Trang chủNewsKinh tếNhững dự án âm thầm 'thay tên đổi chủ'

Những dự án âm thầm ‘thay tên đổi chủ’


Bán rẻ… vẫn mừng

Dọc trục đường Nguyễn Hữu Thọ (H.Nhà Bè, TP.HCM) nếu như trước đây những cái tên chủ dự án như Hoàng Anh Gia Lai, Phú Hoàng Anh, Phú Long, Tài Nguyên, Novaland… xuất hiện dày đặc thì nay đã vắng dần. Thay vào đó là các doanh nghiệp (DN) đến từ nước ngoài như Phú Mỹ Hưng (Đài Loan), GS (Hàn Quốc), Keppel Land (Singapore). Một cuộc thay tên đổi chủ đang diễn ra âm thầm nhưng nhanh chóng giữa các DN trong nước và DN ngoại. Trong đó, rất nhiều dự án được sang tay với giá rẻ chưa từng có.

Những dự án âm thầm 'thay tên đổi chủ'  - Ảnh 1.

Nhiều dự án đã về tay Keppel Land

Lãnh đạo một tập đoàn bất động sản (BĐS) tại TP.HCM cho biết phải bán một số dự án được xem là đẹp nhất của mình cho Keppel Land để lấy tiền trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Hỏi về giá bán, ông buồn bã cho biết nếu giá thị trường 10 đồng thì nay ông bán cho đối tác nước ngoài chỉ 6 đồng.

“Hiện các DN trong nước không còn tiền để triển khai dự án. Nếu có tiền cũng không dám làm vì không ai dám chắc bán được hàng trong bối cảnh hiện nay. Tiến không được, lùi không xong. Thôi thì bán phứt cho nhẹ đầu”, ông chặc lưỡi, không giấu được sự rầu rĩ.

Vị này cũng thừa nhận tiếc thì có tiếc, nhưng trong bối cảnh các khoản vẫn phải chi trả mà không có nguồn thu, nếu cứ “ôm” dự án để đó thì 1 năm hay 2 năm sau lãi ngân hàng cũng “ăn” hết, nên bán rẻ được cũng mừng. Theo vị này, không phải dự án nào DN nước ngoài cũng xuống tiền. Họ chỉ ưu tiên những dự án đủ pháp lý. Đáng nói, do nắm thóp các công ty trong nước đang “đói tiền” nên các DN ngoại ra sức ép để mua dự án với giá rẻ.

“Nhà mình có một hũ gạo. Hết gạo ăn phải qua lối xóm mượn. Nhưng cũng chỉ mượn được 1 đến 2 lần rồi họ cũng hết gạo và mình cũng thế vì không còn chỗ bấu víu nữa. Thế nên có DN 6 tháng chết, có DN 9 tháng chết, có DN 1 năm chết. Nên lúc này dù giá rẻ cũng phải bán đổ bán tháo lấy tiền về mua gạo ăn để tồn tại”, vị này chua chát ví von.

Thực ra chỉ cần quan sát thực tế là không khó để nhận thấy có rất nhiều dự án đình đám đã thay tên, đồng nghĩa với đổi chủ. Chỉ là DN không công bố mà thôi. Ngay Tập đoàn Novaland, một thương hiệu lớn trên thị trường BĐS, cũng đã phải bán nhiều dự án của mình cho Tập đoàn Gamuda Land đến từ Malaysia.

Khó khăn kéo dài quá lâu và đầu ra chưa thấy tín hiệu lạc quan nên ở thời điểm hiện tại nhiều DN chạy đôn chạy đáo tìm đối tác để “bán mình”. Lãnh đạo một tập đoàn BĐS lớn ở TP.HCM than thở ông chào mời các dự án của mình cho các đối tác nước ngoài với giá rẻ nhưng không ai mua, cũng chưa ai hợp tác đầu tư vì các dự án đều chưa hoàn thiện pháp lý, chưa đóng được tiền sử dụng đất. Hay như Tập đoàn DK, gần 1 năm qua làm việc với một đối tác Nhật Bản chào mời góp vốn hoặc bán đứt dự án; DK sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ khâu bán hàng, dù lợi nhuận chia theo tỷ lệ đóng góp nhưng đến nay họ vẫn chưa chốt, đang có tâm lý nghe ngóng. Không bán được hàng, không có doanh thu, không kêu gọi hợp tác được đã khiến tập đoàn này lâm vào cảnh khó khăn chưa từng có. “Nhân sự đã bỏ đi gần hết, dự án “treo cẩu”, nguy cơ vỡ nợ là rất lớn dù tài sản nhiều”, lãnh đạo tập đoàn này than.

Tiếp sức cho DN đầu tàu

Ông Huỳnh Phước Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Kinh tế, Luật và Quản lý (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), cho rằng DN trong nước phải bán tài sản cho DN nước ngoài để lại nhiều hệ lụy cho xã hội, cho nền kinh tế khi những đóng góp của họ giảm, thậm chí có thể mất đi. Không những thế, để hồi phục như trước khi khủng hoảng, phải kéo dài 5, thậm chí 10 năm, vì tài sản “bốc hơi” quá lớn. Dù chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ DN mất mát bao nhiêu, nhưng người ta có thể nhẩm tính được hao hụt tài sản có thể từ 20-30% giá trị, thậm chí lên đến 50%.

“Nhìn bề ngoài, nhiều người cho rằng DN nước ngoài mua lại cổ phần thì DN nội có thêm nguồn tiền tiếp tục đầu tư, có thể giúp cho thị trường phục hồi. Sau khủng hoảng có thể giúp thị trường minh bạch, pháp luật sẽ hoàn thiện hơn. Nhưng thực tế DN nội mất bao nhiêu năm mới xây dựng được một thương hiệu đủ tầm cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Giờ bị thâu tóm, phải bán rẻ tài sản, rất đau đớn. Do vậy, Chính phủ cần xem xét tháo gỡ các vướng mắc của từng DN, của từng dự án để hạn chế tối đa tình trạng này”, ông Nghĩa nói.

Vướng mắc chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhà ở thương mại, nhà ở xã hội; vấn đề trái phiếu DN… thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Còn đất công xen kẹt, tính tiền sử dụng đất, cấp sổ hồng… thuộc thẩm quyền của địa phương. Còn những dự án đang tạm dừng triển khai để rà soát, tiếp cận tín dụng, giảm lãi vay, giảm thuế… tất cả nếu được giải quyết, được bơm vốn mồi sẽ tạo thanh khoản cho thị trường, gỡ khó cho DN.

Ông Lê Hoàng Châu

Ông Phạm Lâm, Phó chủ tịch Hội Môi giới BĐS VN, cũng đồng tình rằng phải mất rất nhiều năm VN mới có được các DN BĐS lớn như Vingroup, Sun Group, Him Lam, Masterise Homes, Novaland, Hưng Thịnh… Đây là các DN đầu tàu trên thị trường, nên họ không chỉ tác động đến BĐS mà tác động đến rất nhiều ngành nghề khác, từ tín dụng, xây dựng, vật liệu xây dựng, lao động, nội thất, đồ gỗ… Do đó khi DN gặp khó khăn cần phải có hướng, cơ chế đột phá hỗ trợ để các DN, nhất là các DN đầu tàu, hồi phục. Bởi họ hồi phục sẽ kéo các DN, các ngành khác và cả nền kinh tế hồi phục theo. Đồng thời sẽ giúp các dự án “chết” lâm sàng được hồi sinh, hạn chế lãng phí. Đặc biệt là nguồn lực mà các DN nội phải mất rất nhiều năm gầy dựng không bị rơi vào tay DN nước ngoài với giá rẻ.

Đau đớn nhìn các dự án bị DN nước ngoài mua lại với giá rẻ, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu nhớ lại năm 2007, khi VN gia nhập WTO, cũng là thời điểm các DN nước ngoài “tràn” vào VN. Thế nhưng khi đó ông không quan ngại DN hay dự án BĐS sẽ bị nước ngoài thâu tóm. Thực tế cho thấy nhiều lĩnh vực DN nội không chỉ giữ vững thị phần mà còn lấn lướt DN ngoại. Nhưng đến quý 3/2022, lần đầu tiên HoREA đưa ra cảnh báo về nguy cơ một số DN BĐS có thương hiệu lớn và một số dự án có giá trị cao bị nước ngoài thâu tóm. Điển hình là một tập đoàn BĐS lớn nhất VN đã chuyển nhượng dự án 1,5 tỉ USD cho đối tác nước ngoài với giá rất rẻ. Hiện nhiều dự án, tập đoàn BĐS lớn của VN cũng đã bị nước ngoài “thâu tóm” đến 49% cổ phần.

“DN nước ngoài đang “đi chợ” ở thị trường BĐS VN để tìm kiếm và mua lại dự án tốt nhất, với giá dưới giá thành. Có tập đoàn nước ngoài nói với tôi có DN nào bán dự án giới thiệu cho họ tiếp cận. Mình cũng phải chấp nhận thực tế này vì DN và thị trường đang rất yếu, rất cần nguồn vốn. Để kiểm soát vấn đề này, một giải pháp cơ bản là tăng sức chống chịu, tăng sức mạnh của DN trong nước nói chung, trong đó có DN BĐS. Trong đó, những việc cần làm ngay là tháo gỡ những vướng mắc thuộc thẩm quyền của từng cấp, ở cấp Chính phủ, cấp bộ, cấp địa phương để DN triển khai dự án, tạo lòng tin với khách hàng, thúc đẩy thanh khoản và khỏe trở lại”, ông Châu nhấn mạnh. 



Source link

Cùng chủ đề

Hà Nội tổ chức lại nút giao Nghiêm Xuân Yêm

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên làn đường dành cho xe máy (bên dưới đường Vành đai 3 trên cao) tại nút giao Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ - Hoàng Liệt. ...

Chủ tịch GP.Invest thách thức lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản chính là vốn

(NB&CL) Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT GP.Invest cho biết: Hai khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản hiện nay, đó là pháp lý và nguồn vốn. ...

Doanh nghiệp bất động sản nỗ lực gia hạn nợ trái phiếu

Trước áp lực đáo hạn ngày càng lớn, nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải tái cơ cấu nghĩa vụ tài chính nhằm duy trì hoạt động và đảm bảo dòng tiền. Trước áp lực đáo hạn ngày càng lớn, nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải tái cơ cấu nghĩa vụ tài chính nhằm duy trì hoạt động và đảm bảo dòng tiền. Thị...

Doanh nghiệp bất động sản chuẩn bị tăng tốc

Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn chuyển mình, các doanh nghiệp đang chuẩn bị hành trang để sẵn sàng tăng tốc. Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn chuyển mình, các doanh nghiệp đang chuẩn bị hành trang để sẵn sàng tăng tốc. Các doanh nghiệp bất động sản tin tưởng vào triển vọng thị trường năm 2025 và đang chuẩn bị mọi nguồn...

Nhiều doanh nghiệp bất động sản báo lãi kỷ lục nhờ bàn giao các dự án trọng điểm

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp bất động sản đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, ghi nhận một năm tăng trưởng mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp báo lãi kỷ lục. Nhiều doanh nghiệp bất động sản báo lãi kỷ lục nhờ bàn giao các dự án trọng điểmSau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp bất động sản đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, ghi nhận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách chuyển tiền Vietinbank bằng internet

Để chuyển tiền Vietinbank bằng internet, khách hàng cần phải có tài khoản ngân hàng Vietinbank và đăng ký sử dụng dịch vụ internet banking/Mobile Banking.Chuyển khoản cùng hệ thống VietinbankBước 1: Đăng nhập vào ứng dụng Vietinbank iPay MobileBước 2: Chọn mục Chuyển tiền/ Chuyển khoản trong VietinBankBước 3: Điền các thông tin để chuyển khoản trong mục Thông tin giao dịchBước 4: Chọn xác nhận giao dịch và nhập mã OTP rồi nhấn “Xác nhận”.Chuyển tiền...

Giá vàng ngày 27/2/2025: SJC và vàng nhẫn lao dốc mạnh

DNVN - Trong ngày 27/2/2025, giá vàng thế giới đã rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần do áp lực chốt lời từ giới đầu tư. Cùng với đó, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn trong nước cũng giảm mạnh, mức giảm cao nhất lên tới 900.000 đồng. ...

Giá Won tại các ngân hàng đứng giá

Tham khảo các địa chỉ đổi ngoại tệ - mua bán Won tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung - số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng bạc - số 31 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 3. Cửa hàng Vàng bạc Minh Chiến - số 119 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội 4. Công ty Vàng bạc Thịnh Quang -...

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Theo kế hoạch, ngày 25/4/2024, Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco) sẽ tổ chức Lễ công bố vùng sản xuất cà phê tuân thủ EUDR. Ngành cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng trong những năm gần đây đã và đang đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức như diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, giá cả vật...

Cùng chuyên mục

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị Đà Nẵng. Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sảnKiến trúc đô thị Đà...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Doanh nghiệp Việt đang tỏa đi khắp thế giới Tháng tới, khoảng 150 doanh nghiệp Việt...

Furama Resort Đà Nẵng được vinh danh nhiều giải thưởng quan trọng tại VITM 2025

DNVN - Ngày 11/4, Furama Resort Đà Nẵng công bố vinh dự nhận được các giải thưởng uy tín tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) 2025, một lần nữa khẳng định vị thế tiên phong của khu nghỉ dưỡng biển 5 sao đầu tiên tại Việt Nam. ...

Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Tiền Phong Marathon 2025, lan tỏa ý chí bền bỉ

Với cam kết nâng cao sức bền cho thế hệ trẻ Việt Nam, Nestlé MILO đồng hành cùng Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền...

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, biến động tăng

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica ngày 31/3/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới ngày 30/3 duy trì ổn định. Trên sàn London, cập nhật lúc 16 giờ 00 phút ngày 30/3/2025 kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robustakết ổn định, đi ngang so với phiên...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất