồng với lực đẩy 160 tấn và một buồng đơn, trong khi tầng thứ ba có thể được trang bị hai động cơ nhiên liệu lỏng nhỏ. Hoạt động của các động cơ này cần nhiên liệu lỏng cũng như chất oxy hóa. Đặc biệt, yêu cầu lưu trữ oxy lỏng ở nhiệt độ cực thấp có thể là một thách thức đối với Triều Tiên.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Triều Tiên có thể tuân theo kế hoạch đã tuyên bố là khắc phục mọi khiếm khuyết và tiến hành một vụ phóng tên lửa không gian khác “càng sớm càng tốt” hay không.

Ngày 30/5, Ri Pyong-chol, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo các phương tiện do thám trước khi chính thức công bố kế hoạch phóng tên lửa.

Trong một tuyên bố của KCNA, ông Ri cho biết vệ tinh do thám này “không thể thiếu để theo dõi, giám sát, phân biệt, kiểm soát và đối phó với các hành động quân sự nguy hiểm theo thời gian thực” của Mỹ và Hàn Quốc.

Phản ứng của cộng đồng quốc tế

Sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đã triệu tập một phiên họp khẩn cấp của Ủy ban thường trực Hội đồng An ninh Quốc gia, lên án vụ phóng là một “sự khiêu khích nghiêm trọng” đe dọa hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên nói riêng và thế giới nói chung.

Trước thềm vụ phóng, Hàn Quốc đã cảnh báo “mạnh mẽ” rằng họ sẽ khiến Bình Nhưỡng phải “trả giá thích đáng” nếu tiến hành vụ phóng.

Ngay sau khi phóng, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo kêu gọi người dân ở phía Nam Okinawa tìm nơi trú ẩn, nhưng lệnh này đã được dỡ bỏ khoảng 35 phút sau khi xác nhận rằng tên lửa không có khả năng rơi xuống lãnh thổ quốc gia.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nói với các phóng viên ở Tokyo rằng chính phủ đang thu thập và phân tích thông tin về vụ phóng và không có báo cáo về thiệt hại từ quả đạn.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết tại một cuộc họp báo, Tokyo đã gửi công hàm phản đối với Bình Nhưỡng về vụ phóng, đồng thời cho biết thêm liệu vật thể phóng có phải là tên lửa mang theo vệ tinh hay không vẫn “đang được phân tích”.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada nói với các phóng viên rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ duy trì cảnh giác và sẵn sàng đánh chặn khi cửa sổ phóng được chỉ định vẫn chưa kết thúc.

Nhà Trắng cho biết Mỹ đã lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, đồng thời lưu ý rằng Tổng thống Joe Biden và đội ngũ an ninh của ông đang phối hợp đánh giá tình hình với các đồng minh và đối tác.

Các đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã tổ chức các cuộc điện đàm ba bên và cũng “lên án mạnh mẽ” vụ phóng, nhấn mạnh nó không thể được biện minh bằng bất kỳ cách nào, theo Bộ Ngoại giao Seoul.

Trong một thông cáo khác, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ nhấn mạnh cam kết an ninh “sắt thép” đối với Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời cho biết họ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình.

Người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ cho biết trong một tuyên bố rằng Tổng thư ký Antonio Guterres lên án “mạnh mẽ” vụ phóng, nhắc lại lời kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt các hành động như vậy và “nhanh chóng” nối lại đối thoại vì hòa bình.

Với Bình Nhưỡng chỉ là bước đầu?

Sau khi thừa nhận thất bại nhanh chóng bất thường, Triều Tiên tuyên bố sẽ tiến hành vụ phóng thứ hai sau khi biết được điều gì đã xảy ra. Điều đó cho thấy Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vẫn quyết tâm mở rộng kho vũ khí của mình và gây thêm áp lực lên Washington và Seoul trong khi ngoại giao bị đình trệ.

Một vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của HĐBA LHQ cấm nước này tiến hành bất kỳ vụ phóng nào dựa trên công nghệ đạn đạo.

Các nhà quan sát cho rằng các vụ phóng vệ tinh trước đây của Triều Tiên đã giúp cải thiện công nghệ tên lửa tầm xa của nước này. Các vụ thử tên lửa tầm xa của Triều Tiên trong những năm gần đây cho thấy khả năng vươn tới toàn bộ lục địa Mỹ, nhưng các chuyên gia bên ngoài cho rằng Triều Tiên vẫn còn một số việc phải làm để phát triển tên lửa hạt nhân hoạt động được.

Hình ảnh vệ tinh thương mại gần đây về trung tâm phóng Sohae của Triều Tiên cho thấy hoạt động xây dựng đang diễn ra, theo đó nước này có thể có kế hoạch phóng nhiều hơn một vệ tinh. Triều Tiên đã cho biết sẽ thử nghiệm “các phương tiện do thám khác nhau” để theo dõi các động thái của Mỹ và các đồng minh theo thời gian thực.

Theo Lee Choon Geun, nhà nghiên cứu danh dự tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ của Hàn Quốc, với 3-5 vệ tinh do thám, Triều Tiên có thể xây dựng một hệ thống giám sát trên không gian cho phép nước này giám sát Bán đảo Triều Tiên trong thời gian gần như thực.

Vệ tinh này là một trong một số hệ thống vũ khí công nghệ cao mà Chủ tịch Kim Jong Un đã công khai tuyên bố sẽ giới thiệu. Các vũ khí khác trong danh sách mong muốn của ông bao gồm tên lửa đa đầu đạn, tàu ngầm hạt nhân, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn và tên lửa siêu thanh.

Trong chuyến thăm cơ quan vũ trụ vào giữa tháng 5, Chủ tịch Kim Jong Un đã nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của một vệ tinh do thám trong cuộc đối đầu giữa Triều Tiên với Mỹ và Hàn Quốc.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng thống Trump khẳng định sẽ tiếp tục liên lạc với ông Kim Jong Un

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn phát sóng hôm 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ông sẵn sàng duy trì liên lạc với ông Kim Jong Un. ...

Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển

(CLO) Sáng ngày 14/1, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía đông nước này. ...

Triều Tiên phóng loạt tên lửa từ bờ đông, quyền Tổng thống Hàn Quốc lên tiếng

Hôm nay (14.1), quân đội Hàn Quốc thông báo CHDCND Triều Tiên đã phóng một loạt các tên lửa tầm ngắn, sau đó quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok tuyên bố Seoul sẽ đáp trả hành động của Bình Nhưỡng. ...

Ukraine nói điều kiện trả lính Triều Tiên bị bắt

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12.1 cho biết Kyiv sẵn sàng trao trả những người lính Triều Tiên đang bị nước này bắt giữ nếu nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi binh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới ngoại giao Mỹ yêu cầu miễn trừ cho chương trình viện trợ Kiev, Nga nêu cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng

Nhật báo Financial Times (FT) dẫn các tài liệu và nguồn tin tiết lộ giới ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao loại trừ các chương trình liên quan đến Ukraine khỏi lệnh đình chỉ viện trợ nước ngoài kéo dài 90 ngày.

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Bộ trưởng An ninh nội địa, có quan điểm tương đồng với ông Trump

Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, ngày 25/1 đã phê chuẩn bà Kristi Noem - cựu Thống đốc bang South Dakota - làm Bộ trưởng An ninh nội địa.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Giới ngoại giao Mỹ yêu cầu miễn trừ cho chương trình viện trợ Kiev, Nga nêu cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng

Nhật báo Financial Times (FT) dẫn các tài liệu và nguồn tin tiết lộ giới ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao loại trừ các chương trình liên quan đến Ukraine khỏi lệnh đình chỉ viện trợ nước ngoài kéo dài 90 ngày.

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Mới nhất

Trải nghiệm du lịch Hải Phòng

Hành khách từ Hải Phòng đi Lào Cai và ngược lại sẽ được trải nghiệm xe khách cabin giường nằm êm ái, đầy tiện nghi, không lo mỏi mệt khi di chuyển hành trình xa. ...

Trung Quốc đòi treo giò vĩnh viễn tuyển thủ Hàn Quốc

Sự việc xảy ra hồi 2023. Son Jun-jo bị cơ quan an ninh tỉnh Liêu Ninh bắt sau khi anh bị cáo buộc nhận tiền để dàn xếp tỷ số. Thời điểm đó, tiền vệ tuyển Hàn Quốc đang thi đấu cho Shangdong Luneng tại giải VĐQG Trung Quốc. Đây là thông tin rất sốc vì Son Jun-jo...

Chốt tuần tăng rất mạnh

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn chốt tuần tăng rất mạnh, vàng miếng tiến sát 89 triệu đồng/lượng. ...

Thủ tướng: Chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường dịp Tết

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06 về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

MTTQ Việt Nam dành hơn 1 tỷ đồng thăm hỏi, động viên y, bác sĩ và bệnh nhân ung thư

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho bệnh nhân ung thư với 800 suất quà, tổng trị giá 1,04 tỷ đồng. Ngày 25/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,...

Mới nhất