Trang chủNewsNhân quyềnNiger trước những ngả đường lịch sử

Niger trước những ngả đường lịch sử


Cuộc đảo chính chóng vánh ở Niger đã và đang thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng quốc tế. Tương lai của người dân Niger sẽ đi về đâu vẫn còn là một vấn đề đang được bỏ ngỏ.

Bất cứ dự đoán nào cũng đều chỉ dừng lại ở mức tham khảo, bởi điều gì cũng có thể xảy ra, không loại trừ kịch bản xấu nhất là Niger sẽ trở thành tâm điểm của cuộc xung đột mang tính chất khu vực, chiến trường chính của cuộc chiến tranh ủy nhiệm mới ở châu Phi.

Niger đi về đâu sau đảo chính quân sự. (Nguồn: BBC)
Hầu hết người Niger vẫn đang cố gắng lo cho cuộc sống thường nhật bất kể cuộc đối giữa nhóm đảo chính và các nước trong khu vực. (Nguồn: BBC)

Đảo chính ở Niger – sự chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng

Ngày 26/7/2023, lực lượng cận vệ Tổng thống Niger tuyên bố đảo chính, lật đổ ông Mohammed Bazoum – người nắm quyền lãnh đạo quốc gia này sau chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2021. Sau đảo chính, Chuẩn tướng Abdourahamane Tiani – chỉ huy lực lượng cận vệ Tổng thống Niger tuyên bố “được chọn làm nguyên thủ quốc gia”, ra lệnh đóng cửa biên giới, bãi bỏ Hiến pháp hiện hành và ban hành lệnh giới nghiêm toàn quốc.

Chưa đầy hai tuần sau, lực lượng đảo chính ở Niger thành lập chính phủ mới do Thủ tướng Ali Mahaman Lamine Zeine – một nhà kinh tế học đứng đầu. Đây là cuộc đảo chính quân sự thứ năm kể từ khi Niger tuyên bố độc lập và cuộc đảo chính thứ bảy ở khu vực Trung, Tây Phi trong ba năm vừa qua.

Tuy nhiên, khác với các cuộc đảo chính trước đây, cuộc đảo chính lần này được các chính trị gia, nhà hoạch định chính sách, nhà phân tích, bình luận quốc tế đặc biệt quan tâm và khai thác từ nhiều khía cạnh.

Các nhà quan sát cho rằng, cuộc đảo chính này đã được lực lượng cận vệ Tổng thống chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, bài bản, phản ánh sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, chịu sự tác động từ các tác nhân bên trong và bên ngoài.

Trong đó, nhân tố chủ quan giữ vai trò chủ yếu, quyết định trực tiếp đến việc lật đổ Tổng thống Niger Mohammed Bazoum. Sở dĩ chúng ta có thể đưa ra nhận định trên xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, lực lượng cận vệ Tổng thống Niger tiến hành đảo chính trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang ở giai đoạn cao trào. Tại thời điểm đảo chính, dư luận quốc tế đang tập trung theo dõi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nhất là cuộc phản công quy mô lớn của quân đội Ukraine tại chiến trường miền Đông nước này, cũng như những lùm xùm sau cuộc “nổi loạn” của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner và số phận ông trùm Yevgeny Prigozhin.

Vì vậy, kế hoạch đảo chính đã được giữ bí mật đến phút chót và lực lượng cận vệ Tổng thống Niger chưa vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước lớn trước khi tổ chức chính biến, giúp cho hành động thực tế của lực lượng này diễn ra rất nhanh. Chỉ khi đưa ra thông báo về việc lật đổ Tổng thống Niger Mohammed Bazoum, dư luận thế giới mới ngỡ ngàng trước những gì đang diễn ra ở quốc gia này, các nước lớn chưa kịp “trở tay” thì chính quyền đã thuộc về tay của phe đảo chính.

Thứ hai, cuộc đảo chính Niger nằm trong “làn sóng đảo chính” ở khu vực Sahel. Các cuộc đảo chính trước đó không chỉ là chất kích thích mà còn củng cố động lực để lực lượng cận vệ Tổng thống Niger tiến hành lật đổ lãnh đạo đương nhiệm.

Theo các chính trị gia, nhà phân tích, bình luận quốc tế, phe đảo chính tổ chức binh biến trong thời điểm này chắc chắn sẽ chịu sức ép từ các nước lớn, nhưng họ sẽ nhận được sự ủng hộ của các quốc gia được lãnh đạo bởi chính quyền quân sự. Các quốc gia này sẽ liên kết để vượt qua “sức nóng” của dư luận quốc tế, chống trả các đòn trừng phạt, thậm chí là các biện pháp quân sự của các nước trong khu vực.

Trên thực tế, Mali, Burkina Faso đã tuyên bố việc Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) can thiệp quân sự vào Niger nghĩa là tuyên chiến với hai quốc gia này. Ngoài ra, các thành viên của ECOWAS vừa trải qua đảo chính cũng tích cực thúc đẩy đàm phán, sử dụng biện pháp “ngoại giao con thoi” nhằm xoa dịu tình hình, tránh để xảy ra một cuộc xung đột đe dọa đến hòa bình, an ninh của khu vực Tây Phi.

Thứ ba, lực lượng đảo chính, đứng đầu là Chuẩn tướng Abdourahamane Tiani đã củng cố cơ sở xã hội trong nước để tiến hành lật đổ đương kim Tổng thống Mohammed Bazoum. Tháng 3/2021, với sự can thiệp của lực lượng cận vệ, âm mưu đảo chính nhằm vào Tổng thống đắc cử Mohammed Bazoum của một bộ phận binh sĩ quân đội Niger đã chết yểu.

Theo các chuyên gia phân tích, bình luận chính trị quốc tế, tại thời điểm sau cuộc bầu cử diễn ra năm 2021, ông Mohammed Bazoum nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, rộng rãi của cử tri, vì vậy, việc đảo chính có thể thành công nhưng chính quyền hậu đảo chính sẽ sớm “đi vào ngõ cụt” vì không được nhân dân ủng hộ. Sau hơn hai năm cầm quyền, chính quyền của Tổng thống Mohammed Bazoum ngày càng thể hiện sự yếu kém trong lãnh đạo đất nước.

Các chính sách kinh tế – xã hội không mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, tình trạng khủng bố ngày càng gia tăng, đặc biệt, Niger ngày càng lệ thuộc vào các nước lớn, nhất là Mỹ và Pháp. Về vấn đề này, lực lượng đảo chính tuyên bố “chính phủ của Tổng thống dân bầu đã thất bại trong chính sách kinh tế, đưa đất nước vào nguy cơ bất ổn gia tăng”.

Hơn nữa, ông Mohammed Bazoum là người Niger gốc Arab, không phải người bản địa, một bộ phận dân chúng Niger vốn có thái độ hoài nghi đối với những chính trị gia gốc Arab. Sau những thất bại trong quản lý nhà nước, họ thêm nghi ngờ, phẫn nộ trước cách hành xử của ông Bazoum đối với các vấn đề của đất nước.

Niger trước những ngả đường lịch sử
Mohamed Toumba, một trong hai tướng dẫn đầu cuộc đảo chính, phát biểu trước những người ủng hộ chính quyền cầm quyền của Niger ở Niamey ngày 6/8. (Nguồn: AP)

Thứ tư, các lực lượng đảo chính đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở chính trị – tư tưởng để lãnh đạo đất nước sau khi lật đổ chính quyền cũ. Sau khi đảo chính thành công, chính quyền quân sự do Chuẩn tướng Abdourahamane Tiani đứng đầu đã chủ trương hạn chế tối đa ảnh hưởng của các nước phương Tây, xóa bỏ các tàn dư chế độ thuộc địa còn sót lại ở Niger, ban hành các chính sách mang tính dân tộc, thúc đẩy quan hệ đối ngoại với Nga và Trung Quốc.

Có thể thấy rằng, đường lối, chủ trương của chính quyền quân sự đã được người dân Niger ủng hộ mạnh mẽ; hàng chục vạn người dân Niger đã tập trung ở thủ đô Niamey và các thành phố lớn trên khắp đất nước thể hiện quan điểm ủng hộ cuộc đảo chính, trong đó nhiều người đã giơ những khẩu hiệu phản đối sự hiện diện của Pháp và bày tỏ sự ủng hộ đối với Nga. Để thúc đẩy hòa giải dân tộc, lãnh đạo chính quyền quân sự Niger cũng tuyên bố khởi đầu 30 ngày “đối thoại toàn quốc” để xây dựng những đề xuất nhằm thiết lập nền tảng cho “đời sống hiến pháp mới”.

Như vậy, có thể thấy rằng, cuộc đảo chính này đã được lực lượng cận vệ Tổng thống Niger chuẩn bị trong một thời gian dài, tận dụng yếu tố dân tộc và thời đại; phân tích tình hình quốc tế và trong nước, bảo đảm cuộc đảo chính diễn ra nhanh chóng, nắm chắc phần thắng và không gây đổ máu. Những diễn biến hậu đảo chính ngày càng khẳng định nhận định này là phù hợp, cho thấy lực lượng đảo chính đã sẵn sàng để tiếp quản chính quyền từ Tổng thống bị lật đổ Mohammed Bazoum.

Niger là quốc gia ở khu vực Sahel, nằm ở phía Tây châu Phi, được ví như vùng đất nóng, khô hạn, sa mạc hóa; tỷ lệ thất nghiệp cao, 41% người dân đói nghèo, xếp thứ 189/191 về chỉ số phát triển con người. An ninh bất ổn, liên tục xảy ra khủng bố do các nhóm Hồi giáo cực đoan (từ tháng 1/2020 đến tháng 8/2022 có 13 vụ), làm hàng ngàn người chết.

Tương lai của Niger sẽ đi về đâu?

Không lâu sau khi lực lượng cận vệ Tổng thống Niger tuyên bố đảo chính thành công, cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng trái chiều. Mỹ và các nước phương Tây bày tỏ lập trường cứng rắn đối với đảo chính Niger, cho rằng lực lượng đảo chính cần tôn trọng trật tự Hiến pháp và khôi phục quyền lực cho Tổng thống bị lật đổ Mohammed Bazoum ngay lập tức. Thậm chí, Mỹ và Pháp tuyên bố không loại trừ việc sử dụng biện pháp quân sự nhằm lập lại trật tự ở quốc gia Tây Phi này.

Ngày 7/9, giới chức Mỹ tiết lộ Lầu Năm Góc đang bố trí lại một số binh sĩ và thiết bị ở Niger và sẽ rút một số lượng nhỏ quân nhân không thiết yếu “vì hết sức thận trọng”. Đây là động thái quân sự lớn đầu tiên của Mỹ ở Niger kể từ cuộc đảo chính nổ ra tại quốc gia Tây Phi này hồi tháng 7.

Hai hôm sau, chính quyền quân sự của Niger cáo buộc Pháp triển khai các lực lượng tại một số nước Tây Phi nhằm mục đích “can thiệp quân sự” tại Niger trong bối cảnh hàng trăm người biểu tình dựng trại bên ngoài một căn cứ quân sự của Pháp ở thủ đô Niamey để yêu cầu Pháp rút quân khỏi nước này.

Trước đó, ngày 31/8, Ngoại trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhất trí đưa ra cơ chế pháp lý cho việc thực hiện trừng phạt nhằm vào những quan chức thực hiện vụ đảo chính ở Niger.

Đồng quan điểm với Mỹ và các nước phương Tây, ECOWAS đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào lực lượng quân sự Niger, đồng thời ra “tối hậu thư” yêu cầu phe đảo chính phục chức cho Tổng thống Mohammed Bazoum. Sau khi “tối hậu thư” bị khước từ, lãnh đạo quân đội các nước thuộc ECOWAS đã nhóm họp và tuyên bố “sẽ can thiệp quân sự vào Niger bất cứ lúc nào”. Trong bài phát biểu đăng ngày 1/9 trên một tờ báo Tây Ban Nha, nhà ngoại giao hàng đầu của Niger cho biết ECOWAS quyết tâm thực hiện hành động quân sự nếu những người theo chủ nghĩa đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum không nhượng bộ.

Ngược lại, Niger nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn to lớn từ các nước khu vực Sahel vừa trải qua đảo chính, bao gồm Mali, Burkina Faso, Chad và Guinea. Mali, Burkina Faso sẽ tuyên chiến nếu Niger bị can thiệp quân sự, còn Chad và Guinea – hai quốc gia thành viên của ECOWAS đều phản đối việc sử dụng biện pháp quân sự, bảo lưu quan điểm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Niger bằng biện pháp ngoại giao.

Ngày 16/9, 3 quốc gia thuộc khu vực Sahel là Mali, Niger và Burkina Faso đã ký kết một hiệp ước an ninh, trong đó các bên cam kết sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra bạo loạn hoặc hành động can thiệp từ bên ngoài.

Đối với Nga và Trung Quốc, hai nước này cho rằng tình hình bất ổn ở Niger cần được xử lý bằng giải pháp chính trị nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Ngày 4/9, đài truyền hình quốc gia Niger đưa tin Đại sứ Trung Quốc tại nước này Jiang Feng tuyên bố chính phủ Trung Quốc dự định đóng “vai trò trung gian” trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Niger sau cuộc gặp với Thủ tướng được chính quyền quân sự Niger bổ nhiệm, ông Ali Mahaman Lamine Zeine.

Đứng trước những động thái trái chiều từ cộng đồng quốc tế, từ tuyên bố đến hành động, chính quyền quân sự ở Niger đã thể hiện lập trường cứng rắn, mạnh mẽ, không chịu thỏa hiệp trước sức ép từ bên ngoài. Người đứng đầu chính quyền quân sự ở Niger, Chuẩn tướng Abdourahamane Tiani khẳng định rằng “mọi nỗ lực can thiệp quân sự nhằm vào Niger sẽ không phải là cuộc dạo chơi trong công viên như nhiều người lầm tưởng”.

Bên cạnh đó, Niger đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết trong trường hợp nổ ra chiến tranh; tuyên bố sẽ tử hình Tổng thống bị lật đổ Mohamamed Bazoum nếu bị can thiệp quân sự và từ chối tiếp các phái đoàn ngoại giao của ECOWAS. Tuy nhiên, chính quyền quân sự cũng để ngỏ khả năng đàm phán để giải quyết khủng hoảng chính trị ở nước này.

Những diễn biến mới trên chính trường Niger đã khiến ECOWAS phong tỏa các giao dịch tài chính và nguồn cung cấp điện cho Niger, đồng thời đóng cửa biên giới với Niger khiến việc tiếp cận các mặt hàng thiết yếu vô cùng khó khăn. Hậu đảo chính, đời sống của người dân Niger có nhiều xáo trộn, cuộc sống vốn dĩ đang thiếu thốn nay càng trở nên khó khăn hơn, giá cả các loại hàng hóa tăng vọt, tình trạng khan hiếm lương thực, thiếu điện ngày càng phổ biến, đe dọa đến sản xuất, sinh hoạt của người dân nước này.

Sau ngày 26/7/2023, tình trạng thiếu điện trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân; còn giá lương thực thì tăng vọt do các lệnh đóng cửa biên giới. Nguồn lương thực ở Niger phụ thuộc vào nhập khẩu, tình hình sản xuất trong nước không có nhiều khả quan do quốc gia Tây Phi này bị hạn hán nghiêm trọng và có rất ít đất canh tác.

Sau khi lực lượng cận vệ Tổng thống Niger nắm quyền, theo người dân ở thành phố Maradi – một thành phố nhộn nhịp ở Nam Niger, gần biên giới với Nigeria, giá gạo đã tăng khoảng 20%, từ 11.000 franc CFA một túi (18,3 USD) lên 13.000 Franc chỉ trong vài ngày.

Còn giá nhiên liệu thì đã tăng gần gấp đôi, từ 350 Nairo (khoảng 0,45 USD) lên 620 Naira cho mỗi lít xăng sau khi Niger xảy ra chính biến. Nhiều người dân Niger hoài nghi về những ngày tháng tiếp theo của mình, phản ánh rằng “hầu hết các hộ gia đình đang tích trữ đồ. Chỉ vài ngày mà có những thứ đã tăng giá 3.000 – 4.000 Franc CFA (5-6 USD). Trong một tháng tới tình hình sẽ còn như thế nữa?”.

Niger trước những ngả đường lịch sử
Người dân Niger khó có thể chịu được giá cả tăng vọt trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chính trị. (Nguồn: Guardian Nigeria)

Đứng trước ngã rẽ của lịch sử, sự lo lắng, hoài nghi về con đường phía trước là không thể tránh khỏi, nhất là khi những khó khăn trong nước đang bủa vây, sức ép từ nước ngoài ngày càng nặng nề, cả đất nước đang có nguy cơ trở thành một chiến trường mới của cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn, khả năng rất cao có thể xảy ra một cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại Niger.

Mọi chủ trương, đường lối của chính quyền quân sự Niger đang được cả thế giới theo dõi sát sao, bởi nó không chỉ quyết định đến tương lai của khoảng 27 triệu người dân quốc gia này mà còn ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực Tây Phi nói riêng và toàn thế giới nói chung.


[*] Học viện An ninh nhân dân

[**] Công an huyện Mê Linh, Hà Nội





Nguồn

Cùng chủ đề

Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du kéo dài một tuần tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.

Ukraine mở mặt trận thứ hai

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/12/2024: Ukraine mở mặt trận thứ hai ở châu Phi khi các thông tin cho thấy Kiev đang hỗ trợ các lực lượng phiến quân. Đại sứ Nga tại Mali Igor Gromyko cho biết, Ukraine đã mở mặt trận thứ hai chống lại Nga ở châu Phi. Theo ông, chính quyền Kiev dung túng cho các nhóm vũ trang bất hợp pháp. “Không thể đánh bại Nga...

Mở rộng cơ hội tiếp cận STEM cho trẻ em gái

Trên khắp châu Phi, các nỗ lực nhằm thúc đẩy giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) ngày càng được ưu tiên, đặc biệt tập trung vào mở rộng cơ hội tiếp cận...

Thổ Nhĩ Kỳ đã tác động Nga, Iran lúc phe đối lập Syria tiến quân?

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho hay Ankara đã thúc giục Nga và Iran không can thiệp quân sự để hỗ trợ lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad khi phe đối lập tiến vào Damascus. ...

Ông Biden ngủ gật trong cuộc họp với các lãnh đạo châu Phi

Tổng thống Joe Biden đã nhắm mắt lại trong giây lát, trong một hội nghị quốc tế về đường sắt vào ngày cuối cùng của chuyến công du tới châu Phi, chuyến thăm đầu tiên của ông tới châu lục này kể từ khi nhậm chức.Ông Biden đặt chân đến Angola hôm 2/12 và trong những ngày qua đã gặp gỡ hàng loạt nhà lãnh đạo khu vực để thảo luận về các dự án phát triển. Video ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Lực lượng Houthi ở Yemen đơn phương phóng thích 153 tù binh

Theo thông báo của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), với sự hỗ trợ của tổ chức này, lực lượng Houthi ở Yemen ngày 25/1 đã thả khoảng 153 tù binh chiến tranh.

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Tôi không thấy có chiến tranh thương mại với Mỹ

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum bày tỏ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Mỹ và làm việc với người đồng cấp Donald Trump về một số vấn đề ưu tiên.

Tổng thống Trump trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Mới nhất

Đại tá Lê Văn Đàm làm Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

Chiều 25/1, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác cán bộ. Chiều 25/1, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về...

TPHCM duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị lấn biển Cần Giờ hơn 2.870ha

(Dân trí) - UBND TPHCM vừa ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ. Tổng mức đầu tư dự án là gần 9 tỷ USD. Theo đó, vị trí, phạm vi ranh giới Khu đô thị du lịch lấn biển Cần...

Ngày đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân hồ hởi xuống phố ‘săn’ đào, quất

TPO - Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, người dân đổ xuống phố, chợ hoa để săn cành đào, cây quất trước khi trở về nhà, về quê ăn Tết. 25/01/2025 | 12:20 ...

Cung ứng điện dịp Tết nguy cơ sự cố, Bộ trưởng chỉ đạo đặc biệt

Ngày 25-1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đến làm việc, kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng điện dịp Tết Nguyên đán 2025. ...

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Mới nhất