Trang chủNewsThời sựNơi 'cuốn theo chiều gió'

Nơi ‘cuốn theo chiều gió’


Đây là đảo Hòn Chuối, thuộc TT.Sông Đốc, H.Trần Văn Thời (Cà Mau), cách đất liền gần 32 km về phía tây, diện tích chừng 7 km2. Hiện trên đảo chỉ có 1 tổ nhân dân tự quản với hơn 40 hộ dân và 130 nhân khẩu. Người dân mưu sinh chủ yếu bằng nghề nuôi cá bớp lồng bè, đánh bắt thủy hải sản và buôn bán nhỏ lẻ.

Biển đảo Tây Nam: Nơi 'cuốn theo chiều gió' - Ảnh 1.

Người dân xây nhà bám vào vách đá ở Hòn Chuối. Mỗi năm người dân ở đây dời nhà 2 lần vì gió mùa

Trước đây, Hòn Chuối được biết đến là hòn đảo “5 không”: không điện, không đường, không trường, không trạm và không nước sạch. Qua từng ngày, đời sống cư dân ngày một đi lên, đã có điện mặt trời, bồn chứa nước…; nhưng có một điểm không thay đổi: khí hậu khắc nghiệt. Nơi đây có hai mùa gió rõ rệt: mùa gió đông bắc (mùa khô) bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nên tầm khoảng tháng 10, cư dân chuyển nhà từ gành Chướng sang gành Nam; và mùa gió tây nam (mùa mưa) bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, nên khoảng tháng 5, cư dân lại chạy sang gành Chướng.

Người đất đảo vừa là cư dân, vừa là “chúa đảo”. Bà Nguyễn Thị Thớm (80 tuổi, quê ở Cái Đôi Vàm, H.Phú Tân, Cà Mau) đã sống ở Hòn Chuối 50 năm, kể lại: “Lúc mới ra đảo, đất nước chưa thống nhất, chỉ lai rai vài nhà, dân ở tuốt trên đồi, đốn cây, lợp nhà tạm rồi trồng đậu, mía, mít, chuối… Khi thu hoạch, chất đồ làm rẫy lên chiếc ghe nhỏ, chở vô bờ bán, rồi từ bờ mình lại mua gạo chở ra. Khổ lắm, thiếu thốn đủ đường. Giờ đỡ hơn rồi”.

Biển đảo Tây Nam: Nơi 'cuốn theo chiều gió' - Ảnh 2.

Các đại biểu đoàn công tác chụp hình lưu niệm với các em học sinh ở Hòn Chuối

Bà Thớm có 6 đứa con, 4 đứa ở đảo, còn 2 đứa đã vào trong bờ. Hỏi bà có ý định về bờ không, bà nói: “Không, giờ đây cuộc sống cũng ổn rồi”.

Cũng ngót nghét 30 năm sống ở đảo Hòn Chuối, ông Lê Văn Phương, tổ trưởng tổ nhân dân tự quản, kể chuyện ngày trước ở đảo khan hiếm nước ngọt, cư dân vất vả đưa từng can nước chờ nước ngọt trong hang chảy ra… Ông bảo: “Giờ có nguồn nước, kinh tế cũng ổn định phần nào”.

Ông Phương hiện là chủ nhiệm hợp tác xã của đảo Hòn Chuối, cùng cư dân nuôi lồng bè cá bớp. Cá sau khi thu hoạch xong sẽ được đưa về TT.Sông Đốc rồi vận chuyển đi TP.HCM hay các tỉnh lân cận để bán.

Ông đánh giá rằng nghề nuôi cá lồng bè giúp dân thu lợi cao, nhưng giờ đây cũng gặp không ít khó khăn về nguồn cá giống, giá cả thức ăn… “Trước đây hợp tác xã có 12 thành viên, nay chỉ còn 8 thành viên. Tôi mong nhà nước đầu tư, hỗ trợ cư dân Hòn Chuối nhiều hơn. Vả lại, có thể hỗ trợ dự án cho thanh niên khởi nghiệp ở vùng hải đảo. Đây là đảo thanh niên mà!”, ông chia sẻ.

Hỏi có bao giờ thấy ở đảo khó khăn quá mà muốn vào bờ hay không, thì ông Phương lắc đầu: “Tôi có nhà cơ bản ở đây rồi. Ở đây yên tĩnh, an ninh cũng tốt. Dân cũng quen sống dời gành, ngày xưa mỗi lần dời là mỗi lần cất nhà, giờ ai cũng có 2 cái nhà cả”.

Hỏi ông Phương có mong muốn gì cho đảo, ông nói ngay rằng muốn tới đời con, đời cháu ông có được cuộc sống, sự nghiệp tốt đẹp. “Chúng nó biết biển đảo, được nhìn trời xanh. Muốn vậy phải quyết tâm xây dựng đảo thanh niên theo định hướng ban đầu”, ông nói.

Ở đảo Hòn Chuối có trẻ em, nhưng không có hệ thống trường cho trẻ học tập. Con đường bậc thang xẻ rừng dẫn lên đồi có Trạm ra đa 615. Trên đường đi chưa tới trạm ra đa, tôi thấy có một lớp học tình thương của Đồn biên phòng Hòn Chuối. Người dân nói tôi đã bước được hơn 300 bậc thang. Ngày nào những đứa trẻ ở đảo, từ lớp 1 đến lớp 7, đều vượt dốc cheo leo đến trường như vậy. Hỏi bất cứ đứa trẻ nào “con học ở đâu, thầy cô nào” thì chúng đều trả lời ngay: “Lớp học tình thương của thầy Phục”.

Biển đảo Tây Nam: Nơi 'cuốn theo chiều gió' - Ảnh 3.

Thầy Trần Bình Phục 14 năm dạy lớp học tình thương

Lớp học tình thương này ở Hòn Chuối đã được công nhận là một điểm trường trong hệ thống giáo dục của TT.Sông Đốc.

Cậu bé Nguyễn Tấn Lực hồn nhiên kể chuyện đi học vui vẻ ra sao, nhất là mỗi buổi sáng đến sớm gặp bạn bè, đợi thầy vào lớp. Còn em Nguyễn Thị Tuyết Nhi, học sinh lớp 7, tự hào nói mình từ nhỏ tới lớn đều học thầy Phục cả.

Thiếu tá Trần Bình Phục, Phó đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn biên phòng Hòn Chuối, đã 14 năm đứng lớp, nói: “Lúc mới ra đảo, tôi thấy những đứa nhỏ không được học hành, không biết đọc, biết viết gì cả. Tôi mới xin lãnh đạo cho tôi dạy mấy đứa chừng 1 tháng, nếu không được thì thôi, cuối cùng gắn với lớp tới bây giờ”.

14 năm, nhiều lần thầy Phục được gọi điều chuyển công tác nhưng thầy đều xin ở lại. Hỏi lý do lớn nhất khiến thầy kiên trì chuyện dạy học, thầy Phục bảo: “Nói hai từ thôi: tình thương. Các em thiếu thốn quá, đi đâu công tác cũng vậy, tôi xin các anh thôi thì cho tôi công tác ở đây. Dạy quen, tôi mến tay mến chân với mấy đứa, người dân cũng thương mình bằng tình cảm đặc biệt”.

Người thầy mang quân hàm xanh cũng rất tự hào khi nói các lứa theo học tới nay, có đứa đã tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm và đặc biệt là đến nay, không học trò Hòn Chuối nào sa vào tệ nạn xã hội. Nhưng thầy Phục cũng rất khiêm tốn: “Ở đây có một lớp học gồm nhiều cấp lớp. Nói dạy, chứ ban đầu là tôi dạy đại, tôi chưa bao giờ đứng bục giảng cầm viên phấn nên khi nhận nhiệm vụ, đêm nào cũng cứ nói một mình, tập dần. Tôi cũng soạn giáo án, học hỏi các thầy cô giáo đất liền rồi tìm tòi, cố gắng để lên lớp sao cho các em hiểu kiến thức căn bản nhất để vào đất liền học tiếp sẽ không hụt hẫng”.

“Trong quá trình giảng dạy, thầy gặp khó khăn gì không?”, tôi hỏi. Thầy Phục nói: “Khó khăn thì có rất nhiều, về gia đình, cuộc sống, hoàn cảnh. Nhưng tôi là người lính, biết vượt qua cái khó để sắp xếp ổn thỏa và hoàn thành nhiệm vụ. Đối với tôi, dạy học là nhiệm vụ, trách nhiệm chính trị. Mà hai chữ nhiệm vụ khi đặt trên vai người lính là điều rất thiêng liêng. Tôi có tâm nguyện ở đây tới về hưu, nếu về hưu có điều kiện thì tôi xin cất nhà ở ngoài đây luôn”.

“Gia đình thầy có ủng hộ việc thầy làm không?”, tôi hỏi tiếp. Thầy Phục đáp: “Bà xã tôi là dược sĩ, tôi có hai đứa con, đứa lớn đang học đại học, đứa nhỏ mới học mẫu giáo, lúc về thăm nhà là đứa nhỏ quấn lắm, khi trở lại đảo tôi phải lén đi. Vợ con cũng quen với việc tôi đi nhiều rồi, tôi cũng thường điện thoại về nhà”. 

(còn tiếp) 

Đoàn công tác TP.HCM cũng đến thăm, tặng quà cho các hộ nghèo và các đơn vị đóng quân tại đảo Hòn Chuối như Trạm ra đa 615 (Trung đoàn 551), Đồn biên phòng 704, trạm hải đăng… Người dân ở đảo cho biết tình quân dân như cá với nước, các đơn vị giúp dọn dẹp vệ sinh quanh đảo, giúp đỡ dân vận chuyển đồ đạc khi chuyển gành.

Đại úy Phùng Sỹ Chương, Trưởng trạm ra đa 615, cho biết đơn vị đang duy trì 2 mô hình dân vận: “Mỗi đơn vị gắn với một địa chỉ tình thương” và mô hình “Giọt nước nghĩa tình”, trong năm 2022 và 9 tháng năm 2023 đã hỗ trợ các gia đình khó khăn hơn 400 kg gạo và 50 m3 nước ngọt.



Source link

Cùng chủ đề

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Thắp sáng tương lai ở lớp học tình thương cầu Rạch Ông

Cứ 18h30 hàng ngày, trong căn phòng nhỏ dưới chân cầu Rạch Ông (quận 7) lại có những tiếng đọc sách vang lên, nơi ấy, tình thương được gửi gắm qua từng con chữ. Chứng kiến những đứa trẻ đang ở độ tuổi đi học phải ở nhà phụ giúp gia đình, nhóm tình nguyện trẻ đã sáng lập nên lớp học tình thương cầu Rạch Ông (khu phố 3, quận 7, TP. Hồ Chí Minh)...

Câu chuyện ở một lớp học tình thương: Người thầy cũng là người bạn

Ngọn lửa đam mê tình nguyện của thầy giáo Nguyễn Đức Cầm đã thắp lên ước mơ cho những trẻ khó khăn tại một lớp học tình thương. Tuy lớp học còn thiếu thốn cơ sở vật chất, nhiều em có độ tuổi khác...

Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt do vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải thành lập đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ. Sâu trong con hẻm nhỏ của phường Hiệp Thành, quận 12, TP. Hồ Chí Minh là nơi lớp học tình thương Ngọc Việt đã âm thầm tỏa sáng suốt hơn một thập kỷ qua. Tại đây, dưới sự tận tâm của vợ chồng anh...

Loài thực vật trong suốt lần đầu ghi nhận sống ở vĩ độ cao nhất Việt Nam

(NLĐO) - Một loài thực vật trong suốt (không có diệp lục) lần đầu tiên được ghi nhận sống ở vĩ độ cao nhất Việt Nam tại một khu rừng ở Thanh Hóa ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tết năm nay dự báo lạnh và đây là những kiểu áo khoác bạn cần sắm

Các thiết kế áo khoác phổ biến thường có kiểu dáng dài ngang hông hoặc tới đùi, giúp...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm một cách thân thiện với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và nếu có thể ông không muốn...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Cùng nhiễm một loại hóa chất

37 học sinh Tuyên Quang trong vụ ngộ độc thuốc diệt chuột điều trị tại Hà Nội có nước tiểu dương tính với hóa chất fluoroacetate, một số trẻ bị tổn thương não, ảnh hưởng chức năng tim. ...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông TP HCM đưa ra dự báo “nóng” trước giờ nghỉ Tết

(NLĐO) - Dự báo từ 18-22 tối 24-1 và 5-11 giờ trưa 25-1, các trục đường chính, đặc biệt là các đường đi lên các tuyến cao tốc sẽ rất đông. ...

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Phát hiện nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” có cả trẻ em ở Quảng Nam

(NLĐO) – Nhóm 9 người gồm 5 nữ, 3 nam và 1 trẻ em ở tỉnh Quảng Nam tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép vừa bị phát hiện, xử lý. ...

Hà Nội thu hồi 1.673m2 đất tại phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình)

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 75/TB-UBND ngày 21/1 về việc thu hồi đất. Theo đó, TP Hà Nội thu hồi 1.673m2 đất tại số 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình do Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội quản lý, sử dụng theo Quyết định số 9640/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND TP. Việc thu hồi đất thực hiện theo kết luận kiểm tra số 6252/KLKT-STNMT-TTr ngày 8/7/2024 của...

Xóa tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do thanh niên 30 tuổi cầm đầu

Công an vừa bắt quả tang và xử lý một tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do 1 nam thanh niên 30 tuổi làm trưởng nhóm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngày 24/1, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc liên quan đến một tụ điểm sinh hoạt "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ" trên địa bàn. Trước đó, khoảng 19h40 tối 21/1,...

Mới nhất

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Cảnh sát giao thông TP HCM đưa ra dự báo “nóng” trước giờ nghỉ Tết

(NLĐO) - Dự báo từ 18-22 tối 24-1 và 5-11 giờ trưa 25-1, các trục đường chính, đặc biệt là các đường đi lên các tuyến cao...

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Ngành trang sức Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối tác trong khu vực

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, ngành trang sức của Việt Nam có năng lực và lực lượng lao động để cạnh tranh với các đối tác trong khu vực. Giá vàng thế giới đã tăng 25,5% vào năm 2024 Bình luận về diễn biến về thị trường vàng thế giới trong năm...

Đào rừng Sơn La cổ thụ giá gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  Những ngày gần đây, công viên 23/9 rộn ràng hơn mọi khi. Hàng trăm gốc đào từ miền Bắc được bày bán làm rực hồng một...

Mới nhất