Trang chủNewsKinh tếNhững 'ông lớn' sa sút

Những ‘ông lớn’ sa sút


Có thể điểm danh một số doanh nghiệp (DN) từng giữ vị trí đầu ngành nay rơi vào lao đao hoặc hoạt động khá èo uột như Cienco 1, Cienco 5, Cienco 8 hay Công ty CP Cầu 12 (từng thuộc Cienco 1)…

Những 'ông lớn' sa sút - Ảnh 1.

Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) từng là doanh nghiệp đầu ngành xây lắp giao thông, nay đi vào sa sút

Năng lực yếu kém, chậm tiến độ

Tại nhiều đoạn tuyến dự án Bắc – Nam giai đoạn 1, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8) liên tục bị đưa vào diện theo dõi đặc biệt vì chậm tiến độ, nhất là tại các gói thầu liên danh với nhà thầu là Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc. Tại dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Cienco 8 đã phải đề xuất bổ sung nhà thầu phụ để đảm bảo tiến độ. Trong số các đơn vị thuộc diện phải theo dõi đặc biệt do năng lực tài chính, tổ chức thi công chưa đáp ứng yêu cầu tại dự án này, Cienco 8 là nhà thầu có khả năng hoàn thành công việc theo cam kết thấp nhất.

Có thời điểm, cả Cienco 8 và Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc bị đưa vào diện có biểu hiện yếu kém do không chủ động năng lực tài chính, máy móc thi công cũ. Đáng chú ý, Cienco 8 và Phúc Lộc đều cùng một “ông chủ”. Sau khi sở hữu Cienco 8, Phúc Lộc cũng đã tham gia thầu rất nhiều dự án giao thông. Năm 2016, nhóm cổ đông mới của Cienco 8 đề nghị Bộ GTVT cho phép tăng vốn điều lệ từ 590 tỉ đồng lên 2.000 tỉ đồng, qua đó giảm tỷ lệ phần vốn của nhà nước tại đây, song không được Bộ GTVT đồng ý. Sau đó, Bộ GTVT đã chuyển giao 18% cổ phần nhà nước tại Cienco 8 về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Đầu năm 2023, SCIC đã công bố danh sách thoái vốn nhà nước, trong đó có Cienco 8.

Tổng công ty CP Thăng Long, DN giao thông đầu ngành từng tham gia thi công hàng loạt công trình cầu, đường lớn, bến cảng, sân bay… như cầu Kiền, cầu Sông Gianh, cầu Phù Đổng, cầu Vĩnh Tuy, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ… Tuy nhiên, từ sau cổ phần hóa năm 2014, hoạt động kinh doanh của DN này có dấu hiệu sa sút, lợi nhuận “teo tóp”, thậm chí nhiều năm thua lỗ. Công ty mẹ – Tổng công ty CP Thăng Long – phải tiến hành thoái 100% vốn tại hàng loạt công ty thành viên. Năm 2022, Tổng công ty CP Thăng Long đặt mục tiêu doanh thu 1.462 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 9,12 tỉ đồng; song thực tế chỉ đạt 1.351 tỉ đồng doanh thu và 5,32 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế.

Tương tự, Công ty CP Cầu 12, tiền thân là Đội chủ lực Cầu 2, cũng là đơn vị xây dựng cầu đầu tiên của đất nước. DN này từng góp mặt thi công hàng loạt cây cầu hiện đại như cầu quay sông Hàn, Vĩnh Tuy, Mỹ Thuận, Chà Và, Thị Lại, Cao Lãnh… Sau cổ phần hóa, Công ty CP Cầu 12 sa sút hoạt động, liên tục vướng vào chuyện nợ thuế, bị người lao động tố cáo vì nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội hàng chục tháng. Năm 2020, công ty lọt vào danh sách “đen” của Cục Thuế Hà Nội với số tiền nợ thuế lên đến hơn 77 tỉ đồng. Đến đầu năm 2022, Ngân hàng Vietinbank thông báo bán khoản nợ hơn 31 tỉ đồng của Công ty CP Cầu 12 để xử lý, thu hồi nợ. Hồi tháng 7, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội ra quyết định hạn chế giao dịch với cổ phiếu C12 của DN này do không họp đại hội cổ đông thường niên 2 năm gần nhất, chậm nộp báo cáo tài chính.

Vướng vòng lao lý

Một trong những trường hợp sa sút đáng buồn nhất của DN đầu ngành giao thông hậu cổ phần hóa là Cienco 1. Không chỉ vậy, hàng loạt lãnh đạo của Cienco 1 đã vướng vòng lao lý với hàng loạt sai phạm liên quan nhà đầu tư là Đinh Ngọc Hệ (Út trọc).

Theo lần công bố báo cáo tài chính gần nhất của Cienco 1, doanh thu của đơn vị này giảm mạnh từ gần 540 tỉ đồng năm 2019 xuống 337,6 tỉ đồng năm 2020. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN cũng giảm từ 5,1 tỉ đồng xuống còn 373 triệu đồng. Từ vài năm trở lại đây, Cienco 1 không còn góp mặt trong các dự án giao thông lớn, khi bộ máy cấp cao liên tục biến động cũng như bị khởi tố, xét xử. Theo cáo buộc của TAND TP.Hà Nội, năm 2013, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt danh sách DN thuộc Bộ thực hiện cổ phần hóa, trong đó có Cienco 1. 

Ban chỉ đạo cổ phần hóa do ông Phạm Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Cienco 1, làm trưởng ban; ông Cấn Hồng Lai, cựu Tổng giám đốc Cienco 1, làm phó ban. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa, dàn cựu lãnh đạo Cienco 1 đã có nhiều sai phạm gây thiệt hại tài sản nhà nước số tiền lớn. Viện kiểm sát xác định ông Lai chủ trì cuộc họp để xử lý khoản nợ hơn 364 tỉ đồng phải thu của 50 công ty, nhưng lại cùng các thuộc cấp quyết định xóa gần 185 tỉ đồng trong số nợ trên vì xác định “đây là khoản nợ khó thu hồi”. Sau khi chuyển thành công ty CP, Cienco 1 tiếp tục tiến hành thu hồi các khoản nợ đối với 6 công ty trực thuộc trước đây. Dù đã thu hồi được 65 tỉ đồng nhưng sau đó ban lãnh đạo không đề xuất bàn giao cho nhà nước, mà chỉ đạo chi cho các hoạt động khác.

Ngoài ra, cáo trạng cũng xác định, Cienco 1 khi cổ phần hóa “bỏ quên”, không xác định giá trị quyền sử dụng 4 khu đất vào giá trị DN. Đây là 4 lô đất nằm ở vị trí đắc địa, rộng từ 422 m2 đến hơn 16.000 m2 tại TP.HCM, Long An, Tiền GiangGia Lai, tổng giá trị hơn 67,4 tỉ đồng. Theo xác định, hành vi phạm tội của ban lãnh đạo Cienco 1 đã làm giảm giá trị DN khi cổ phần hóa, gây thiệt hại cho nhà nước gần 240 tỉ đồng.

Giai đoạn 2011 – 2016, Bộ GTVT được đánh giá là đơn vị đi đầu trong tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa DN nhà nước. Thực tế cho thấy cách làm nóng vội, vi phạm nhiều quy định thời điểm đó đã khiến nhiều thương vụ cổ phần hóa bị thất thoát vốn nhà nước, đồng thời khiến nhiều DN được tái cơ cấu thay vì hoạt động tốt lên lại đi xuống.

Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Bộ GTVT chia sẻ, bài học cổ phần hóa trong giai đoạn vừa qua rất lớn. Cổ phần hóa quá nhanh trước đây để lại nhiều hệ lụy. Không loại trừ trường hợp khi cổ phần hóa, một số nhà đầu tư thực chất nhắm vào tài sản đất đai của DN nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng. Ví dụ như đất đai, kho bãi, cảng… trong trường hợp thị trường bất động sản tốt, xin chuyển đổi mục đích sang dự án nhà ở thì lãi rất lớn. Nhưng khi đất đai được quản chặt theo luật Quy hoạch, không chuyển đổi mục đích được nữa thì các nhà đầu tư mới không mặn mà với việc phát triển DN.

TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, cho rằng một trong những vấn đề cần tính tới của cổ phần hóa là nên hay không nên tách đặc quyền được thuê “đất vàng”. Theo ông Ánh, cần tách đất ra khỏi định giá DN khi cổ phần hóa, có như vậy mới xử lý được hàng loạt vấn đề. Lý do, đất đai là sở hữu toàn dân, khi cổ phần hóa bản chất là dịch chuyển sở hữu nhà nước sang đa sở hữu hoặc sở hữu ngoài nhà nước. DN không còn là sở hữu nhà nước hoàn toàn thì bài toán sở hữu phải được xác lập, đặc biệt liên quan vấn đề quản lý đất đai. 

Theo báo cáo của Chính phủ, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn DN nhà nước giai đoạn 2021 – 2023 diễn ra chậm, số lượng không nhiều, tồn tại một số trường hợp phát sinh tiêu cực trong định giá liên quan đến đất đai, tài sản. Vấn đề hậu cổ phần hóa chưa được giải quyết dứt điểm, quản lý vốn tại một số DN còn bất cập, khó khăn.



Source link

Cùng chủ đề

Đời thợ trên những công trường giao thông

Công trường dự án giao thông trọng điểm những ngày cuối năm, không khí thi công diễn ra rất khẩn trương. Những người thợ vẫn cần mẫn ngày đêm, dù không khí Tết đang cận kề. ...

Những hình ảnh “khác lạ” ở các nút giao tại TP HCM

(NLĐO) - Những cảnh tượng phương tiện nghiêm ngắn chờ đèn đỏ đã dần quen thuộc tại nhiều nút giao trên địa bàn TP HCM ...

Bức tranh sáng của giao thông liên vùng (*): Những dấu ấn lớn

Bên cạnh khai thác những công trình giải tỏa áp lực giao thông nhiều cửa ngõ, TP HCM chú trọng các dự án trọng điểm kết nối liên vùng ...

Cầu Ba Son được lắp đèn chiếu sáng mỹ thuật

Cầu Ba Son hơn 3.100 tỷ đồng, công trình giao thông biểu tượng trung tâm TPHCM đang được lắp hệ thống chiếu sáng mỹ thuật, sau gần 3 năm khai thác. Ngày 27/12, đại diện Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh (THADICO) cho biết đang triển khai phương án chiếu sáng mỹ thuật cho cầu Ba Son nối quận 1 với TP Thủ Đức. THADICO cho biết từ đầu tháng 12 đã triển khai giai đoạn...

Người dân hưởng lợi gì từ siêu cống thuỷ lợi Cái Lớn

Công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé gồm hai cống ngăn mặn, một cống trên sông Cái Lớn và một cống trên sông Cái Bé kết nối thành phố Rạch Giá và vùng miệt thứ tỉnh Kiên Giang, tạo giao thông thông suốt đến tận Cà Mau. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Canada trả đũa, cấm sản phẩm nước cam từ quê nhà ông Trump

Canada áp thuế suất lên hàng loạt sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ giữa làn sóng tẩy chay sản phẩm từ quốc gia láng giềng, sau khi ông Trump thông báo áp thuế lên nhiều sản phẩm nhập từ Canada. ...

Ăn gì để làm chậm sự tiến triển của bệnh tim?

Chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, góp phần duy trì sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện công dụng làm chậm sự tiến triển bệnh tim của một...

Bài đọc nhiều

Tăng lên mốc cao nhất mọi thời

Giá vàng hôm nay 01/02/2025: Giá vàng đã tăng vọt lên hơn 2.800 USD khi các mối đe dọa về thuế quan làm bùng nổ đợt tăng giá kỷ lục. Giá vàng hôm nay 01/02/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 01/02/2025, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc...

Thưởng tết bình quân tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp là 8,5 triệu đồng/người

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 bình quân đối với người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM từ 8,5 đến 8,9 triệu đồng/người. TP.HCM: Thưởng tết bình quân tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp là 8,5 triệu đồng/ngườiMức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 bình quân đối với người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM từ 8,5 đến...

Mùng 3 Tết: Không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá

DNVN - Sức mua và nguồn hàng hoá trong ngày mùng 3 Tết đã dồi dào hơn. Giá các mặt hàng rau củ, hoa tươi tại chợ nhìn chung không tăng nhiều, thị trường diễn biến theo quy luật thông thường, không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá... ...

Thị trường hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ ổn định

Theo Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), tình hình cung cầu thị trường ngày 30/01/2025 là ngày Mùng 2 Tết Nguyên đán Ất Tỵ không có diễn biến bất thường về giá. Diễn biến giá cả thị trường nhìn chung tương đối ổn định so với ngày Mùng 1 Tết. ...

VN-Index “lấy may” đầu năm, giao dịch tích cực

VN-Index phục hồi tích cực; 4 nhóm ngành tiềm năng năm 2025; Lịch trả cổ tức; Diễn biến trái chiều chuỗi bán lẻ Thế giới Di động; Thị trường chứng khoán "lấy may" đầu năm Ất Tỵ. ...

Cùng chuyên mục

Dự báo giá cà phê ngày mai 4/2/2025 khả năng sẽ giảm

Dự báo giá cà phê ngày mai 4/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 4/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 3/2/2025 giá cà phê Robusta vẫn duy trì mức ổn định so với ngày hôm qua, đang dao động từ 5523 – 5718 USD/tấn....

Đón Xuân, rinh lộc vàng tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ

Cơ hội "rinh" hàng ngàn phần quà may mắn đầu năm đang chờ đón bạn tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ. Bên cạnh những ưu đãi độc quyền hấp dẫn, khách hàng còn được thưởng thức những màn trình diễn đặc sắc từ dàn “anh trai” đình đám và tham gia chuỗi hoạt động trải nghiệm thú vị. Khai Xuân lộc phát tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ Khai mở năm Ất Tỵ cát tường, thịnh...

Tiền lì xì năm mới có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?

Tiền lì xì từ công ty cho nhân viên được coi là tiền thưởng và phải chịu thuế thu nhập cá nhân vì không thuộc danh mục tiền thưởng được miễn thuế. Ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, rất nhiều cơ quan, tổ chức, công ty có tục lệ lì xì đầu năm cho cán bộ, nhân viên. Nhiều người thắc mắc, khoản tiền lì xì liệu có được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không? Về...

Dự báo giá vàng ngày mai 04/02/2025: Tăng chóng mặt

Dự báo giá vàng ngày mai 04/02/2025: Giá vàng đạt mốc cao nhất từ trước đến nay. Giá bán vàng miếng SJC chiều nay tăng 500.000 đồng, tiến gần hơn mốc 90 triệu. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc...

Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồng

Dù doanh thu bất động sản trong tháng đầu tiên của năm 2025 giảm nhẹ, nhưng lĩnh vực này vẫn đóng góp 21,2% vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của TP.HCM. Tháng 1/2025, doanh thu bất động sản TP.HCM đạt gần 23.000 tỷ đồngDù doanh thu bất động sản trong tháng đầu tiên của năm 2025 giảm nhẹ, nhưng lĩnh vực này vẫn đóng góp 21,2% vào tổng mức bán lẻ hàng...

Mới nhất

Bán lẻ công nghệ đồng loạt đóng nhiều cửa hàng dịp Tết, doanh thu vẫn tăng nhờ đâu?

Dự đoán nhu cầu không cao trong dịp Tết dài ngày, nhiều hệ thống bán lẻ công nghệ đã giảm số cửa hàng phục vụ nhằm giảm áp lực chi phí vận hành. ...

Hà Nội xảy ra động đất

Tối 3/2, đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào lúc 19h52 tại khu vực huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 2,6 độ richter. Theo Viện Vật lý địa cầu, vị trí xảy ra động đất có tọa độ 20,860 độ vĩ Bắc, 105,582 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu...

Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng

Mang theo ngọn lửa yêu thương cùng tinh thần luôn kiên định với giá trị nhân văn cao cả, FPT Long Châu tiếp tục hành trình "Long Châu sẻ chia" năm thứ 5 để tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Đây không chỉ là một dự án thiện nguyện, mà còn là...

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với...

Mới nhất