Trang chủNewsThế giớiNỗi hối hận của Einstein khi thúc đẩy chế bom hạt nhân

Nỗi hối hận của Einstein khi thúc đẩy chế bom hạt nhân


Einstein không ngờ bức thư cảnh báo nguy cơ Đức Quốc xã phát triển bom hạt nhân mà ông gửi cho tổng thống Mỹ lại dẫn đến thảm kịch.

Khi nghe tin Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hồi tháng 8/1945, Albert Einstein, nhà vật lý nổi tiếng người Đức, thốt lên “ôi, khổ thân tôi chưa!”.

Trong cuốn sách Out of My Later Years năm 1950, ông viết “nếu biết Đức Quốc xã sẽ không bao giờ chế tạo thành công bom nguyên tử, tôi sẽ không bao giờ làm chuyện đó”.

Einstein nhắc đến bức thư mà ông đã gửi cho tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt năm 1939, thúc đẩy kích hoạt Dự án Manhattan nhằm phát triển bom nguyên tử.





Nhà vật lý Albert Einstein (trái) và nhà vật lý người Hungary Leo Szilard. Ảnh: March Of Time

Nhà vật lý Albert Einstein (trái) và nhà vật lý người Hungary Leo Szilard. Ảnh: March Of Time

Các nhà khoa học ở Đức và Thụy Sĩ đã phát hiện phản ứng phân hạch hạt nhân vào tháng 12/1938. Khám phá này nhanh chóng thúc đẩy cuộc thảo luận quốc tế giữa các nhà khoa học về việc liệu phản ứng hạt nhân có thể được sử dụng để phát triển nguồn năng lượng hoặc vũ khí mới hay không.

“Các nhà vật lý giỏi ở khắp nơi đều thấy rõ rằng phản ứng này có khả năng trở thành cơ sở phát triển vũ khí hủy diệt vượt trội”, Richard Rhodes, tác giả cuốn The Making of the Atomic Bombs, viết.

Einstein sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái ở Đức vào năm 1879. Vào tháng 2/1933, khi đang thăm Mỹ, Einstein quyết định không trở về Đức vì đảng Quốc xã do Hilter lãnh đạo lên nắm quyền. Ông tạm trú tại một số quốc gia trước khi nhập tịch Mỹ năm 1940.

Năm 1939, nhà vật lý người Hungary tị nạn ở Mỹ Leo Szilard đã trao đổi với Einstein về nỗi lo Đức Quốc xã phát triển bom hạt nhân. Szilard viết thư cho ông Roosevelt và thuyết phục Einstein ký nó, tin rằng ông là nhà khoa học có tiếng nói nhất với tổng thống Mỹ. Thư cũng có chữ ký của hai nhà vật lý Hungary khác là Edward Teller và Eugene Wigner,

Bức thư cảnh báo Đức có thể cố gắng thu thập đủ uranium để tạo ra một quả bom đủ sức phá hủy cả một cảng biển. Einstein đã gửi thư thông qua một người trung gian vào tháng 8/1939 và tới tháng 10 năm đó, thư tới tay tổng thống Mỹ. Thời điểm đó, Adolf Hitler đã xâm chiếm Ba Lan và Thế chiến II đã bắt đầu.

Dù Mỹ chưa tham chiến, thư của Einstein khiến tổng thống Roosevelt triệu tập Ủy ban Cố vấn về Uranium ngay trong tháng 10/1939. Năm sau, ông phê duyệt thành lập Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng, trước khi đổi tên thành Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển Khoa học vào năm 1941. Các nhóm này đánh dấu khởi đầu cho chương trình hạt nhân của Mỹ.

Bước ngoặt lớn xảy ra vào mùa hè năm 1941, khi các nhà khoa học Anh phác thảo kế hoạch chế tạo bom hạt nhân. Vannevar Bush, người đứng đầu Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển khoa học Mỹ, đã gặp tổng thống Roosevelt vào tháng 10/1941 để thảo luận về báo cáo của Anh. Tổng thống Mỹ đã yêu cầu Bush bắt đầu nghiên cứu và phát triển bom hạt nhân, đồng thời ông sẽ tìm cách đảm bảo kinh phí để chế tạo nó.

Cuộc tấn công Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941 của Nhật Bản đã kéo Mỹ vào cuộc chiến, khiến nhiệm vụ chế tạo vũ khí hạt nhân trở nên cấp bách hơn. Một tháng sau cuộc tấn công, ông Roosevelt chính thức phê duyệt thành lập Dự án Manhattan, chương trình bí mật của Mỹ nhằm phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Dự án này đã tiêu tốn 2,2 tỷ USD và sử dụng 130.000 nhân công, không phải tất cả họ đều biết mình đang chế tạo thứ gì.

Yếu tố quan trọng thúc đẩy thành lập Dự án Manhattan là nỗi sợ Đức Quốc xã tạo ra bom hạt nhân trước. Tuy nhiên, những nỗ lực của Đức về hạt nhân không thể đi xa.

Đến năm 1944, quân Đức đã suy yếu và các nhà khoa học ở Mỹ và Anh bắt đầu lo lắng nhiều hơn về tác động mà quả bom Mỹ đang phát triển có thể tạo ra. Nhà vật lý Đan Mạch Niels Bohr, người làm trong Dự án Manhattan, vào tháng 8/1944 gặp tổng thống Roosevelt để thảo luận về nỗi lo quả bom có thể tạo ra cuộc đua vũ khí hạt nhân. Ông đề nghị cần có kế hoạch quốc tế để kiểm soát vũ khí hạt nhân sau chiến tranh.

Khi ông Roosevelt gặp thủ tướng Anh Winston Churchill vào tháng 9/1944, hai người đã thảo luận liệu Mỹ – Anh có nên thông báo cho thế giới biết họ đang phát triển bom hạt nhân hay không. Trong bản ghi nhớ về cuộc họp, hai lãnh đạo đồng ý giữ bí mật về quả bom.

Tháng 3/1945, Einstein gửi bức thư thứ hai cho tổng thống Roosevelt theo sự thúc giục của Szilard. Nhà vật lý Hungary, người làm trong Dự án Manhattan, ngày càng lo lắng về ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân với thế giới.

Trong thư, Einstein viết về lo ngại của Szilard xoay quanh tình trạng thiếu trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học nghiên cứu quả bom và quan chức chính phủ, những người sẽ quyết định cách sử dụng nó. Ông thúc giục tổng thống gặp Szilard để nhà vật lý có thể thảo luận thêm về lo ngại của ông ấy.

Để đảm bảo tổng thống không lỡ bức thư, Einstein đã gửi bản sao bức thư cho đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt. Bà đã lên lịch gặp giữa Szilard và tổng thống vào tháng 5/1945. Song cuộc họp không bao giờ diễn ra, vì vào ngày 12/4/1945, ông Roosevelt qua đời do đột quỵ.





Thành phố Hiroshima tan hoang sau vụ ném bom ngày 6/8/ 1945. Ảnh: AP

Thành phố Hiroshima tan hoang sau vụ ném bom ngày 6/8/1945. Ảnh: AP

Vào tháng 8/1945, sau khi trở thành tổng thống Mỹ, Harry Truman đã ra lệnh cho quân đội Mỹ tấn công Nhật Bản bằng vũ khí mới. Hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945, khiến khoảng 200.000 người thiệt mạng. Vài ngày sau vụ thả bom, Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng minh, kết thúc Thế chiến II.

Einstein coi bức thư đầu tiên mà ông gửi cho tổng thống Roosevelt là “sai lầm lớn”.

Thực tế, Einstein chỉ có vai trò gián tiếp trong việc thúc đẩy chế tạo bom, ông không tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển vũ khí. Einstein không được phép làm việc trong Dự án Manhattan vì được coi là rủi ro an ninh lớn. Ông vừa là người Đức vừa được biết đến là nhà hoạt động chính trị thiên tả.

“Tôi đã nhận thức rõ về mối đe dọa khủng khiếp với nhân loại nếu những thí nghiệm này thành công. Nhưng nguy cơ Đức phát triển được vũ khí trước đã thôi thúc tôi làm vậy. Tôi không thấy giải pháp nào khác, mặc dù tôi luôn coi mình là người theo chủ nghĩa hòa bình”, Einstein viết trên một tạp chí Nhật Bản vào năm 1952.

Trong bức thư ông viết cho một người bạn Nhật Bản được công bố năm 2005, ông nói “tôi luôn lên án sử dụng bom nguyên tử ở Nhật Bản nhưng không thể làm gì để ngăn quyết định đó”.

Thanh Tâm (Theo History, Insider, Counterpunch)



Source link

Cùng chủ đề

Lầu Năm Góc nói gì về quân đội Trung Quốc trong báo cáo thường niên?

Bộ Quốc phòng Mỹ đề cập vấn đề tham nhũng trong quân đội Trung Quốc và nhận định rằng kho vũ khí hạt nhân của nước này đang phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. ...

Nga: Việc kiểm soát các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ là chuyện của quá khứ

Đây là khẳng định của Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov trước báo giới hôm 18/2."Nhìn chung, chủ đề kiểm soát vũ khí đã là chuyện của quá khứ vì việc quay trở lại mức độ tin cậy tối thiểu là điều không thể do các tiêu chuẩn kép của phương Tây. Và nếu không có lòng tin, thì không thể tạo ra một cơ chế hiệu quả để kiểm soát lẫn nhau", ông Valery Gerasimov nói.Tổng...

Người Nobel Hòa bình sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử kể lại nỗi kinh hoàng

(CLO) Ngày 10/12, cụ ông người Nhật Bản 92 tuổi, một trong những người sống sót trong vụ ném bom nguyên tử của Mỹ xuống Nagasaki năm 1945, đã kể lại khoảnh khắc đau thương về thảm họa mà ông tận mắt chứng kiến, khi ông thay mặt tổ chức của...

Thần đồng 10 tuổi thông minh hơn cả Albert Einstein, Stephen Hawking

Theo Hindustan Times, Krish Arora khiến thế giới kinh ngạc với IQ 162, vượt qua những thiên tài huyền thoại như Albert Einstein và Stephen Hawking, những người có IQ ước tính khoảng 160.Ngay từ nhỏ, Krish đã thể hiện những khả năng đặc biệt. Cậu bé đọc thông thạo từ năm 4 tuổi và giải các bài Toán phức tạp trong nháy mắt."Cũng vào năm 4 tuổi, khả năng viết Văn của Krish cực kỳ tốt. Chúng tôi nhìn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Ông Trump muốn chấm dứt xung đột Nga

Ông Keith Kellogg, đặc phái viên hòa bình Ukraine do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn, cho hay ông Trump đặt mục tiêu chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 100 ngày kể từ ngày nhậm chức. ...

Hungary ‘gật đầu’, EU thống nhất gia hạn lệnh trừng phạt Nga

Liên minh châu Âu (EU) quyết định gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine, sau khi Hungary đồng ý với động thái này.

Tổng thống Belarus tái xuất giữa đồn đoán về sức khỏe

Tổng thống Lukashenko có mặt tại tổng hành dinh không quân Belarus sau gần một tuần không xuất hiện tại các sự kiện công khai. Tài khoản Pul Pervogo trên Telegram chuyên đăng hoạt động của lãnh đạo Belarus hôm nay công bố hình ảnh Tổng thống Alexander Lukashenko đến thăm tổng hành dinh lực lượng phòng không - không quân.Trong ảnh, ông Lukashenkov mặc quân phục và nghe báo cáo từ sĩ quan tại sở chỉ huy. Cổ...

Pháp và EU cân nhắc nới lỏng trừng phạt Syria, hé lộ động thái với Nga

Các nước thành viên EU nhiều khả năng dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt đối với Syria trong khi duy trì cách tiếp cận đối với Nga.

Công ty bất động sản lỗ hàng tỉ USD, CEO từ chức

Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke ngày 27.1 thông báo Tổng giám đốc (CEO) Zhu Jiusheng đã từ chức vì 'lý do sức khỏe'. ...

Cùng chuyên mục

Ông Trump nói gì trong bài phát biểu quan trọng sau một tuần nhậm chức?

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại các sắc lệnh đã ký kết sau một tuần, đồng thời kêu gọi sự đoàn kết từ những nghị sĩ đảng Cộng hòa. ...

Chỉ huy cấp cao Hamas thiệt mạng ở Bờ Tây; Nga và Israel thảo luận về vấn đề con tin tại Dải Gaza

THX đưa tin, theo một tuyên bố chung của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) và Cơ quan an ninh Israel (ISA), không quân nước này đã tiêu diệt thủ lĩnh Hamas Ihab Abu Atiwi ở thành phố Tulkarm thuộc khu Bờ Tây ngày 27/1.

Bất chấp lo ngại của phương Tây, Iran lần đầu tiên xác nhận mua loại máy bay phản lực này của Nga

Ngày 27/1, tờ Times of Israel đưa tin, ông Ali Shadmani - quan chức cao cấp của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran - cho biết, nước này đã mua máy bay chiến đấu Sukhoi-35 do Nga sản xuất.

Binh sĩ Triều Tiên rút lui ở Kursk?

Bộ Quốc phòng Nga ngày 27.1 tuyên bố quân đội nước này đã giành lại quyền kiểm soát làng Nikolayevo-Darino ở tỉnh Kursk của Nga từ lực lượng Ukraine. ...

Xung đột tiếp tục kìm hãm tiềm năng của châu Phi

Chỉ tính riêng từ tháng 4-6/2024, khắp châu Phi ghi nhận 1.000 vụ khủng bố, khiến 4.818 người tử vong.

Mới nhất

Giá cà phê trong nước hôm nay 28/1/2025: Giữ giá ổn định

Cập nhật giá cà phê hôm nay 28/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 28/1/2025. Giá cà phê thế giới tăng giảm trái chiều Giá cà phê hôm nay 28/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4...

Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức

Đây là thời gian hoàn thành toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,8 km quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn dừng khẩn cấp, trong đó đoạn qua Long An dài 2,7 km, qua TP.HCM dài 26,4 km, qua Đồng Nai dài 28,7 km. Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc...

Thấy chú rể say rượu đến đám cưới, mẹ cô dâu lập tức huỷ hôn

Phát hiện chú rể đến địa điểm tổ chức đám cưới trong tình trạng say xỉn và có hành động gây rối, mẹ cô dâu đã quyết định huỷ hôn. ...

Bất động sản Đà Nẵng phục hồi tích cực, loạt dự án mới đua nhau ra hàng

Năm 2024, thị trường bất động sản Đà Nẵng phục hồi mạnh mẽ với nhiều dự án mới khởi động, đánh dấu bước chuyển mình sau thời gian trầm lắng vì dịch bệnh và biến động kinh tế. Bất động sản Đà Nẵng phục hồi tích cực, loạt dự án mới đua nhau ra hàngNăm 2024, thị trường bất động...

Mới nhất