Trang chủDi sảnNhững ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ

Những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ

Giá trị của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ không chỉ hiện hữu ở những công trình kiến trúc thành quách, cung điện. Giá trị ấy được tôn lên gấp nhiều lần bởi vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đa dạng, có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới tòa thành lịch sử và vương triều Hồ. Trong đó, nét độc đáo của những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ đã và đang tạo thành phức hợp di sản độc đáo, có tính biểu tượng cao.
 

Ngôi nhà cổ có “tuổi đời” hơn 210 năm của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng tại thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc).

Các ghi chép từ thư tịch cổ và kết quả khai quật, khảo sát di sản cho thấy, Thành Nhà Hồ được quy hoạch xây dựng rất bài bản, quy mô. Trong đó, phía ngoài 4 cửa thành là các phố xá nhộn nhịp bán buôn, đô hội… Phố phường sầm uất một thời của kinh đô nay chỉ còn là quá vãng, thay vào đó là sự hiện diện của những ngôi làng truyền thống. Bên tòa thành đá, hàng chục ngôi làng truyền thống phân bố ở vùng đệm và vùng phụ cận như chứng nhân của lịch sử. Những cái tên làng Xuân Giai, Tây Giai, Đông Môn, Thổ Phụ, Phương Giai… đã trở thành điểm kết nối, tham quan không thể bỏ qua trong hành trình về với vùng đất Tây Đô, về với Thành Nhà Hồ.

Ngược dòng lịch sử, cùng với việc xây thành, nhà Hồ đã cho xây dựng những phố phường, như: phố Hoa Nhai và các phường: Thành, Thị, Chác, Bãi Chợ, Hồ Me, Vạn Ninh, Lan Giai… Phố Hoa Nhai nằm trên đường phố chính chạy từ cổng Nam thành đến chân núi Đún (còn gọi là đường cái Hoa). Về chợ thì có chợ Tây Đô nằm ở phường Lan Giai, phía cổng Tây thành An Tôn. Việc nhà Hồ mở mang phố phường, chợ buôn bán đã thu hút thợ thủ công, thương lái đến làm ăn sinh sống. Đồng thời cũng có cả quan lại thời Trần, thời Hồ ở lại mảnh đất An Tôn này. Chính vì vậy, một thời phố Hoa Nhai rất sầm uất, tấp nập người mua kẻ bán.

Trải qua biến động lịch sử, cùng với sự khép lại của vương triều Hồ, những phố phường nhộn nhịp không còn, trả lại dáng vẻ hồn hậu, chân chất cho những ngôi làng. Phố Hoa Nhai sầm uất bán buôn dần dịch chuyển thành làng Xuân Nhai/Xuân Giai thuần nông. Chỉ một chút thay đổi của tên làng đã cho thấy bao điều biến chuyển.

Về làng Tây Giai nghe chuyện nhà Hồ xây dựng thành, kiến thiết kinh đô để hiểu hơn lịch sử những ngôi làng truyền thống dưới chân thành đá. Những ký ức về phường Lan Giai (Tây Nhai, Tây Vệ) dưới thời nhà Hồ vẫn còn hiện hữu trong những hiện vật, dấu tích lưu lại nơi đây. Xưa kia, phường Lan Giai có đường phố, có chợ nằm trên một khu đất cao ráo. Đường phố được lát đá từ cửa Tây thành An Tôn ra đến tận bờ sông Mã, nơi có bến ngự. Cũng như Xuân Giai, kể từ khi có phường, có chợ, các thợ thủ công, dân buôn bán đã tụ về đây sinh sống, lập nghiệp. Sau đó, những năm nhà Minh xâm lược nước ta, chiếm đóng thành Tây Đô, dân buôn bán và thợ thủ công bỏ đi nơi khác, chỉ còn lại những người nông dân chân chất ở lại bám ruộng đồng.

Đến nay, làng Tây Giai vẫn lưu giữ được nhiều giá trị lịch sử – văn hóa tiêu biểu như: Nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng, đình làng Tây Giai,… Nếp sống, nếp nghĩ vẫn thuần nông, chất phác, đề cao giá trị văn hóa truyền thống. Ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư chi bộ thôn Tây Giai hào hứng chia sẻ về hội tương tế của làng – một mô hình đại đoàn kết vừa dân dã vừa thấm đẫm giá trị nhân văn, được các thế hệ cháu con kế thừa và phát huy từ đời này qua đời khác, trở thành nét đẹp đáng trân trọng.

Từ những năm tháng thiếu thốn đủ bề hay đến khi cuộc sống đã vơi bớt đi nhiều nỗi khó khăn, mục đích, ý nghĩa của hội tương tế làng Tây Giai vẫn luôn đề cao tinh thần sẻ chia, nhân ái, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, dòng tộc thông qua những việc làm thiết thực nhất. Mỗi tháng sẽ có 6 hộ của 2 họ (họ lớn và họ nhỏ) thuộc hội tương tế được nhận gạo quyên góp từ các thành viên khác trong họ. Mỗi năm, họ sẽ cử ra ông Câu là người điều hành các hoạt động của họ. Hằng tháng, theo hiệu lệnh của ông Câu, các thành viên trong họ sẽ mang gạo đến góp, sau đó chia đều cho 6 hộ đó. Các hộ đã được nhận gạo ở tháng này sẽ không được nhận ở các tháng tiếp theo mà chuyển cho các hộ khác.

Trong hội có hội viên qua đời, nhận được hiệu lệnh của ông Câu, các hội viên trong hội phải có mặt đông đủ, bất kể thời gian nào. Đối với những trường hợp “bất khả kháng” như hội viên tuổi cao sức yếu, bệnh tật hay đi làm ăn xa thì phải báo lại với ông Câu, “ủy quyền” cho vợ con đi thay. Khi điểm danh, hội viên nào vắng mặt sẽ bị ghi sổ và phạt tiền. Đây là những quy định được hội tương tế duy trì, nghiêm túc thực hiện dẫu chẳng có bất kỳ ràng buộc, quy định pháp lý nào. Điều đó càng thể hiện được ý thức, trách nhiệm, tinh thần cộng đồng “đáng nể” của người dân nơi đây.

Từ trong nếp sống của làng lấp lánh vẻ đẹp của mỗi nếp nhà riêng. Với “tuổi đời” hơn 210 năm, ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng không chỉ là “chứng nhân” của một gia đình, dòng họ mà song hành cùng lịch sử hình thành và phát triển của làng, xã, của cả vùng đất Tây Đô. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1810 dưới bàn tay của những người thợ tài hoa vùng Nam Hà (Hà Nam ngày nay) và làng Đạt Tài (Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Ngôi nhà có 7 gian bằng gỗ, kiến trúc theo kiểu chồng rường, kẻ chuyền và chồng rường, kẻ bẩy. Mái ngói vẩy; từng nét hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế theo các chủ đề “tứ linh”, “tứ quý”, chữ Thọ cách điệu… Tháng 9/2002, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp trùng tu trên nguyên tắc đảm bảo tính nguyên bản. Sau thời gian trùng tu, ngôi nhà được UNESCO công nhận là một trong 10 nhà cổ dân gian có kiến trúc tiêu biểu nhất của Việt Nam. Năm 2004, dự án trùng tu nhà cổ dân gian này đạt Giải thưởng danh dự của UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương về bảo tồn di sản văn hóa.

Là hậu duệ đời thứ 7 của dòng họ Phạm, ông Phạm Ngọc Tùng và gia đình luôn cảm thấy may mắn, tự hào khi được sống trong ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, cũng là nơi thờ cúng dòng tộc. Dưới mái nhà này, ông và gia đình đã cùng nhau trải qua mọi nhẽ buồn – vui, sướng – khổ trong cuộc đời; là nơi cháu con dòng họ Phạm đi xa về gần dâng nén hương thơm tỏ lòng thành kính với gia tiên tiền tổ. Đặc biệt, với giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng là một trong những điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu. Ông Tùng cho hay: “Bảo tồn, gìn giữ ngôi nhà gỗ bền bỉ song hành với thời gian đã khó, việc làm sao giữ được nền nếp gia phong, truyền thống gia đình đã được hình thành và tiếp nối qua bao thế hệ mới là điều quan trọng nhất”. Vì thế nên ông Tùng vẫn luôn răn dạy các con: “Dù cuộc sống có thay đổi ra sao cũng phải quyết tâm gìn giữ ngôi nhà cổ, gìn giữ đạo nghĩa gia đình. Để ngôi nhà cổ mãi là điểm nhấn ấn tượng trong vùng di sản”.

Việc xây dựng Thành Nhà Hồ, dời kinh đô về An Tôn đã tạo nên những biến chuyển sâu sắc của vùng quê “cuối nước đầu non” trở thành trung tâm chính trị cả nước. Ở đó, lịch sử hình thành và phát triển của những ngôi làng cổ là minh chứng sinh động cho những biến chuyển ấy. Ông Trịnh Hữu Anh, Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ chia sẻ: “Một trong những điểm khác của di sản Thành Nhà Hồ là hiện nay cộng đồng dân cư đang sinh kế ngay trong vùng lõi; các ngôi làng truyền thống bao quanh 4 cửa tòa thành với mật độ dày, hàm chứa nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu. Sức sống của những ngôi làng truyền thống có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tổng thể không gian văn hóa Thành Nhà Hồ. Sự phong phú, đa dạng của các ngôi làng truyền thống cho phép trung tâm xây dựng chiến lược mở nhằm khai thác tối đa giá trị văn hóa của vùng đệm để triển khai thêm các tour, tuyến phục vụ phát triển du lịch”.

Tại quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch theo Quyết định số 1316/QĐ-TTg, ngày 12/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ, việc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan làng truyền thống là một trong những điểm nổi bật. Theo đó, làng Xuân Giai lấy không gian, kiến trúc cảnh quan của công trình tôn giáo, tín ngưỡng làm hạt nhân bố cục. Hai bên đường Hòe Nhai được cải tạo, chỉnh trang mặt đứng (không có vỉa hè) tạo phong cách kiến trúc truyền thống. Mặt đường Hòe Nhai lát đá trên cơ sở kết quả khảo cổ học, một số chỗ trên mặt đường được xây dựng các hố trưng bày khảo cổ. Làng Đông Môn và làng Tây Giai lấy đình Đông Môn, đình Tây Giai và nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng (làng Tây Giai) làm hạt nhân. Bảo tồn kiến trúc nhà ở trong làng theo hình thức nhà ở truyền thống nông thôn vùng đồng bằng Bắc Trung bộ. Cánh đồng Xuân Giai và cánh đồng Nam Giao bảo tồn nguyên trạng là cánh đồng trồng lúa truyền thống, khai thác phục vụ du lịch…

Quyết định số 1316/QĐ-TTg có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và các vùng phụ cận. Do đó, để làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị Thành Nhà Hồ và các vùng phụ cận, trong đó có những ngôi làng truyền thống, điều quan trọng nhất chính là đẩy nhanh việc thực hiện các nội dung, dự án theo Quyết định số 1316/QĐ-TTg. Song song với đó, Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, trách nhiệm; một mặt kết nối với các đơn vị du lịch, lữ hành xây dựng tour, tuyến tham quan, trải nghiệm thu hút khách du lịch; một mặt phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, văn hóa trong nội tại những ngôi làng truyền thống…

Nguồn: https://vhds.baothanhhoa.vn/nhung-ngoi-lang-truyen-thong-duoi-chan-thanh-nha-ho-33760.htm

Cùng chủ đề

4 ngày tham quan miễn phí tại thành nhà Hồ

Mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ tung loạt sự kiện hấp dẫn cùng ưu đãi mở cửa miễn phí 4 ngày để cho người dân, du khách đến tham quan. Theo đó,...

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao vương triều Hồ

Sáng 24/3, tại Đàn tế Nam Giao vương triều Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), Hội đồng họ Hồ Thanh Hóa, Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ đã phối hợp tổ chức lễ giỗ lần thứ 602 của Thánh Nguyên Hoàng đế - Hồ Quý Ly và kỷ niệm 622 năm vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402-2024). Trong không khí trang nghiêm và linh thiêng, con cháu họ Hồ cả nước, người dân,...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Ngày 22/11, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

Chiếc xe đang đỗ bên đường ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ bốc cháy. Lửa bùng dữ dội khiến cả khu phố náo loạn. Tối nay (24/1), một ô tô biển số Lâm Đồng đang đỗ tại ngã 3 Lê Hồng Phong trên quốc lộ 20, đoạn qua huyện Đức Trọng bất ngờ bốc cháy dữ dội....

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Mới nhất