Nếu những bậc cha mẹ có 7 đặc điểm sau đây sẽ khiến con cái luôn hạnh phúc, cuộc sống nhiều thành công.
1. Cha mẹ không vì thể diện mà “dội nước lạnh” lên người con
Cha mẹ quá quan tâm đến thể diện thường làm tổn thương con cái nhiều nhất.
Tiểu Lan (Trung Quốc), một nhân viên làm trong ngành tiếp thị nhiều năm nay không có kế hoạch về nhà vào dịp năm mới. Thì ra, mỗi lần về nhà, cha mẹ cô luôn so sánh quà cáp của con gái với con của hàng xóm.
Có lần, Tiểu Lan mua cho mẹ một bộ dưỡng da. Nhưng khi tặng quà, lời nói của mẹ cô như gáo nước lạnh tạt vào mặt con: “Xem con cô Dương năm nay cho bố mẹ cả xấp tiền mừng tuổi. Con mình đi làm bao nhiêu năm chẳng thấy báo hiếu bố mẹ được gì”.
Khỏi nói Tiểu Lan xấu hổ như thế nào. Điều này đã trở thành một vết thương khó phai trong lòng cô gái trẻ. Tiểu Lan nhớ lại, suốt giai đoạn trưởng thành của mình, cô luôn sống trong sự so sánh với “con nhà người ta” như thế.
Một đứa trẻ sống trong sự phủ nhận và so sánh không thể nào có được cảm giác hạnh phúc.
2. Cha mẹ hiểu rõ: Không ai thay thế được vị trí của mình trong việc nuôi dạy con!
Trong xã hội hiện đại, một số cha mẹ ít quan tâm đến con cái vì công việc bận rộn. Có cha mẹ thậm chí còn trút giận lên con vì những bực tức ngoài xã hội. Họ thờ ơ với những nhu cầu hàng ngày của con.
Thực sự không có tình yêu thương nào có thể thay thế được tình yêu thương của cha mẹ. Một đứa trẻ sống tình yêu thương của cha mẹ trong thời gian dài sẽ dễ mặc cảm, đóng cửa trái tim, thậm chí hình thành chứng tự kỷ.
Trong khi đó, những đứa trẻ có bàn tay chăm sóc của cha mẹ có tính cách tốt hơn. Với một gia đình đầm ấm, cha mẹ thường chú ý việc trau dồi nhân cách của con và cả các khía cạnh khác trong học tập. Do đó, trẻ từ nhỏ vui vẻ, lạc quan hơn hẳn. Trẻ cũng học được cách quan tâm, yêu thương người khác.
3. Cha mẹ ổn định về mặt cảm xúc
Cha mẹ không ổn định về mặt cảm xúc đều có một điểm chung là khi vui vẻ sẽ vui vẻ với con cái, một khi tâm trạng không vui, con cái gây chuyện sẽ hành xử bằng cách đánh đập, la mắng hoặc mỉa mai.
Nhiều người còn cho rằng những bậc cha mẹ không ổn định về mặt cảm xúc giống như những quả bom hẹn giờ, khiến người ta cảm thấy như những đứa trẻ không nhà, sẵn sàng đón nhận sự tức giận.
Cảm xúc của cha mẹ không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc của con cái mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, hành vi và sự phát triển của IQ và EQ của trẻ. Trẻ em cũng nhạy cảm với sự thay đổi cảm xúc của cha mẹ, khả năng quan sát từ ngữ, biểu hiện của cha mẹ được trẻ nhận biết rất nhanh, từ đó trẻ sẽ học theo những hành vì đó của cha mẹ chúng.
Vì vậy, hãy là những bậc cha mẹ ổn định về mặt cảm xúc, để con trẻ tiếp thêm năng lượng tích cực, định hướng tích cực và lạc quan cho sự phát triển sau này.
4. Cha mẹ không bao giờ bỏ qua các buổi lễ
Một người kể: “Bất cứ khi nào hàng xóm xung quanh tổ chức sinh nhật, câu mà con gái tôi thường nói nhất là: “Mẹ ơi, khi nào con có thể tổ chức sinh nhật?”. Lúc đầu, tôi không bao giờ hiểu tại sao trẻ em thích sinh nhật đến vậy? Mãi cho đến khi đồng nghiệp lặng lẽ sắp xếp bữa tiệc sinh nhật cho tôi, tôi mới nhận ra rằng điều con cái mong đợi không phải là có thể nhận được bao nhiêu quà, mà là cảm giác được coi trọng giữa đám đông”.
Vào sinh nhật lần thứ 9 của con gái, vợ chồng tôi đã lặng lẽ sắp xếp bữa tiệc dưới ánh trăng. Nhìn thấy cảnh tiệc tùng hoành tráng như vậy, con gái tôi đã nhảy cẫng lên và nói: “Con rất hạnh phúc, con là người hạnh phúc nhất trên thế giới”.
Ý nghĩa của một buổi lễ không phải là đồ ăn cao sang, quà cáp sang chảnh. Đôi khi, một chuyến du lịch gần nhà, một bữa ăn gia đình giản dị… cũng vô cùng đáng quý.
5. Cha mẹ không quá yêu cầu, không quá kiểm soát
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học London ở Vương quốc Anh cho thấy những đứa trẻ bị cha mẹ kiểm soát, can thiệp quá sâu vào quyền riêng tư khi còn nhỏ sẽ ít độc lập, cảm giác phụ thuộc mạnh hơn và chỉ số hạnh phúc thấp hơn sau khi trẻ lớn lên.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều hy vọng rằng con cái của mình có thể đi theo những kế hoạch mà họ đã kỳ công sắp xếp. Thực ra, việc “lập kế hoạch” cho con cái thực sự không phải là để chúng hành động theo yêu cầu của cha mẹ mà phải có nhận thức “trẻ em là cá thể độc lập”. Chỉ bằng cách tôn trọng trẻ em, chúng ta mới có thể duy trì mối quan hệ bình đẳng với chúng, sống hòa thuận và cảm giác hạnh phúc của trẻ em mới có thể trở nên mạnh mẽ hơn.
6. Cha mẹ để con quyết định
Nhiều bậc cha mẹ cứ làm thay con mọi thứ, họ tin rằng “vì con”, nhưng bạn biết đấy, không ai thích bị thao túng, kể cả trẻ em. Ngày nào bạn cũng cằn nhằn con làm bài chậm, không có tinh thần dám nghĩ dám làm nhưng chưa bao giờ bạn dừng lại để tìm hiểu nguyên nhân vì sao.
Trên con đường học tập và trưởng thành của con cái, cha mẹ nào cũng nên hiểu rằng “buông tay còn hơn kìm hãm con”. Chẳng hạn, khi trẻ không muốn bị sắp đặt, thích làm theo ý mình, cha mẹ hãy buông bỏ, quan sát và tin tưởng. Hãy đồng hành, định hướng thay vì làm thay. Khi có sự tự lập mạnh mẽ, thì dù sau này có đi đâu hay gặp khó khăn gì, trẻ cũng sẽ biết cách giải quyết mọi khủng hoảng bằng sự điềm tĩnh.
7. Cha mẹ đánh giá cao và khuyến khích trẻ từ trái tim
Luôn khuyến khích động viên trẻ – đối xử với trẻ theo cách này có thể cho phép trẻ lớn lên trong bầu không khí thoải mái và vui vẻ, có được sự tự tin và trở nên tốt hơn. Nhiều bậc cha mẹ đã quen với việc “đàn áp” để giáo dục con cái, họ tin rằng bằng cách này con cái của họ mới mạnh mẽ có thể thích ứng được với tất cả những thay đổi của xã hội.
Tuy nhiên, phương pháp giáo dục “áp chế” không phù hợp với tất cả trẻ em, nó chỉ gây ức chế cho tâm lý của trẻ. Thay vì cưỡng ép trẻ, cha mẹ nên dành thời gian cùng trẻ đi dạo, quan sát và suy nghĩ nhiều hơn từ góc độ của chúng, nhìn nhận trẻ nhiều hơn với sự cảm kích và khuyến khích trẻ bằng nhiều lời nói và hành động hơn. Đối với trẻ em, nguồn gốc quan trọng nhất của sự tự tin trong sự trưởng thành chính là cha mẹ của chúng!
Nguồn cung văn phòng có xu hướng tăng mạnh