Trang chủKinh tếNông nghiệpNỗ lực trong công tác dân vận xây dựng nông thôn mới...

Nỗ lực trong công tác dân vận xây dựng nông thôn mới ở huyện phía Tây của tỉnh Hà Giang

Huyện Xín Mần nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong công tác dân vận, đặc biệt là trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tạo ra những thay đổi tích cực trong đời sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Công tác dân vận, một nền tảng vững chắc

Là huyện vùng cao biên giới, Xín Mần có xuất phát điểm, trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún… Để công tác dân vận đạt hiệu quả cao, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo từ cấp huyện đến cơ sở để kịp thời tuyên truyền các chương trình, kế hoạch xây dựng NTM đến người dân. Nhờ vậy, quá trình thực hiện NTM luôn tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân. Trong quá trình triển khai chương trình NTM, công tác dân vận của huyện Xín Mần được chú trọng thực hiện.

Huyện đã xây dựng các kế hoạch cụ thể, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào các phong trào xây dựng NTM. Đội ngũ cán bộ xã, thôn bản luôn bám sát địa bàn, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân để từ đó điều chỉnh các chương trình phù hợp.

Trước khi triển khai thực hiện, từng địa phương đều tiến hành họp bàn, lắng nghe ý kiến của người dân, lựa chọn cách làm phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi thôn, bản. Nhờ vậy, người dân đã nhận thức rõ xây dựng NTM là nhiệm vụ của từng cá nhân, gia đình, cần sự chung tay của toàn xã hội nên không còn tư tưởng ỷ lại mà luôn tích cực tham gia các hoạt động do địa phương tổ chức.

Trong đó, riêng năm 2024, tính đến nay huyện đã tuyên truyền, vận động người dân hiến được 60.000 m2 đất, đóng góp trên 13.000 ngày công lao động, ra quân mở mới đường Đại đoàn kết trên 23km đường đất đá; sửa chữa, nâng cấp, mở rộng trên 20km đường liên thôn, liên xã; xây dựng gần 190 công trình nhà tắm, gần 300 nhà tiêu hợp vệ sinh; láng bó nền nhà, chỉnh trang khuôn viên nhà ở; đồng thời di dời và kiên cố hàng trăm chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh…

Nỗ lực trong công tác dân vận xây dựng Nông thôn mới ở huyện phía Tây của tỉnh Hà Giang - Ảnh 1.

Xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần ra quân dọn dẹp vệ sinh, tạo cảnh quan khu vực trung tâm xã.

Kết quả đạt được

Để đạt được các tiêu chí NTM, huyện Xín Mần đã tích cực tổ chức các buổi họp, hội thảo nhằm thông tin đầy đủ về lợi ích của chương trình NTM. Người dân được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó góp phần nâng cao thu nhập và đời sống.

Một trong những mô hình tiêu biểu trong công tác dân vận ở Xín Mần là “Hội Nông dân giúp nhau làm kinh tế”. Mô hình này đã tạo ra mạng lưới hỗ trợ giữa các nông dân, giúp họ chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, huyện cũng khuyến khích phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm tạo điều kiện cho người dân hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Nhờ những nỗ lực trong công tác dân vận, huyện Xín Mần đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong xây dựng NTM. Hệ thống hạ tầng giao thông được cải thiện, các công trình trường học, trạm y tế được nâng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Toàn huyện Xín Mần hiện có 3 xã đạt chuẩn NTM, phấn đấu đến năm 2025 có thêm 3 đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Để hoàn thành được chỉ tiêu đề ra, công tác dân vận đóng vai trò quan trọng.

Nỗ lực trong công tác dân vận xây dựng Nông thôn mới ở huyện phía Tây của tỉnh Hà Giang - Ảnh 2.

Một trong những mô hình tiêu biểu trong công tác dân vận ở Xín Mần là “Hội Nông dân giúp nhau làm kinh tế”. Ảnh: Mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của ông Trần Văn Hiền, xã Nà Chì, huyện Xín Mần.

Nhờ làm tốt công tác dân vận người dân tích cực tham gia vào các chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm như trồng củ cải, gừng trâu, củ kiệu, măng Bát độ, chè, nuôi dê lai, cá nước lạnh… mang lại giá trị cao; chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất vườn hộ; tham gia các lớp đào tạo nghề để phát triển kinh tế trên chính quê hương. Từ đây, thu nhập của người dân từng bước nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện, tính đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt trên 33 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ giảm đáng kể, đời sống tinh thần và vật chất của người dân ngày càng được cải thiện.

Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Xín Mần, Vương Thị Nhung cho biết: Công tác dân vận ngày càng phát huy hiệu quả nhờ các cấp ủy Đảng đã nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, Kết luận số 43-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Từ đó, nhận thức của các tổ chức trong hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận được nâng cao.

“Công tác dân vận trong xây dựng NTM là một nhiệm vụ trọng tâm, được triển khai đồng bộ và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Từ cách làm khoa học, vận dụng sáng tạo, linh hoạt với nhiều hình thức, giải pháp cụ thể phù hợp ở từng thôn, hộ gia đình; thành lập tổ kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện đã giúp cho quá trình triển khai nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân, tạo điều kiện để các xã sớm hoàn thành các tiêu chí và về đích NTM theo đúng lộ trình đã đề ra”, bà Vương Thị Nhung chia sẻ.

Huyện Xín Mần đã chứng minh rằng công tác dân vận là yếu tố then chốt trong xây dựng NTM. Qua việc phát huy sức mạnh tập thể và tạo điều kiện cho người dân tham gia, huyện không chỉ hoàn thành các tiêu chí NTM mà còn xây dựng một cộng đồng đoàn kết, mạnh mẽ, sẵn sàng hướng tới một tương lai phát triển bền vững.





Nguồn: https://danviet.vn/no-luc-trong-cong-tac-dan-van-xay-dung-nong-thon-moi-o-huyen-phia-tay-cua-tinh-ha-giang-20241109121524648.htm

Cùng chủ đề

“Hiến đất xây trường học, hành động rất đáng trân trọng” của ông Ma Dỉ Măng ở Hà Giang

Ông Ma Dỉ Măng (sinh năm 1972), xã Nàn Xỉn, huyện Xín Mần (Hà Giang), đã có nghĩa cử rất đáng trân trọng khi hiến đất để xây dựng trường học. Hành động này không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái, yêu thương cộng đồng mà còn góp phần cải thiện điều kiện học tập cho trẻ em ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn. ...

Thảo nguyên đẹp lạ ở Hà Giang, khách chơi ‘thả ga’ chưa hết 2 triệu đồng

Tháng 10, thảo nguyên Suôi Thầu ở Hà Giang bước vào mùa rực rỡ nhất. Nhiều du khách từ Hà Nội vượt đường xa tới đây, đắm mình giữa khung cảnh đẹp như tranh, tràn ngập các loài hoa. Cách trung tâm TP Hà Giang khoảng 150km về phía Tây, thảo nguyên Suôi Thầu (thuộc xã Nàn Ma - nơi tiếp giáp giữa 2 huyện Xín Mần, Hà Giang và Bắc Hà, Lào Cai) vài năm gần đây trở thành...

xuất khẩu thêm 15 tấn nông sản sang Nhật Bản

Tới dự có các đồng chí Đỗ Thị Hương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Xín Mần; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện cùng đại diện các cơ quan chuyên môn và Công ty TNHH Việt Nam Misaki.Nông sản Xín Mần tiếp tục...

Gieo mầm xanh tình nguyện nơi điểm trường ‘nhiều không’

TPO - Chân đạp đá tai mèo, băng qua những con đường lởm chởm và sạt lở của xã Chí Cà, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, những sắc áo xanh tình nguyện cõng trên lưng đồ dùng học tập, sách vở để đến với điểm trường biên giới Hậu Cấu - nơi không nước sạch, không đủ giáo viên, không có sân chơi đầy đủ... Rạng sáng một ngày...

Ngắm nhìn “thảo nguyên châu Âu” ở Hà Giang đẹp như một bức tranh

(Dân trí) - Tháng 9, những ruộng hoa tam giác ở thảo nguyên Suôi Thầu nở rộ, những triền đồi uốn lượn xanh mướt khiến nơi đây đẹp như một bức tranh. Nằm cách thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang khoảng 5km, ở độ cao trên 1.200m so với mặt nước biển, thảo nguyên Suôi Thầu là địa điểm hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến vùng đất phía Tây của tỉnh Hà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Độc đáo phiên chợ “choảng nhau” càng to thì càng được may mắn ở Thanh Hóa

Thành thông lệ vào mùng 6 Tết hàng năm là người dân ở khắp nơi đổ về chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa để hợp phiên chợ "mua may, bán rủi". Người dân nơi đây quan niệm năm nào ở chợ "choảng nhau" càng to thì năm đó làm ăn được nhiều may...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

1.000 học sinh Trường THPT IVS và tiết học đầu Xuân cùng Hoa hậu yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền

Ngay sau Tết Ất Tỵ 2025, Trường IVS đã có một tiết học rất đặc biệt, tập luyện với cô giáo, hoa hậu Yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền. ...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Bài đọc nhiều

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng

Chuyện về con rắn hổ mây “khổng lồ” từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Nhiều chi tiết được kể lại đủ làm cho người...

Cùng chuyên mục

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Đắk Lắk: 5 ngày nghỉ Tết đón 180 nghìn lượt khách, thu 60 tỷ đồng

Ngày 3/2, ông Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả tình hình hoạt động của ngành trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Nhân kỷ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Mới nhất

Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồng

Dù doanh thu bất động sản trong tháng đầu tiên của năm 2025 giảm nhẹ, nhưng lĩnh vực này vẫn đóng góp 21,2% vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của TP.HCM. Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồngDù doanh thu bất động sản trong tháng đầu...

Tổng Bí thư trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc T.Ư

Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan Đảng ở Trung ương. Ngày 3/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư đã tổ chức Hội...

Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng

Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tiếp đà tăng khá trong năm 2024, với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 6,4 tỷ USD, tăng gần 13,5%. Nhờ khai thác hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ...

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị...

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... ...

Mới nhất