Trang chủKinh tếNông nghiệpNiềm vui ở những cánh rừng thu tiền tỷ từ bán tín...

Niềm vui ở những cánh rừng thu tiền tỷ từ bán tín chỉ carbon, nghe như vô hình

Quảng Bình nhận được hơn 235 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon (giai đoạn 2023 – 2025), qua đó, nguồn thu của gần 11.000 chủ rừng trên địa bàn tỉnh này tăng lên đáng kể, góp phần hiệu quả vào công tác quản lý, bảo vệ rừng theo hướng bền vững.

Những cánh rừng cho tiền tỷ từ bán tín chỉ carbon

Bản Phú Minh, xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) đang quản lý, bảo vệ trên 720ha rừng cộng đồng tại tiểu khu 239. Khu rừng này nhà nước giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ từ 10 năm trước.

Hiện trong khu rừng này có nhiều loại gỗ quý có trữ lượng lớn. Trước đây, bà con tham gia bảo vệ rừng được hỗ trợ 400 nghìn đồng/ha/năm nên rừng được bảo vệ tốt.

Ông Thái Xuân Hồng, Trưởng ban Quản lý rừng cộng đồng bản Phú Minh, xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi miệt mài bảo vệ rừng và chỉ nhận mức tiền hỗ trợ vài trăm ngàn đồng theo quy định. Từ khi vùng rừng địa phương quản lý được đưa vào diện khai thác tín chỉ carbon, chúng tôi mới biết việc bảo vệ rừng phát triển xanh tốt còn thu được tiền từ bán cái gọi là tín chỉ carbon”.

Quảng Bình: Niềm vui ở những cánh rừng thu tiền tỷ từ bán tín chỉ carbon- Ảnh 1.

Khu rừng tự nhiên trên địa bàn huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) được chi trả tiền từ việc bán tín chỉ carbon. Ảnh: Trần Anh

“Vừa qua, cộng đồng bản được nhận thêm mỗi ha rừng hơn 170 nghìn đồng/năm từ tiền bán tín chỉ carbon, ai cũng rất vui. Nhiều người hay nói về việc ăn của rừng rưng rưng nước mắt, nhằm nói về việc tàn phá rừng sẽ phải chịu hậu quả. Thế nhưng bây giờ, ăn của rừng không còn rưng rưng nữa rồi, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng”, ông Thái Xuân Hồng nói.

Ông Đỗ Minh Cừ – Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) cho biết: “Đơn vị đang quản lý, bảo vệ hơn 52.000 ha rừng. Năm 2023, đơn vị được chi trả 8,2 tỷ đồng tiền bán tín chỉ carbon.

Với số tiền này, đơn vị chi 10% nguồn kinh phí được phân bổ cho hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, như: mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác quản lý, hỗ trợ xăng dầu cho xe, thuyền khi tuần tra truy quét… Số còn lại sẽ hỗ trợ người dân trên địa bàn tham gia bảo vệ rừng và xây dựng các mô hình sinh kế”.

Thay đổi tư duy người dân sống gần rừng

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Long – Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm kiêm Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Bình, chia sẻ: “Số tiền bán tín chỉ carbon của địa phương đã phân bổ cho các đơn vị chủ rừng trên địa bàn khá lớn. Các nguồn hỗ trợ nói chung và từ bán tín chỉ carbon nói riêng sẽ góp phần giảm áp lực về công tác bảo vệ rừng cho lực lượng Kiểm lâm và các chủ rừng, giảm các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, khả năng phòng hộ của rừng, nhận thức bảo vệ rừng của bà con ngày càng được nâng cao”.

Ông Trần Quốc Tuấn – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, cho biết: “Truyền thống của người dân nhiều địa phương giáp rừng thường lấy việc sống dựa vào rừng là chính. Vì thế, giá trị lớn nhất của việc bán tín chỉ carbon không chỉ là tiền mà chính là việc thay đổi tư duy của người sống gần rừng”.

Quảng Bình: Niềm vui ở những cánh rừng thu tiền tỷ từ bán tín chỉ carbon- Ảnh 2.

Một chuyến kiểm tra công tác bảo vệ rừng của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Trần Anh

Theo ông Trần Quốc Tuấn, trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng có thể thu được tiền và giá trị tiền cũng không kém việc khai thác sản vật từ rừng, từ đó thay đổi tư duy, người dân sẽ không còn tác động tiêu cực đến rừng.

Tỉnh Quảng Bình có chủ trương mở rộng diện tích rừng khai thác trữ lượng carbon thêm với cả rừng trồng, đưa trữ lượng thu được toàn tỉnh có thể lên gấp đôi, mức tiền được trả cũng sẽ tăng cao.

Định hướng chính sẽ mở rộng diện tích rừng trồng theo chứng chỉ FSC (chứng chỉ của Hội đồng quản lý rừng, sản xuất gỗ được kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và kinh tế).

Quảng Bình hiện có trên 590.000ha rừng, trong đó trên 469.000ha rừng tự nhiên. Tỷ lệ che phủ rừng 68,70%, chất lượng rừng ở Quảng Bình còn khá tốt, trữ lượng trên 50 triệu m3. Rừng tự nhiên của tỉnh chủ yếu được giao cho các ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng và các công ty lâm nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, UBND cấp xã… quản lý, bảo vệ.





Nguồn: https://danviet.vn/quang-binh-niem-vui-o-nhung-canh-rung-thu-tien-ty-tu-ban-tin-chi-carbon-nghe-nhu-vo-hinh-20241120170242895.htm

Cùng chủ đề

Quảng Bình gặp mặt phóng viên báo chí, văn nghệ sĩ nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

(NADS) - Sáng 21/1, tại TP Đồng Hới, Quảng Bình lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã tổ chức buổi gặp mặt phóng viên báo chí, văn nghệ sĩ nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh gửi lời tri ân, đồng thời lắng nghe những ý kiến đóng góp của đội ngũ những người làm báo và văn nghệ sĩ. ...

Quảng Bình có 3 sản phẩm OCOP 5 sao trước thềm năm mới

Quảng Bình vừa có quyết định phê duyệt 10 sản phẩm OCOP, trong đó lần đầu tiên trên địa bàn có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao. Ông Trần Đình Hiệp, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình cho hay, UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2024. “Trong đó, lần đầu tiên trên địa bàn có 3...

Cầu sông Gianh, Quán Hàu đang được thi công như thế nào?

Việc xây mới 2 cây cầu bắc qua sông Gianh và cầu Quán Hàu trên tuyến quốc lộ 1A đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình sẽ chia lửa cho 2 cây cầu hiện hữu vốn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ các phương tiện khi có sự cố va chạm giao thông xảy ra. ...

Quảng Bình: Đồng bào Ma Coong, Arem tham gia ‘Xuân Biên phòng

“Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản” ở tỉnh Quảng Bình đã diễn ra nhiều hoạt động giúp đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ ở nơi biên giới đón Tết thắm tình quân dân. Việc bàn giao...

Lần đầu tiên, Quảng Bình có 3 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao

NDO - Ngày 14/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2024. Trong đó lần đầu tiên trên địa bàn có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao. Thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng và tổ giúp việc xem trưng bày các sản phẩm tham gia phân hạng OCOP 4 sao,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. ...

25 Tết, người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc, chen chân tại bến xe để về quê

Rất đông người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc có mặt tại bến xe Miền Tây để mua vé lên xe về quê đón Tết Nguyên đán 2025. ...

Tài xế ngao ngán vì “đốt” hàng chục lít dầu, trẻ em ngủ gục trên đường Vành đai 3

Chiều nay (24/1), trong ngày làm việc cuối cùng của năm, đường Vành đai 3 trên cao (Hà Nội) ùn tắc kéo dài hơn 10 km do lượng phương tiện rời khỏi thành phố tăng vọt. Theo chia sẻ của tài xế xe tải, với tốc độ "rùa bò" sẽ phát sinh thêm khoảng 10 lít dầu cho quãng...

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1 ha lúa nước. Riêng năm 2023, ông thu hơn 11 tấn cà phê nhân, 50 tấn mủ cao su, 3...

“Full time” buôn bán tại chợ hoa độc đáo ở TP.HCM

Để phục vụ nhu cầu của người dân, các tiểu thương tại chợ hoa "trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông mở cửa, buôn bán xuyên đêm. ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Lần đầu tiên truy xuất phát thải carbon trên trái thanh long Bình Thuận

Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử theo dõi xuất xứ và dấu chân carbon trên trái thanh long Bình Thuận giúp người tiêu dùng biết rõ lượng phát thải carbon trong từng công đoạn sản xuất. Hệ thống này do Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đang triển khai thí điểm trên trái thanh long được trồng tại Bình Thuận, lần đầu tiên giới thiệu tại Hội nghị chuyển đổi số hướng tới nông...

Dòng nước cuồn cuộn, đường nông thôn bị ngập nặng, giao thông chia cắt vì mưa lớn tại Bình Định

Tại nhiều địa phương ở phía Bắc tỉnh Bình Định xuất hiện tình trạng ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt do mưa lớn kéo dài. ...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Cùng chuyên mục

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. ...

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1 ha lúa nước. Riêng năm 2023, ông thu hơn 11 tấn cà phê nhân, 50 tấn mủ cao su, 3...

Vốn là khu rừng rậm, sao chính quyền Đông Dương lại quy hoạch Đà Lạt là thành phố vườn?

Ngay từ những ngày đầu mới “thai nghén” (1893), Đà Lạt đã được chính quyền Đông Dương dành sự quan tâm đặc biệt đó là thực hiện nhiều đồ án quy hoạch xây dựng và phát triển biến Đà Lạt thành một nơi nghỉ dưỡng mang kiểu cách châu Âu...

Con hươu sao vốn là động vật hoang dã, dân Kon Tum nuôi thành công, bán 42 triệu/cặp giống

So với nhiều vật nuôi khác, nuôi hươu sao tuy vốn đầu tư lớn, song hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, không phải quá lo lắng về đầu ra sản phẩm. Nhận thấy những điều này, một số hộ dân ở xã Văn Lem, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon...

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con rắn - linh vật Ất Tỵ. Sản phẩm trái xoài có hình con rắn được bán với giá cao gấp...

Mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì Tọa đàm Hạ tầng số

(MPI) - Trưa ngày 22/01/2025, theo giờ địa phương, tại Davos, Thuỵ Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tập đoàn Sovico tổ chức Tọa đàm với lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới về chủ đề "Hạ tầng số - Năng lượng xanh: Vươn mình trong kỷ nguyên...

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. ...

Đóng điện dự án truyền tải hơn 1.100 tỉ để nhập điện từ Lào

Ngày 24-1, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công để phục vụ cho nhập khẩu điện từ Lào. ...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều...

Mới nhất