Trang chủKinh tếNông nghiệpNỗi lo chung về sầu riêng

Nỗi lo chung về sầu riêng


Hiện đang là cao điểm vụ thu hoạch sầu riêng ở Tây Nguyên. Nhiều thương lái từ các địa phương đang đổ về đây để thu mua. Nhiều người trồng sầu riêng cũng đang hồ hởi với cây trồng đang được gọi là cây “bạc tỷ” này.

Gần 1.400 tỷ đồng ngăn mặn cho vùng sầu riêng xuất khẩu Xuất khẩu sầu riêng ước đạt trên 500 triệu USD

Được mùa, được giá

Khác với trước đây thường là “được mùa, mất giá”, hiện sầu riêng lại đang “được cả mùa” và “được cả giá”, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản và thu nhập của người trồng. Ông Châu Văn Hận, trú xã Ia Bang, huyện Chư Prông (Gia Lai) cho biết, vườn sầu riêng của gia đình năm nay cho năng suất khá, chất lượng tốt nên các thương lái đến thăm và ký kết thu mua với giá 80 ngàn đồng/kg. Với giá này và sản lượng đạt khoảng 35 tấn thì sau khi trừ hết chi phí, gia đình còn thu lãi khoảng 2,5 tỷ đồng.

Có thể nói, chưa bao giờ người trồng sầu riêng ở Tây Nguyên lại được mùa, được giá, trúng lớn như vậy. Bên cạnh, được mùa lẫn được giá, với thông tin năm nay sầu riêng ở Thái Lan mất mùa do thời tiết, điều này càng khiến nhiều nhà vườn ở Tây Nguyên tự tin sẽ có thêm một vụ mùa thắng lớn, với lợi nhuận tiền tỷ. Trên thực tế, những năm gần đây nhiều người trồng sầu riêng ở Tây Nguyên cũng như ở miền Trung đã “trúng đậm” với cây sầu riêng. Bởi vậy, nhiều hộ nông dân đã và đang đua nhau trồng cây “bạc tỷ” này, kèm theo đó là mong ước đổi đời.

Lợi nhuận cao, diện tích trồng sầu riêng ở Tây Nguyên cũng như cả nước đang tăng chóng mặt. Những năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng ở các địa phương liên tục tăng, từ gần 32 nghìn ha năm 2015 lên tới hơn 151 nghìn ha năm 2023. Sản lượng sầu riêng cũng tăng qua từng năm, đạt gần 1,2 triệu tấn năm 2023, trong khi năm 2015 chỉ khoảng 366 nghìn tấn. Kéo theo đó, giá trị xuất khẩu sầu riêng tăng từ 29,2 triệu USD năm 2016 lên 420 triệu USD năm 2022 và năm 2023 đạt mức gần 2,3 tỷ USD.

Tại Đắk Lắk diện tích trồng sầu riêng đang tăng vọt. Từ chỗ người dân trồng sầu riêng theo kiểu “được chăng hay chớ”, đến năm 2023 Đắk Lắk đã vươn lên dẫn đầu cả nước về quy mô trồng với hơn 32,78 nghìn ha. Với mức giá thu mua tại vườn giao động từ 70 đến 90 nghìn đồng/kg, uớc tính, mỗi ha trồng sầu riêng thu về 1 – 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí người trồng “bỏ túi” khoảng 700 đến 800 triệu đồng/ha… Ở địa phương lân cận là Gia Lai cũng đang có gần 6 nghìn ha sầu riêng. Trong đó, diện tích kinh doanh chiếm khoảng một nửa, tập trung ở các huyện như, Chư Prông, Ia Grai, Đăk Đoa, Chư Sê và Chư Pưh. Gia Lai cũng đã xây dựng được 16 mã số vùng trồng sầu riêng và đang xây dựng sầu riêng thành nông sản chiến lược.

Diện tích trồng sầu riêng đang phát triển “nóng” ở nhiều địa phương
Diện tích trồng sầu riêng đang phát triển “nóng” ở nhiều địa phương

Cần phát triển theo hướng ổn định

Tuy nhiên, diện tích sầu riêng phát triển nhanh chóng, ồ ạt và vượt định hướng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, đặc biệt là sự phát triển thiếu sự bền vững đang gây nên những mối lo. Ngay trên mảnh đất Tây Nguyên, có nhiều loại cây nông sản từng lên “cơn sốt” như cây sầu riêng bây giờ. Song, sau đó lại khiến cho nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Dễ dàng có thể “điểm danh” như cây hồ tiêu khi giá nông sản này tăng cao đã khiến nhiều hộ nông dân ở Tây Nguyên phá bỏ cà phê, điều… để trồng loại cây này. Đến khi, hồ tiêu rớt giá thảm hại trên thị trường, bà con lại quay sang chặt bỏ, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần khi đầu tư quá nhiều tiền vào hồ tiêu. Tương tự, nhiều bà con các tỉnh Tây Nguyên cũng đã từng điêu đứng với cây trồng được mệnh danh là “vàng trắng” – cây cao su, khi phát triển ồ ạt cây công nghiệp này.

Quay trở lại với sầu riêng, mặc dù đang trên “đỉnh”, nhưng nếu không kiểm soát tốt tình hình, sầu tiêng có thể sẽ đi theo “vết xe đổ” của các loại nông sản khác. Bởi, với diện tích sầu riêng tăng ồ ạt như hiện nay không theo định hướng sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, dư thừa sản lượng; một số vùng trồng không phù hợp, không chủ động nguồn nước tưới… sẽ gây thiệt hại về năng suất và chất lượng sầu riêng, đồng thời có thể phá vỡ quy hoạch của một số cây trồng khác.

Thực tế thời gian qua, một số lô hàng sầu riêng xuất khẩu đã nhận cảnh báo của nước nhập khẩu, dẫn đến phải tạm dừng sử dụng mã số đối với các đơn vị có lô hàng nhiễm rệp sáp (đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc). Bên cạnh đó, còn chưa kể đến tình trạng gian dối, đánh cắp mã số vùng trồng; tranh mua, tranh bán; tình trạng chốt giá sớm, “bẻ cọc” hợp đồng mua bán… Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, trên thực tế, quy mô sản xuất sầu riêng của địa phương còn nhỏ lẻ, chưa có vùng nguyên liệu rộng lớn, trình độ kỹ thuật của nông dân còn thiếu và yếu về tư duy sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp. Đặc biệt, hiện giữa các chủ vườn, hợp tác xã và doanh nghiệp chưa có mối liên kết thực sự chặt chẽ.

Ông Lê Anh Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk thẳng thắn chia sẻ, thị trường sầu riêng tại Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đang bị thả nổi. Bởi vậy, việc “bẻ cọc”, phá giá, tranh giành trong hỗn loạn tại vườn hay mất uy tín ở thị trường xuất khẩu diễn ra như hiện nay cũng là dễ hiểu.

Trong khi đó, trên thị trường đầu ra cho sản phẩm sầu riêng vẫn còn phụ thuộc vào các thương lái. Thị trường tiêu thụ chính của sầu riêng Việt Nam là Trung Quốc – một thị trường khá bấp bênh. Bên cạnh đó, tại Trung Quốc, sầu riêng của Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh gắt gao của các “đối thủ”, đặc biệt là từ Thái Lan.

Để phát triển cây sầu riêng theo hướng bền vững, tránh được những rủi ro, chính quyền các địa phương cũng như cơ quan chức năng cần khuyến khích người dân tham gia liên kết chuỗi, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, HTX liên kết với nông dân trong việc trồng, chế biến và tiêu thụ trái sầu riêng, tìm hướng xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường. Về lâu dài, cơ quan quản lý nhà nước cần đồng hành, có thêm nhiều chính sách gắn liền với chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, làm “cầu nối” hiệu quả giữa các bên. Trước mắt, cần tăng cường, truyền thông khuyến cáo các nhà vườn tính toán kỹ lưỡng, thận trọng khi mở rộng diện tích sầu riêng, tránh tình trạng phát triển ồ ạt gây hậu quả về lâu về dài… Về phía người trồng cũng cần tuân thủ theo các kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu khó tính, thay vì quá phụ thuộc vào một thị trường chủ lực như hiện nay.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/noi-lo-chung-ve-sau-rieng-153532.html

Cùng chủ đề

Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn đạt chuẩn kiểm định chất lượng

(NLĐO) - Đánh dấu cột mốc 5 năm hình thành và phát triển, Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn nhận về nhiều thành tích ấn tượng. ...

TP.HCM: Cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tăng, năm qua phạt gần 600 triệu đồng

Năm 2024, TP.HCM phát hiện và xử phạt tại 47 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm. Tỉ lệ cơ sở vi phạm tăng từ 0,05% lên 0,3% so với năm trước. Theo bà Cúc, vật liệu bao bì rất đa dạng, từ...

Trung Quốc siết chặt, DN Việt hụt 5.000 tỷ đồng, bộ trưởng Thái Lan tranh cãi

Chỉ một quyết định mới của Trung Quốc khiến doanh nghiệp Việt hụt thu gần 5.000 tỷ đồng trong xuất khẩu rau quả, trong khi ở Thái Lan hai bộ trưởng xảy ra tranh cãi gay gắt vì sầu riêng bị trả về. Thống kê sơ bộ của Cục Hải quan cho thấy, đến ngày 15/3, xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ đạt 896,7 triệu USD, giảm khoảng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn là...

Sầu riêng Việt Nam thêm đối thủ ở Trung Quốc

Indonesia đặt mục tiêu bắt đầu xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc trong năm nay. Cùng với Thái Lan, Indonesia có thể là đối thủ của sầu riêng Việt Nam tại thị trường tỷ dân này. Theo CNA, Parigi Moutong, một huyện ở tỉnh Trung Sulawesi của Indonesia, nổi tiếng với sầu riêng Monthong. Giống sầu riêng này cho trái có kích thước lớn, thường nặng khoảng 3-5kg, mềm như kem và vị ngọt, hạt nhỏ và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

“Lão” trâu hơn 30 tuổi được ví là “báu vật” của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Từ lần đầu tiên được khôi phục vào năm 2009, đến nay ông Nguyễn Văn Cương luôn tự hào khi có mặt tại tất cả Lễ Tịch điền. Năm nay, ông cùng "lão" trâu hơn 30 tuổi có cặp sừng dài và đẹp...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường trao loạt quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị ngày đầu hợp nhất

Chiều 1/3, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố Nghị quyết của Quốc hội và triển khai công tác cán bộ. Theo đó, lãnh đạo Bộ đã công bố và trao một loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ các đơn vị trực thuộc. ...

Nghề truyền thống nuôi tằm ở Quảng Nam

Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa từ lâu đã là một trong những nghề truyền thống nổi tiếng nhất của vùng đất Duy Xuyên ở tỉnh Quảng Nam.   Quý vị cùng tìm hiểu nghề truyền thống này qua Album Nghề truyền thống nuôi tằm ở Quảng Nam, của tác giả Nguyễn Nhất Tư, gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Sinh trưởng trong gia đình có truyền...

Rắn hổ mang, con động vật hoang dã to dài, cả làng Vĩnh Phúc nuôi thành công, đẻ trứng cản chả kịp

Xã Vĩnh Sơn (thường gọi là làng rắn Vĩnh Sơn), huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được mệnh danh là thủ phủ nuôi rắn của Việt Nam (trong đó có nuôi rắn hổ mang) với sản lượng hàng năm khoảng 250 tấn rắn thịt thương phẩm và khoảng 3 - 4...

Nơi la liệt rắn độc nhiều nhất ở An Giang là trên núi Thất Sơn, xưa toàn rắn khổng lồ, kể nghe ớn

Năm nào cũng vậy, hễ nghỉ hè một vài hôm là tôi lại nhận được tin nhắn của Chau Naru, một anh bạn người Khmer ở vùng Bảy Núi, xã An Hảo, TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang. ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Mới nhất