Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNhững sự kiện nhật thực cách mạng hóa khoa học

Những sự kiện nhật thực cách mạng hóa khoa học


Nhật thực toàn phần không chỉ là sự kiện thiên văn đáng chú ý mà còn đóng vai trò lớn dẫn tới nhiều phát hiện quan trọng.





Nhật thực toàn phần mang đến cơ hội nghiên cứu quý giá cho các nhà khoa học. Ảnh: Sunset Magazine

Nhật thực toàn phần mang đến cơ hội nghiên cứu quý giá cho các nhà khoa học. Ảnh: Sunset Magazine

Hôm 8/4, hàng triệu người trên khắp nước Mỹ có cơ hội quan sát nhật thực. Vào giữa trưa theo giờ địa phương, bầu trời sẽ tối sầm khi nhật thực toàn phần xuất hiện ở 15 bang. Qua nhiều thập kỷ, nhật thực toàn phần đã trở nên ít bí hiểm hơn và trở thành cơ hội để kiểm tra những giả thuyết khoa học cũng như dẫn tới nhiều phát hiện mới, theo Business Insider. Sau đây là 7 sự kiện nhật thực toàn phần giúp thúc đẩy hiểu biết khoa học của con người.

1. Đo vòng quay của Trái Đất

Vài ghi chép sớm nhất về thiên thực có từ hàng nghìn năm trước. Một số chuyên gia cho rằng hình khắc trên đá ở một tượng đài tại Ireland mô tả thiên thực xảy ra vào ngày 30/11 năm 3340 trước Công nguyên. Dấu vết do con người tạo ra trên mai rùa từ Trung Quốc và phiến đất sét Babylon từ hơn 3.000 năm trước cũng nhắc tới nhật thực. Thông qua những mô tả về nhật thực trong lịch sử, nhà thiên văn học Edmond Halley ở thế kỷ 18 lần đầu tiên nhận thấy vòng quay của Trái Đất chậm dần qua hàng thiên niên kỷ.

2. Phát hiện nguyên nhân tạo ra nhật thực

Hai học giả hiện đại cho rằng triết gia người Hy Lạp Anaxagoras xứ Clazomenae nhận ra vai trò của Mặt Trăng trong nhật thực. Nhiều khả năng ông phát triển giả thuyết sau khi chứng kiến nhật thực hình khuyên vào ngày 17/2/478 trước Công nguyên.

Anaxagoras cho rằng áp suất không khí khiến Trái Đất phẳng lơ lửng ở trung tâm với Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao xoay xung quanh. Bất chấp lỗi đó, ông vẫn phát hiện cơ chế cơ bản phía sau nhật thực. Anaxagoras tin rằng Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Giả thuyết của ông cũng nêu chính xác khi Mặt Trăng di chuyển phía trước Mặt Trời, nó tạo ra nhật thực. Tương tự, khi Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, nguyệt thực sẽ diễn ra. Anaxagoras cũng sử dụng bóng của Mặt Trăng trong nhật thực để ước tính kích thước của nó, nhưng tính toán của ông cho kết quả nhỏ hơn nhiều so với thực tế.

3. Ước tính khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng

Ngày 14/3/189 trước Công nguyên, nhật thực toàn phần lướt qua phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà thiên văn học người Hy Lạp Hipparchus khi đó chỉ là một đứa trẻ, nhưng có thể ông đã chứng kiến sự kiện. Nhiều năm sau, Hipparchus có thể sử dụng mô tả từ người khác về sự kiện nhật thực đó để tạo ra một trong những ước tính toán học chính xác nhất về khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng. Dù ghi chép trực tiếp của Hipparchus đã thất lạc, một học giả thế kỷ 4 nêu đã chi tiết cách ông sử dụng thông tin.

Nhà thiên văn học ước tính khoảng cách giữa vị trí nhật thực toàn phần ở nơi ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ và Alexandria, Ai Cập (nơi 1/5 Mặt Trời lộ ra) để tính toán. Dựa trên phép tính, Hipparchus đưa ra vài ước lượng, bao gồm con số 452.848 km, không chênh lệch quá nhiều so với khoảng cách chính xác là 384.400 km.

4. Dự đoán đường đi của nhật thực

Vào thế kỷ 11 hoặc 12, những nhà thiên văn học Maya có một dự đoán đáng chú ý ở thời của họ. Họ tính toán nhật thực toàn phần sẽ diễn ra vào năm 1991 và dự đoán của họ chỉ chênh lệch trong vòng một ngày. Mãi tới nhiều thế kỷ sau, nhân loại mới có thể đưa ra dự đoán chính xác hơn. Trong thế kỷ 18, Edmond Halley, người nổi tiếng với phát hiện về sao chổi mang tên ông, tạo ra bản đồ dự đoán đường đi của nhật thực vào ngày 5/3/1715 với độ chính xác cực cao (chỉ chênh lệch 4 phút), dựa trên định luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton.

5. Phát hiện heli

Heli rất dồi dào trong vũ trụ nhưng rất hiếm trên Trái Đất. Một sự kiện nhật thực đã giúp giới thiên văn học phát hiện nguyên tố. Nhà thiên văn học người Pháp Pierre Jules César Janssen tới Ấn Độ để quan sát nhật thực vào ngày 18/8/1868. Ông sử dụng kính quang phổ để phân tách ánh sáng Mặt Trời thành quang phổ.

Janssen trông thấy một vạch màu vàng với bước sóng không giống bất kỳ nguyên tố nào khác. Cùng thời gian đó, nhà thiên văn học người Anh Norman Lockyer phát triển một thiết bị quan sát Mặt Trời ngay cả khi không có nhật thực. Ông cũng trông thấy vạch màu tương tự. Lockyer gọi nguyên tố bí ẩn là heli. Các nhà khoa học mất hai thập kỷ để nhìn thấy nó trên Trái Đất, trong thí nghiệm với dung nham núi Vesuvius và uranium.

6. Chứng minh thuyết tương đối của Einstein

Nhà thiên văn học James Craig Watson chắc chắn ông tìm thấy bằng chứng về một hành tinh mới trong nhật thực năm 1878. Nằm giữa Mặt Trời và sao Thủy, Vulcan chỉ có thể quan sát được khi Mặt Trăng bị che khuất bởi ngôi sao khổng lồ. Thêm vài lần nhật thực trôi qua nhưng không ai tìm thấy bằng chứng về Vulcan. Năm 1915, Albert Einstein giải thích quỹ đạo khác thường của sao Thủy bằng thuyết tương đối tổng quát. Cách lý giải này khớp với dữ liệu hơn là một hành tinh bí ẩn khó quan sát.

Dù vậy, thuyết tương đối của Einstein không có bằng chứng khoa học cho tới sự kiện nhật thực ngày 29/5/1919. Nhà vật lý cho biết lực hấp dẫn của Mặt Trời bẻ cong ánh sáng từ các ngôi sao gần đó. Năm 1919, có nhiều chuyến thám hiểm tới Principe, một hòn đảo ngoài khơi châu Phi, và Brazil. Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, giới thiên văn học chụp ảnh. Những ngôi sao dường như dịch chuyển vị trí so với ảnh tham chiếu. Vị trí mới cho thấy Mặt Trời bẻ cong ánh sáng theo như Einstein dự đoán.

7. Nghiên cứu thiên thực từ vũ trụ

Phi hành đoàn Gemini 12 gồm Jim Lovell và Buzz Aldrin là những người đầu tiên chứng kiến nhật thực toàn phần từ không gian. Ngày 12/11/1966, nhật thực di chuyển từ Peru tới Brazil và hai phi hành gia bay gần dải toàn phần. Đó là một sự kiện trùng hợp. Những bức ảnh của Aldrin có phần kém rõ nét. 4 năm sau, các kênh truyền hình đưa tin về nhật thực của thế kỷ diễn ra vào ngày 7/3/1970. NASA cũng phóng hơn 20 tên lửa nghiên cứu bức xạ cực tím và tia X từ Mặt Trời trong suốt hiện tượng. Họ sẽ tiếp tục sử dụng tên lửa để thu thập dữ liệu về nhật thực hôm 8/4.

An Khang (Theo Business Insider)




Source link

Cùng chủ đề

600 vật lạ tiết lộ hiện tượng “Mặt Trời đen” đe dọa địa cầu

(NLĐO) - "Mặt Trời đen" xuất hiện vào năm 2910 trước Công nguyên và từng gây khủng hoảng cho những nền văn minh cổ xưa. ...

NASA phát hiện hạt mầm sự sống sinh ra từ 2 “tử thần”

(NLĐO) - Hướng về hệ sao đôi cực đoan Wolf-Rayet 140, kính viễn vọng NASA đã chụp được thứ có thể giải thích nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất. ...

Tưởng lợi nhưng hóa ra lại không tốt

Rửa mặt nước nóng mang lại cảm giác dễ chịu, đặc biệt vào những buổi sáng lạnh giá hoặc sau một ngày làm việc mệt mỏi. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Nghị quyết 57-NQ/TW: Kiến tạo hệ sinh thái đưa khoa học bứt phá

Nhiều điểm đột pháTrong giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn năm 2045, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có...

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ...

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Cảnh báo AI có thể phát triển ‘ý chí sinh tồn’, vượt kiểm soát của con người

Nhà khoa học máy tính hàng đầu Yoshua Bengio cảnh báo nếu mất kiểm soát với AI, 'loài người có thể biến mất trong 10 năm'. Ngày 7-2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng...

DeepSeek hút tài năng trẻ rời Thung lũng Silicon về Trung Quốc

Các kỹ sư trẻ Trung Quốc chi phí sinh hoạt thấp hơn tại quê nhà hấp dẫn. Về nước, họ được sống gần gia đình và cơ hội đảm nhận những vai trò quan trọng từ sớm trong sự nghiệp. Daniel Palomar, giáo sư...

Cùng chuyên mục

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương...

Elon Musk tuyên bố không định mua lại TikTok

Tỉ phú Elon Musk khẳng định không có ý định mua lại mảng kinh doanh của mang xã hội TikTok tại Mỹ, dù trước đó Tổng thống Trump đã gợi ý về khả năng này. Hãng tin AFP ngày 9-2 đưa tin tỉ phú...

Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

(NLĐO) - Cả Trái Đất và Sao Hỏa có thể đã bị những kẻ tấn công từ vũ trụ tước bỏ nhiều yếu tố thiết yếu cho sự sống. ...

Tái tạo quái vật “bay trong nước” 183 triệu năm trước

(NLĐO) - Các nhà khoa học đã tái hiện lại một con quái vật "lai" giữa khủng long, rắn, rùa... từ bộ xương hóa thạch dài tới 4,5 m được tìm thấy ở Đức. ...

3 đài thiên văn bắt được tia vô tuyến cực lạ từ quái vật 12,6 tỉ tuổi

(NLĐO) - Thứ được các nhà khoa học mô tả là "quái vật phản lực vô tuyến" dài tới 215.000 năm ánh sáng, đến từ một vật thể cổ đại vô cùng đáng sợ. ...

Mới nhất

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây...

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025: Trong nước ổn định

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 10/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 9/2/2025 giá cà phê...

Mới nhất