Trang chủDi sảnNhững điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện...

Những điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện vật khảo cổ


Đây là những nội dung trong cuộc tọa đàm khoa học quốc tế “Gốm ngự dụng Hoàng cung Thăng Long”, do Viện Nghiên cứu Kinh thành chủ trì, vừa diễn ra sáng 20/12 tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Cuộc tọa đàm có sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Theo PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành, không ai nói đến các loại đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long. Những đồ sứ cao cấp là đồ dùng của nhà vua, gọi là đồ ngự dụng được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long như thế nào xưa nay chưa từng được biết đến. Vì thế, những đồ sứ cao cấp đích thực của Việt Nam trong Hoàng cung Thăng Long từ lâu chưa được nêu rõ đúng mức với dư luận trong nước và thế giới. Các nhà nghiên cứu và sưu tập ở Việt Nam và trên thế giới dường như chưa có ý niệm về sự có mặt của các đồ sứ chính cống được dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại. Người ta chỉ biết đến những đồ sứ ký kiểu của các vua nhà Nguyễn đặt làm tại các lò Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc) được dùng trong Hoàng cung Huế. Do đó có ý kiến cho rằng, đối với chính người Việt Nam, không có sưu tập đồ mỹ nghệ nào quý giá, có ý nghĩa và lý thú bằng đồ sứ của triều đình nhà Nguyễn.

Những điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện vật khảo cổ -0
 Nắp hộp trang trí hình rồng và văn mây, thời Lý, thế kỷ 11-12. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Kinh thành)

PGS.TS Bùi Minh Trí cho biết, kể từ giai đoạn 2002-2004, những khám phá của khảo cổ học dưới lòng đất tại khu di tích 18 Hoàng Diệu đã tìm thấy một quần thể dấu tích kiến trúc cung điện, lầu gác cùng vô số đồ dùng, vật dụng của Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại. 

Đáng lưu ý là, trong số những sưu tập đồ dùng, vật dụng tìm được tại khu di tích, có khá nhiều đồ sứ quý hiếm dành riêng cho nhà vua và vương hậu. Đây là những đồ dùng vật dụng trong cung dùng cho sinh hoạt thường nhật hay các yến tiệc của nhà vua và hoàng hậu trong các dịp đại lễ. Từ đây, lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu, khái niệm về đồ gốm cao cấp của Việt Nam chuyên chế cho nhà vua sử dụng trong Hoàng cung gọi là đồ gốm ngự dụng được nhận biết khá rõ ràng. 

Đặc biệt, tại khu di tích đã tìm được rất nhiều bằng chứng khẳng định sự tồn tại của các Lò quan ở Thăng Long, gọi là Lò quan Thăng Long. Đây là những lò gốm do triều đình sáng lập để chuyên chế tác đồ gốm phục vụ cho Hoàng cung trong suốt thời gian ngự trị của các vương triều, từ thời Lý, Trần đến thời Lê sơ, với lịch sử dài hơn 500 năm, trong đó khám phá quan trọng nhất là đồ gốm sứ thời Lê sơ (1428-1527).

PGS. TS Bùi Minh Trí cũng chia sẻ, đặc điểm nhận diện của gốm sứ ngự dụng là được trang trí hình rồng có 5 móng hoặc 4 móng. Trong hoàng cung chỉ có đồ sứ vẽ rồng 4 hoặc 5 móng chứ không có rồng 3 móng. Ngoài bậc đế vương, không ai được dùng loại gốm sứ có hình rồng này, nếu có là bị xử tội ngay. Đồ gốm ngự dụng trên có chữ quan, hoặc có thể có chữ kính. Đồ vua đã dùng hoặc chưa dùng đều được gọi là ngự dụng. Đồ ngự dụng đều được làm rất kỹ, tinh xảo, có cả đồ men nâu. Tất cả đồ cho cung đình của nhà vua đều vẽ hoa văn đồng tiền, đây là hoa văn rất đặc trưng của nhà vua.

Những đồ gốm cung đình được phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long phản ánh sinh động về đời sống cao sang của các bậc đế vương cùng vương hậu, quý phi, là những đồ gốm sứ đẹp, chất lượng cao, được chế tác tinh xảo, có hoa văn trang trí mang tính vương quyền như hình rồng, chim phượng hay thiên nga hoặc các đồ án hoa lá mang biểu trưng cao quý (hoa mẫu đơn, hoa sen, hoa cúc…). Đặc sắc nhất là những sưu tập đồ sứ cao cấp trang trí hình rồng, đồ dùng trong cung của các vua nhà Lê sơ. Sưu tập đồ gốm quý dành cho các vua nhà Lê sơ lần đầu tiên được nhận biết rõ ràng qua các loại bát, đĩa gốm hoa lam và gốm men trắng được chế tác rất hoàn hảo và phổ biến được trang trí hoa văn hình rồng, lòng viết chữ Kính hoặc in nổi chữ Quan. Đẳng cấp cao sang của các sản phẩm gốm này chính là hình rồng, biểu trưng của vương quyền và quyền lực tối cao của nhà vua.

Những điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện vật khảo cổ -0
 Bát sứ trắng mỏng thấu quang in nổi hình rồng và chữ Quan, thời Lê sơ, thế kỷ 15. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Kinh thành)

Đặc biệt, đồ gốm sứ thời Lê sơ có vẽ rồng 5 móng, và đều là gốm thấu quang, có phẩm cấp không thua kém gì so với đồ sứ Trung Quốc cùng thời. Hiện nay, tại Hoàng thành Thăng Long có một chiếc bát sứ trang trí hình rồng 5 móng thấu quang rất tinh xảo, và cũng là chiếc bát còn nguyên vẹn duy nhất được khai quật ở đây. Chiếc bát này đang được đưa lên xếp hạng bảo vật quốc gia.

Những điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện vật khảo cổ -0
 Bên trong chiếc bát có hình rồng nổi và chữ Quan. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Kinh thành)

PGS. TS Bùi Minh Trí cũng cho biết, một điểm đặc biệt khác là kỹ thuật vẽ hình rồng nhiều màu trên đồ gốm. Người ta vẽ hình dáng cơ bản của con rồng và văn mây bằng màu xanh cobalt dưới men trước khi đem nung ở nhiệt độ cao. Sau đó, các bộ phận của con rồng được vẽ rất chi tiết, tỉ mỉ bằng màu đỏ, màu xanh lá cây trên men và vẽ vàng thật lên trên các họa tiết đã vẽ. Do màu vẽ trên men được nung hấp ở nhiệt độ thấp (nhẹ lửa), nên sau một thời gian sử dụng thường bị bay mất màu. Dấu vết họa tiết vẽ màu và vàng phủ còn lại rất mờ nhạt, chỉ có thể nhận biết khá rõ ràng khi nhìn ở ánh sáng xiên.    

Những điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện vật khảo cổ -0
 Chiếc bát thời Lê sơ, vẽ rồng 5 móng và hoa văn đồng tiền. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Kinh thành)

Có thể nói, sự kết hợp tài ba giữa các loại men (men lam, men xanh lá cây, men đỏ, men vàng) và phủ vàng thật lên trên các họa tiết đã tạo nên những sắc thái độc đáo, mới lạ và sang quý cho những đồ gốm sứ ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long.

PGS.TS Bùi Minh Trí cho biết, dường như phong cách nghệ thuật này chỉ xuất hiện và được sản xuất nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn, từ giữa đến cuối thế kỷ 15, dưới thời vua Lê Thái Tông (1433-1442), vua Lê Nhân Tông (1442-1459) và vua Lê Thánh Tông (1460-1497).

Gốm sứ thời kỳ này cũng ghi những dấu ấn giao lưu, giao thương ra nước ngoài. TS Cao Tiền Bình (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc) cho biết, vào thế kỷ 15, giữa hai nước có sự giao lưu lớn về chế tác gốm sứ. Gốm sứ Việt Nam thời kỳ này có đặc điểm chính là hoa văn hoa lam, men trắng, men màu. Đồ gốm sứ của Việt Nam có chất lượng tốt và được người dân thời Minh khá ưa chuộng.

Còn nghiên cứu sinh Hà Thủ Cường (Bảo tàng Phòng Thành Cảng và Đại học Nam Kinh, Trung Quốc) cho biết, các khai quật khảo cổ ở Phòng Thành Cảng cho thấy khá nhiều đồ gốm sứ Việt Nam vào thế kỷ 15. Gốm sứ Việt Nam chủ yếu xuất hiện trên con đường giao thương, do nhu cầu của người dân muốn sử dụng gốm sứ Quảng Tây và của Việt Nam. Trước đây có nhiều con đường gốm sứ giữa Trung Quốc và Việt Nam, chủ yếu tập trung ở Phòng Thành, có quy mô đạt đỉnh cao vào thế kỷ 14, 15. Đồ sứ của Việt Nam đã hình thành nên một quy mô và tẩm ảnh hưởng nhất định tại thị trường Trung Quốc thời bấy giờ.

Những phát hiện mới về đồ gốm sứ ngự dụng tại Hoàng thành Thăng Long không chỉ cho chúng ta được chiêm ngưỡng những tạo tác gốm sứ đỉnh cao thời bấy giờ, mà còn hiểu thêm được những thăng trầm của lịch sử, đang từng bước được tái hiện qua các hiện vật được khai quật ở đây.





Nguồn: https://nhandan.vn/nhung-dieu-thu-vi-ve-do-gom-su-ngu-dung-qua-hien-vat-khao-co-post679090.html

Cùng chủ đề

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân”

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết kéo dài từ ngày 20/1 - 6/2 với nhiều hoạt động đặc sắc. Với trưng bày không gian Tết truyền thống, chúng ta...

Lần đầu tiên tái hiện nhiều nghi lễ Tết cung đình tại Hoàng thành Thăng Long

(Tổ Quốc)- Để phát huy giá trị các nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình cũng như những phong tục tết dân gian truyền thống, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết kéo dài từ ngày 20.1 đến 6.2.2025 (từ...

Chủ tịch nước cùng đại biểu kiều bào dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long

(Dân trí) - Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng các quan khách, kiều bào bày tỏ lòng thành kính cầu cho quốc thái dân an, đất nước bước vào năm mới với nhiều thành công đột phá hơn nữa. Sáng 19/1, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng với cùng đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương, TP Hà Nội, gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại...

Phát hiện mới cho việc phục dựng Chính điện Kính Thiên

VHO - Dù chỉ với một diện tích nhỏ nhưng cuộc khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên đã đem lại nhiều nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên. Những kết quả này chứng minh rằng sân Đan trì, Ngự đạo tồn tại và đang hiện hữu dưới mặt đất. Đặt thêm giả thiết, phán đoán mới Chủ tịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những lặng thầm chưa nói

Tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển, năm 2015, Hoàng Ngọc Chung về làm nhiệm vụ điều hành các con tàu kiểm ngư, thuộc Kiểm ngư Việt Nam, lực lượng chuyên trách thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chung cho biết, ngoài nhiệm vụ điều hành con tàu, chở đại biểu đi thăm quần đảo Trường...

Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

NDO - Ngày 2/2, Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt khách về tham quan, chiêm bái. Theo ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài trong 9 ngày, thời tiết khá thuận lợi cho các hoạt động tri ân, tham quan, vui...

Tổng thu từ khách du lịch dịp Tết đạt 245 tỷ đồng, tăng 27% so cùng kỳ năm trước

NDO - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên cho biết, tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên dịp Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 29/1-2/2 (mùng 1 đến mùng 5 Tết) đạt 116.500 lượt khách, tăng 11% so cùng kỳ năm trước; trong đó có 980 khách quốc tế, tăng 51% so cùng kỳ năm trước. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh...

[Ảnh] Bến xe Hà Nội tất bật đón dòng người trở lại Thủ đô

NDO - Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại các bến xe Thủ đô, chuẩn bị cho những ngày làm việc, học tập sắp tới. NDO - Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại các bến xe Thủ đô, chuẩn bị cho những ngày làm việc, học tập...

Nhiều ca tai nạn do pháo nổ rất thương tâm

NDO - Trong 4 ngày nghỉ Tết (từ 30 đến mùng 3 Tết), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận 24 ca tai nạn do pháo nổ vào nhập viện, trong đó nhiều nhất vào ngày 30 Tết 13 ca, mùng 1 Tết 5 ca. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính chung trong 8 ngày nghỉ Tết đã có 481 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa. Mặc dù con...

Bài đọc nhiều

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Cửa Bắc- Nhân Chứng Lịch Sử Và Tinh Thần Kháng Chiến Hà Nội

Nằm khiêm nhường trên con phố Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Cửa Bắc hiện diện như một chứng nhân bất khuất của lịch sử, gắn liền với những giai đoạn hào hùng và đau thương trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Xây dựng từ thời Nguyễn, Cửa Bắc là cổng thành duy nhất của Hoàng thành Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, trở thành biểu tượng...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Di Sản Gốm Chu Đậu: Nét Đẹp Tinh Hoa Từ Đất và Lửa

“Gốm Chu Đậu- tinh hoa văn hóa Việt Nam”- Đây là 9 chữ vàng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ưu ái dành tặng gốm Chu Đậu. Những lời này không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với di sản gốm Chu Đậu mà còn khẳng định vị thế của nó trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ngược dòng thời gian, gốm Chu Đậu đã có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ XV tại Chu...

Cùng chuyên mục

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Mới nhất

Nhiều trường đại học cho sinh viên học online tuần đầu tiên sau Tết

Tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, nhiều trường đại học cho sinh viên học online nhằm giảm áp lực tàu xe, đi lại. ...

Lào Cai đón hơn 370 nghìn du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Kinhtedothi - Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Lào Cai đón khoảng 370.806 lượt du khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.342 tỷ đồng. Theo đó, trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025, tỉnh Lào Cai đón 343.107 lượt khách du...

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi...

Bóng đá Việt Nam liên tiếp đối đầu Indonesia đầu năm mới Ất Tỵ 2025

CLB Thanh Hóa lên đường sang Indonesia hôm nay (3/2) để chuẩn bị cho trận đấu quyết định suất đi tiếp tại giải Đông Nam Á. Thầy trò huấn luyện viên Velizar Popov trải qua hành trình di chuyển gần 12 tiếng, trong đó 5 tiếng ngồi máy bay và 1,5 giờ đi bằng ô tô đến địa...

Mới nhất