Trang chủDu lịchKhám pháNhững điều thú vị tại miếu Bà Chúa xứ núi Sam ở...

Những điều thú vị tại miếu Bà Chúa xứ núi Sam ở An Giang


Chuyện về ngôi miếu và tượng Bà

Dẫn phóng viên tham quan miếu Bà Chúa xứ núi Sam, anh Trịnh Minh Hải – Tổ trưởng Tổ văn phòng, Ban quản trị lăng miếu núi Sam cho biết, ban đầu miếu được cất đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, lưng quay về vách núi, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng.

Những điều thú vị tại miếu Bà Chúa xứ núi Sam ở An Giang- Ảnh 1.

Miếu Bà Chúa xứ núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc (An Giang) là ngôi miếu lớn nhất Việt Nam.

Năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1962, ngôi miếu được tu sửa khang trang bằng đá miếng và lợp ngói âm dương. Năm 1965, Hội quý tế cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện của ngôi miếu.

Năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng.

Đến khi ấy, kiến trúc miếu có dạng chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế…

“Sau lần trùng tu này thì cho đến nay, ngôi miếu vẫn được giữ nguyên và chưa thực hiện trùng tu thêm lần nào nữa. Tuy nhiên, để tạo không gian làm việc, Ban có làm lại bếp ăn, phòng làm việc và nhà truyền thống”, anh Hải nói.

Anh Hải cho biết thêm, các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo.

Những điều thú vị tại miếu Bà Chúa xứ núi Sam ở An Giang- Ảnh 2.

Tượng Bà cũng được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là tượng Bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam

Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.

“Với lịch sử phát triển và bề thế hiện có, miếu Bà Chúa xứ núi Sam được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập là ngôi miếu lớn nhất Việt Nam vào ngày 25/5/2008, với khuôn viên rộng khoảng 3.000m2”, anh Hải thông tin.

Cũng theo anh Hải, khi xưa, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo đài. Chứng minh cho điều này là bệ đá Bà ngồi vẫn còn tồn tại. 

Bệ đá có chiều ngang 1,60m, dài 0,3m và chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn, không có ở địa phương.

Những điều thú vị tại miếu Bà Chúa xứ núi Sam ở An Giang- Ảnh 3.

Nhiều kỷ lục được xác lập tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.

Theo nhà khảo cổ học người Pháp là Malleret đến nghiên cứu vào năm 1941, tượng Bà Chúa xứ núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu, tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, có giá trị nghệ thuật cao, được tạc vào cuối thế kỷ 6 bằng đá son.

“Chung quanh tượng Bà (đặt ở giữa chính điện), còn có bàn thờ Hội đồng (phía trước), Tiền hiền và Hậu hiền (hai bên), bàn thờ Cô (bên phải, có thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ), bàn thờ Cậu (bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m)…”, anh Hải cho biết.

Cùng với miếu Bà, tượng Bà cũng được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là tượng Bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam…

Điểm đến của du khách gần xa

Có mặt tại miếu Bà Chúa xứ núi Sam trong những ngày này, phóng viên Báo Giao thông ghi nhận có rất đông du khách đến tham quan những hiện vật được trưng bày tại ngôi miếu. Đồng thời, với sức hút của du lịch tâm linh, du khách chọn đến đây mục đích là để chiêm bái và cầu bình an.

Những điều thú vị tại miếu Bà Chúa xứ núi Sam ở An Giang- Ảnh 4.

Du khách gần xa đến tham quan, chiêm bái.

Bà Phan Lệ Thủy (50 tuổi, ngụ TP.HCM) nói: “Hằng năm tôi đều về đây để cúng vái cầu mong gia đình bình an, vui khỏe. Mỗi lần ghé qua miếu Bà chúa Xứ núi Sam thì tôi đều cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng và sống vui hơn”.

Còn với những người kinh doanh như anh Vũ Văn Quyền (35 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) thì lá xăm may mắn năm rồi đã giúp việc kinh doanh của gia đình đạt nhiều thuận lợi.

“Năm ngoái tôi cũng ghé trong những ngày vía Bà Chúa xứ núi Sam xin quẻ xăm may mắn. Năm nay tôi cũng ghé để trả lễ và cầu mọi chuyện trong năm được hanh thông”, anh Quyền chia sẻ.

Những điều thú vị tại miếu Bà Chúa xứ núi Sam ở An Giang- Ảnh 5.

Nhiều bảng vàng và khánh vàng người dân mang đến cúng Bà được trưng bày tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.

Anh Trịnh Minh Hải cho biết, hàng năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam đón nhiều lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, cầu nguyện với ước muốn mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc.

Trong năm 2023, nơi đây đón khoảng 5,3 triệu lượt khách, doanh thu trên 196 tỷ đồng. Riêng từ đầu năm đến nay, miếu Bà Chúa xứ núi Sam đón khoảng 3,3 triệu lượt khách, doanh thu đạt 126 tỷ đồng.

“Du khách đến đông thì vật phẩm cúng Bà cũng nhiều. Tất cả các vật phẩm cúng Bà đều được trưng bày trong khuôn viên miếu Bà Chúa xứ núi Sam để du khách đến tham quan, tìm hiểu”, anh Hải nói.

Những điều thú vị tại miếu Bà Chúa xứ núi Sam ở An Giang- Ảnh 6.

Nhà trưng bày nhiều hiện vật được người dân mang đến cúng Bà.

Người dân mang đến cúng Bà nhiều nhất là áo mão với 10.000 bộ. Kế đến là biển vàng và khánh vàng với khoảng 1.000 vật phẩm và những chén vàng, chén bạc và các loại dây chuỗi.

Đặc biệt nhất là sợi chuỗi Bà Chúa xứ núi Sam nặng 162 lượng vàng 24k, có 187 hạt do nhóm thợ thuộc doanh nghiệp từ nhân vàng bạc đá quý TP.HCM chế tác năm 2014.

Những điều thú vị tại miếu Bà Chúa xứ núi Sam ở An Giang- Ảnh 7.

Nhà trưng bày hiện vật người dân mang đến cúng Bà là nơi tham quan, tìm hiểu của nhiều du khách.

Trong đó, có một hạt chủ 50 chỉ vàng được chạm trổ hình chim phụng, phun những hạt châu nhỏ lan tỏa ra nhiều hướng, hàm ý Bà Chúa xứ ban phước lành cho mọi người trên khắp thế gian. Số hạt còn lại được chạm trổ hình hoa mẫu đơn, tượng trưng cho sự cao quý, sang trọng và nhân từ.

Những điều thú vị tại miếu Bà Chúa xứ núi Sam ở An Giang- Ảnh 8.

Chén vàng, chén bạc và chuỗi được người dân cúng Bà đang trưng bày tại nhà trưng bày.

“Bảo vật này không được trưng bày trong nhà trưng bày vì rất giá trị. Sợi chuỗi chỉ được đeo cho tượng Bà vào những ngày lễ hội vía Bà, tết Nguyên đán và các ngày rằm lớn trong năm”, anh Hải thông tin thêm.

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam năm nay sẽ diễn ra từ ngày 22/5 – 3/6 (nhằm ngày 15 – 27/4 âm lịch). Trong đó, từ ngày 29/5 – 3/6 (nhằm ngày 22 – 27/4 âm lịch), lễ hội diễn ra với các nghi lễ truyền thống, như: Lễ phục hiện rước tượng Bà (22/4 âm lịch), tổ chức rước tượng Bà từ bệ đá Bà ngự trên đỉnh núi Sam và kết thúc tại sân khấu miếu Bà.
Lễ tắm Bà (lúc 24h ngày 23/4 âm lịch); Lễ thỉnh sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ lăng mộ về miếu Bà (25/4 âm lịch); Lễ túc yết và xây chầu (lúc 24h ngày 25/4 âm lịch); Lễ chánh tế (27/4 âm lịch) và lễ hồi sắc, đưa sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ miếu Bà về lăng mộ (27/4 âm lịch).



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nhung-dieu-thu-vi-tai-mieu-ba-chua-xu-nui-sam-o-an-giang-192240524184028626.htm

Cùng chủ đề

Xuân trên hai đại công trường cao tốc miền Tây

Những ngày tết Nguyên đán Ất Tỵ, hơn 2.000 kỹ sư, công nhân vẫn tạm gác niềm vui riêng, miệt mài thi công cao tốc trục ngang, trục dọc ở miền Tây. "Xuân này con chưa về"Những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, tại gói thầu XL02...

Chợ nhánh mai vàng ở An Giang nơi kẻ bán người mua đều hoan hỉ

Ngày 29 Tết Ất Tỵ, nhiều người xúng xính áo dài rủ nhau chụp ảnh, check-in tại chợ nhánh mai vàng vào dịp Tết ở TP Long Xuyên (tỉnh An Giang). Nguồn:...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung tâm đăng kiểm vắng vẻ ngày làm việc đầu năm mới

Ghi nhận tại nhiều trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng xe có nhu cầu kiểm định giảm mạnh so với trước Tết. ...

Các công trường lớn sôi động trở lại từ ngày mùng 6 Tết

Các kỹ sư, công nhân đang lần lượt trở lại công trường sau Tết để hăng hái thi đua, đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn để kịp về đích đúng hẹn. ...

Metro Nhổn – ga Hà Nội vận hành máy đào hầm thứ hai

Chiều nay (3/2), máy đào TBM thứ hai có tên gọi “Táo bạo” cho đoạn tuyến đi ngầm của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội chính thức khởi động. ...

Beyonce làm nên lịch sử, Taylor Swift trắng tay

Lễ trao giải Grammy 2025 đã chính thức khép lại với vô số những khoảnh khắc đáng nhớ. ...

Ông Lê Hoài Trung làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ông Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. ...

Bài đọc nhiều

Ngày đầu năm mới, biển người váy áo xúng xính check-in Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam

01/02/2025 12:24 (PLVN) -  “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Từ mùng 4 Tết, với người Việt chính là thời gian du Xuân, vãn cảnh, vừa để cầu mong những điều tốt lành trong năm mới, vừa có khoảng thời gian ý nghĩa bên người thân. Năm nay, Lễ hội Ánh sáng phương Đông - lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam tại Ocean City chính là điểm đến không thể bỏ...

Nhộn nhịp khách quốc tế “xông đất” Đà Nẵng ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025

29/01/2025 11:34 (PLVN) - Trong ngày mồng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, TP Đà Nẵng đã chào đón hàng nghìn du khách quốc tế đến tham quan, du lịch. Nhiều du khách tỏ vẻ ngạc nhiên trước vẻ đẹp của sông Hàn và những cây cầu trong thành phố. Sáng 29/1 (mùng 1 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Sở Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp Công ty CP Cảng Đà Nẵng, Ban chỉ...

Độc đáo phiên chợ mỗi năm họp chợ một lần lúc nửa đêm ở Quảng Trị

Nét độc đáo phiên chợ mỗi năm chỉ họp một lần ở Quảng Trị là những sản vật “cây nhà lá vườn” người dân mang đến cốt để bán “lộc” cho người mua nên không nói thách, người mua vốn muốn mua “lộc” cầu may đầu năm nên không trả giá… ...

Năm điểm check-in nổi tiếng ở Bình Thuận

Du khách có thể đến thăm lầu ông Hoàng, tháp cổ của người Chăm Po Sah Inư hoặc hòa mình vào cuộc sống người dân làng chài Mũi Né. Lầu ông HoàngLầu ông Hoàng tọa lạc trên một ngọn đồi ở phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Du khách đến trung tâm thành phố Phan Thiết, đi thẳng vào đường Nguyễn Thông, đi hết con dốc mang tên lầu ông Hoàng, khách tham quan sẽ...

Họa tiết ‘chăn con công’ gây sốt mỗi dịp Tết đến Xuân về

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, các mẹ, các chị, các em nhỏ... lại nô nức diện áo dài họa tiết “chăn con công” để chụp hình thời trang. Dù chụp ngoại cảnh hay chụp trong studio, những thước hình của người mặc đều thể hiện sự rạng rỡ, vui tươi, hân hoan như cách đón chào Năm mới.

Cùng chuyên mục

6 ngày, ‘vũ trụ Vin’ đón hơn 11 triệu lượt khách

Chỉ trong 6 ngày cao điểm Tết Ất Tỵ (từ 29 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng), các “điểm cầu” Vingroupđã thu hút hơn 11 triệu lượt khách “đổ bộ”, thiết lập hàng loạt dấu ấn cho ngành du lịch Việt. Là một trong những điểm đến mở cửa xuyên Tết, Lễ hội Ánh sáng phương Đông tại Ocean City đã trở thành toạ độ du xuân hot nhất miền Bắc dịp Tết Ất Tỵ.  Ngay từ ngày mùng...

Hàng nghìn du khách ‘đội mưa’ đến ngôi chùa đẹp nhất xứ Nghệ

Trong ngày khai hội, hàng nghìn du khách 'đội mưa' lên chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thắp hương, vãn cảnh. Sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh phối hợp với huyện Can Lộc tổ chức khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2025. Mặc dù trời mưa lạnh nhưng hàng nghìn du khách vẫn "đội mưa" đến chùa vãn cảnh, thắp hương, mong cầu năm mới...

Từ mũi khoan cách đây 27 năm, phát lộ thứ nước tạo giá trị nghìn tỷ đồng

Hơn 20 năm trước, người dân khoan giếng phát hiện nước từ lòng đất có những đặc tính khác lạ. Loại nước này đến nay đã tạo nguồn thu cho du lịch cả huyện lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Nguồn nước mang lại giá trị nghìn tỷ Năm 1998, huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) gặp trận hạn hán lớn, người dân khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt. Trong bối cảnh đó, ông Phan Ngọc Thành (SN 1960) đã...

Tăng cao lượng du khách đến Quảng Bình dịp Tết

02/02/2025 12:46 Du khách đến Phong Nha - Kẻ Bàng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025. (PLVN) - 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (25/1 đến 2/2), lượng khách đến Quảng Bình ước đạt 163.400 lượt, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Khách nội địa ước đạt 158.615 lượt, tăng 10,1% so với cùng kỳ, khách quốc tế ước đạt 4.785 lượt, tăng 24,1% so với dịp Tết Giáp Thìn 2024. ...

‘Nâng bước’ phát triển từ việc đa dạng các loại hình du lịch ở Việt Nam

Xu hướng tất yếu Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 50km, bao bọc xung quanh bởi hồ Đồng Mô, cùng những ngọn đồi tự nhiên thơ mộng, xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) đang dần chuyển dịch từ một địa phương thuần nông sang kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch. Chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, ông Trần Long Vân...

Mới nhất

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với...

Trung tâm đăng kiểm vắng vẻ ngày làm việc đầu năm mới

Ghi nhận tại nhiều trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng xe có nhu cầu kiểm định giảm mạnh so với trước Tết. ...

Lời chúc ấm lòng ngày Khai Xuân & Tết trồng cây 2025 tại Viglacera – Tổng công ty Viglacera

Sáng 3-2 (tức mùng 6 Tết), đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh đến thăm, chúc Tết công nhân tại Khu nhà ở công nhân Viglacera. Cùng dự có các đồng chí đại diện cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đào Quang Khải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh...

Tòa phán quyết gây bất ngờ

Người phụ nữ bị ung thư phổi tỏ ra vô cùng tức giận khi đơn vị bảo hiểm từ chối bồi thường và đưa ra hàng loạt các lý lẽ. ...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình gặp mặt “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều tối 3/2, Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.

Mới nhất