Trang chủDi sảnNinh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật...

Ninh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Thuận được duy trì thường xuyên. Các di sản như: Tháp Pô Klong Garai; tháp Pôrômê; lễ hội Katê… được khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.
Các thành viên Câu lạc bộ Ðờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận tham gia chương trình do địa phương tổ chức
Các thành viên Câu lạc bộ Ðờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận tham gia chương trình do địa phương tổ chức

Trong số hàng trăm di sản văn hóa, Ninh Thuận có “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và “Nghệ thuật Ðờn ca tài tử Nam Bộ” được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được địa phương quan tâm bảo tồn.

Bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hòa cho biết: Toàn tỉnh có 239 di sản được đưa vào danh mục kiểm kê; trong đó, có 69 di sản văn hóa được xếp hạng ở các cấp, được coi là tỉnh có hệ thống di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Cùng với đó, có bốn hiện vật văn hóa Chăm, gồm: Phù điêu vua Pô Rômê, Bia Hòa Lai, Bia Phước Thiện và Tượng thờ Vua Pô Klong Garai được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Toàn tỉnh có 23 nghệ nhân người Chăm được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, có nhiều đóng góp trong việc trình diễn, truyền dạy, phục dựng một số nghi lễ, lễ hội của cộng đồng; vận động, động viên nhân dân tự giữ gìn, bảo tồn các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Năm 2024, Ninh Thuận đón hơn 3,4 triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng. Tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 3.900 tỷ đồng.

Về làng nghề gốm Bàu Trúc (làng nghề truyền thống được coi là cổ xưa nhất khu vực Ðông Nam Á) ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước vào những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tại Nhà trưng bày gốm của Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc có vị trí giữa làng, nơi có nhiều du khách đang chiêm ngưỡng các sản phẩm gốm, gặp chàng trai Ðàng Tuấn Khang, 21 tuổi, được coi là một tài năng trẻ, đang tạo hình hai bức tượng nghệ sĩ Chăm biểu diễn nhạc cụ trống Paranưng và thổi kèn Saranai nặng hơn 10 kg và xem các phụ nữ Chăm với đôi bàn tay lấm lem mầu đất sét biểu diễn kỹ thuật chế tác, chỉ trong chốc lát đã “biến” khối đất sét bình thường trở thành những sản phẩm độc đáo.

Giám đốc Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc, Phú Hữu Minh Thuần chia sẻ: Theo truyền thuyết, vị tổ nghề gốm là vợ của ông Poklong Chanh, người đã truyền dạy cho các thiếu nữ Chăm cách làm gốm từ khoảng thế kỷ thứ XII và nghề gốm tồn tại cho đến nay. Kể từ ngày “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (ngày 29/11/2022), đồng bào Chăm rất phấn khởi và tin tưởng nghề truyền thống của dân tộc sẽ được tiếp tục lưu giữ lâu dài.

Sản phẩm gốm Bàu Trúc không có khuôn mẫu cố định mà do các nghệ nhân, thợ làm gốm tự “thổi hồn” cảm xúc, suy nghĩ, tâm tư của mình vào khối đất theo cách kể những câu chuyện bằng hình ảnh về đời sống hằng ngày của đồng bào Chăm thông qua đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, chế tác nên những sản phẩm gốm đặc trưng, độc đáo.

Sản phẩm gốm Bàu Trúc được phủ kín bằng rơm, củi, lá cây… và nung lộ thiên trong 48 giờ. Cách nung này làm cho sản phẩm được lửa nung kết hợp với gió thổi tạo nên các vết loang, những mầu sắc đặc trưng, như: vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, nâu… cho nên sản phẩm mang dấu ấn độc đáo của gốm Chăm, không hề lẫn lộn với bất kỳ sản phẩm gốm ở những nơi khác.

Bà Trượng Thị Gạch, 80 tuổi, một trong những người có tay nghề bậc cao trong làng cho biết: Thiếu nữ Chăm đều được học và biết làm đồ gốm từ khi 12 cho đến 15 tuổi. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, cho nên, người mẹ chỉ truyền nghề cho con gái.

Tuy nhiên, những năm gần đây, do thị trường ưa chuộng sản phẩm gốm có kích thước to, cao và nặng tới vài chục ki-lô-gam, trong khi ở làng nhiều phụ nữ đã lớn tuổi, không thể chế tác được những sản phẩm gốm kích cỡ lớn. Vì vậy, để thích ứng với nhu cầu thị trường, tập tục mẹ chỉ truyền nghề cho con gái đã thay đổi bằng hình thức dạy nghề cho nam giới. Hiện nay, tại làng gốm Bàu Trúc đã có nhiều nam thanh niên, đàn ông trung niên học nghề và làm nhiều sản phẩm có kích thước lớn và nặng, cung ứng cho khách đặt hàng.

Nghề làm gốm đem lại thu nhập từ 200.000 đến 300.000 đồng/người/ngày (tùy trình độ tay nghề và chất lượng sản phẩm). Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc có 45 thành viên có tay nghề cao tham gia sản xuất. Cùng với đó, hợp tác xã còn bao tiêu sản phẩm của nhiều hộ gia đình trong làng. Nhờ nguồn thu nhập tương đối ổn định, cho nên đời sống người dân được cải thiện nhiều. Vào các ngày lễ, Tết hay lễ hội của đồng bào Chăm, làng gốm Bàu Trúc thu hút rất đông du khách đến tham quan.

Ninh Thuận là một trong số 21 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam Trung Bộ có “Nghệ thuật Ðờn ca tài tử Nam Bộ” được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào cuối năm 2013. Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Phạm Thị Xuân Hương cho biết: Toàn tỉnh có năm câu lạc bộ đờn ca tài tử với gần 70 thành viên thường xuyên biểu diễn, phục vụ nghệ thuật mỗi khi địa phương tổ chức các sự kiện liên quan về văn hóa nghệ thuật dân tộc; tham gia liên hoan, hội thi, hội diễn trong và ngoài tỉnh.

Hoạt động đờn ca tài tử đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần và sức sáng tạo của nhân dân đối với loại hình nghệ thuật này, qua đó phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử tại địa phương.

Ông Huỳnh Thân, chủ nhiệm Câu lạc bộ Ðờn ca tài tử thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận, chia sẻ: Qua hoạt động, các nghệ nhân đi trước đã truyền nghề cho các thành viên mới trong các câu lạc bộ, trong gia đình, bạn bè… nhằm xây dựng lực lượng kế thừa để gìn giữ tinh hoa nghệ thuật đờn ca tài tử.

Nhiều năm qua, các thế hệ nghệ nhân như: Văn Hai, Huỳnh Thân, Hoàng Ðỗ, Thanh Thao… đã sáng tác hàng trăm tác phẩm ca ngợi đất nước, Ðảng, Bác Hồ, quê hương, con người Ninh Thuận và biểu diễn phục vụ nhân dân địa phương, du khách…, được giới yêu thích đờn ca tài tử đánh giá cao và có nhiều tác phẩm đoạt giải khi tham gia liên hoan trong khu vực và quốc gia.

Cần nguồn đầu tư lâu dài

Thời gian qua, Ninh Thuận đã nỗ lực bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao chất lượng bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh; tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác bảo tồn mới chỉ giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách, trước mắt, chưa có đủ kinh phí để xây dựng kế hoạch mang tính tổng thể, lâu dài, cho nên kết quả chưa như mong muốn.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hòa, hiện tại các nghệ nhân ở làng gốm Bàu Trúc hầu hết là người lớn tuổi, nhưng địa phương chưa có chính sách đãi ngộ, khuyến khích thỏa đáng cho các nghệ nhân, người nắm giữ di sản văn hóa, để khuyến khích họ tiếp tục cống hiến, truyền dạy cho thế hệ kế cận. Trong khi đó, nhiều thanh niên không muốn học nghề vì cho rằng, thu nhập từ làm gốm không bảo đảm đời sống, cho nên nguồn nhân lực kế cận để bảo tồn di sản không nhiều.

Những năm qua, thông qua nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng như: Ðường giao thông, cổng làng nghề, nhà trưng bày… tạo diện mạo mới cho làng nghề. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì vai trò của di sản trong phát triển du lịch chưa rõ nét; sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu các sản phẩm du lịch của tỉnh.

Làng nghề vẫn đang lúng túng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hầu như người dân phải tự tìm đầu ra tiêu thụ, do đó, việc cung ứng sản phẩm cho thị trường chưa nhiều. Hơn thế nữa, làng nghề thiếu kinh phí để lên “chiến dịch” quảng bá tại các tỉnh, thành phố lớn cũng như mang sản phẩm đến các hội chợ thương mại tầm quốc gia hay quốc tế.

Tương tự, công tác bảo tồn “Nghệ thuật Ðờn ca tài tử” tại Ninh Thuận cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Các thành viên tham gia sinh hoạt chủ yếu ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, nhưng địa phương cũng chưa có chính sách hỗ trợ việc truyền dạy, đầu tư, đãi ngộ để các nghệ nhân yên tâm truyền đạt kiến thức, kỹ năng biểu diễn cho giới trẻ, còn thế hệ trẻ thì không mặn mà với loại hình nghệ thuật này, dẫn đến thiếu hụt lực lượng kế thừa. Việc tổ chức sinh hoạt chủ yếu là tự phát, chưa có sự gắn kết thường xuyên giữa các lâu lạc bộ, nghệ nhân; thiếu cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện, trang thiết bị, các bộ nhạc cụ… để hoạt động.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Long Biên cho biết: Khó khăn về kinh phí đã tác động không nhỏ đến công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương. Thời gian tới, tỉnh sẽ nỗ lực hơn nữa để phát huy hiệu quả những giá trị đích thực của di sản, gắn kết di sản với phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh; tuy nhiên, nếu không có sự quan tâm hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương thì Ninh Thuận khó đạt được kết quả về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.

Nguồn: https://nhandan.vn/ninh-thuan-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-phi-vat-the-post856874.html

Cùng chủ đề

Phát hiện nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” có cả trẻ em ở Quảng Nam

(NLĐO) – Nhóm 9 người gồm 5 nữ, 3 nam và 1 trẻ em ở tỉnh Quảng Nam tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép vừa bị phát hiện, xử lý. ...

Cùng nhiễm một loại hóa chất

37 học sinh Tuyên Quang trong vụ ngộ độc thuốc diệt chuột điều trị tại Hà Nội có nước tiểu dương tính với hóa chất fluoroacetate, một số trẻ bị tổn thương não, ảnh hưởng chức năng tim. ...

Xóa tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do thanh niên 30 tuổi cầm đầu

Công an vừa bắt quả tang và xử lý một tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do 1 nam thanh niên 30 tuổi làm trưởng nhóm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngày 24/1, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc liên quan đến một tụ điểm sinh hoạt "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ" trên địa bàn. Trước đó, khoảng 19h40 tối 21/1,...

Ngày Hải quan quốc tế năm 2025 gắn với nhiều mục tiêu

Chủ đề năm 2025 được Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu: Hiệu quả, an ninh và thịnh vượng" Ngày 24/1, Tổng cục Hải quan thông tin, Tổ chức Hải quan Thế giới ra thông báo về ngày Hải quan quốc tế 26/1/2025 νới chủ đề: “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính và hội chứng ruột kích thích. Để giúp bạn bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa trong dịp...

Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì trong dịp Tết

NDO - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa ra một số lưu ý dành cho bệnh nhân tim mạch trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Các lưu ý chung: Người bệnh cần tuân thủ thuốc điều trị: Uống thuốc đúng giờ, không tự ý ngừng hoặc thay đổi liều lượng, ngay cả khi bận rộn. Về chế độ ăn uống,...

[Ảnh] Tam Kỳ rực rỡ cờ hoa đón Tết Ất Tỵ 2025

NDO - Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã được người dân trang trí cờ Tổ quốc, hoa, lồng đèn và đèn điện chiếu sáng làm cho những tuyến phố thêm rực rỡ sắc màu chào đón năm mới. NDO - Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tuyến đường, khu dân cư...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX

NDO - Tối 20/1, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 đã diễn ra trọng thể tại Nhà hát Hồ Gươm - Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và phát biểu tại Lễ trao Giải. NDO - Tối 20/1, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ hai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

NDO - Ngày 21/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” tổ chức Phiên họp thứ hai. Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. ...

Mới nhất