Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây Nguyên. Họ chính là lực lượng quần chúng đặc biệt của chính quyền địa phương, làm việc vì cộng đồng không mệt mỏi, là trung tâm đoàn kết, là “điểm tựa” của buôn làng.Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế – xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng… Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, “việc khó cũng thành dễ”.Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.Đây là công trình đập Sabo đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản, nằm trong phạm vi Dự án Hợp tác kỹ thuật về nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc, sử dụng vốn ODA không hoàn lại do chính phủ Nhật Bản tài trợ.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đang phát huy vai trò quan trọng tham gia việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719). Người có uy tín trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, để thực hiện thành công Chương trình.Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.Lá hẹ là loại rau được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn và còn là vị thuốc trong Đông y, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, hẹ có tên gọi Phỉ thái, có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ ôn trung, hành khí, tán ứ, chủ trị các trường hợp đau ngực, nấc, chấn thương… tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu qua đó giúp cải thiện tình trạng dương khí suy yếu.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội “Hương sắc bản mông”. Nhà thờ Đức Mẹ Trà Kiệu. Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có thông tin phản ánh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp (Ban QLDA) tỉnh Kon Tum đã kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị thi công xử lý khắc phục ngay sự cố sụt lún hố ga sau mưa tại nút giao lộ Trường Chinh – Trần Phú, Tp. Kon Tum, nhằm bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông.Nằm trên hành trình thiên lý Bắc – Nam, Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến tâm linh đầy huyền bí. Qua bao cuộc biến thiên, tích xưa “Công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…” vẫn trường tồn ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.Sáng 16/4, các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 9 chính thức diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, làm Trưởng đoàn đã đến Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) tham dự Lễ chào, tô son Cột mốc 1.116 và sau đó xuất cảnh qua Cửa khẩu Hữu Nghị tham gia hoạt động giao lưu tại Trung Quốc.Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.

Dấu chân in khắp buôn làng
Thôn Esa Nô, xã Đắk D’rô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 6 dân tộc cùng sinh sống, hầu hết là dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào như Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao. Toàn thôn hiện có 329 hộ, hơn 2.000 khẩu. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào cây cà phê, lúa kết hợp với hoa màu và chăn nuôi.
Hơn chục năm giữ vai trò Người có uy tín ở thôn Esa Nô, bà Ngân Thị Xuyến, dân tộc Tày luôn tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới.
Còn nhớ câu chuyện, trước đây, con đường của thôn nhỏ, hẹp, xuống cấp, ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển nông sản của bà con, nhất là vào mùa mưa. Vì thế, nông sản làm ra hay bị thương lái ép giá. Bà Xuyến vận động bà con mở rộng, nâng cấp đường vừa thuận tiện đi lại, vừa kết nối giao thương.
“Miệng nói tay làm”, khi có chủ trương làm đường, bà Xuyến chủ động hiến đất của gia đình, làm gương và vận động mọi người làm theo. Nhiều hộ dân đồng lòng hiến đất, chung sức hoàn thành con đường bê tông rộng 4m, dài 300m, phục vụ việc đi lại, vận chuyển hàng hóa.
Chí sẻ với chúng tôi, bà Xuyến bảo: “Chỉ cần bà con còn tín nhiệm, tin tưởng thì tôi luôn sẵn sàng cống hiến, mong góp phần công sức vào sự phát triển chung của thôn Esa Nô”.
Không chỉ là tấm gương sáng trong việc hiến đất làm đường nông thôn, bà Xuyến còn đóng vai trò quan trọng trong việc vận động người dân giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đến nay, thôn Esa Nô chỉ còn 7 hộ nghèo, nhiều bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong thôn dần được phục hồi, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của bà con như đàn tính, hát then, múa xòe…

Tương tự, 20 năm giữ vai trò Người có uy tín, già Y Om Knul ở buôn Ê Căm, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk không chỉ tuyên truyền bà con trong buôn thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn tham gia các phiên hòa giải trong buôn.
Từ việc mâu thuẫn hôn nhân, gia đình, xích mích hàng xóm đến tranh chấp đất đai, già vận dụng linh hoạt kiến thức pháp luật và phong tục, tập quán để giải quyết êm đẹp. Hòa giải nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp thành công, uy tín của già Y Om lan truyền đến nhiều buôn làng và ngày càng có nhiều nơi mời già đi hòa giải.
Già Y Om chia sẻ: Để hòa giải thành công vụ việc, già đưa ra những lý lẽ hợp tình, hợp lý, vận dụng cả luật tục và quy định của pháp luật vào việc phân xử. Quan trọng nhất là nắm rõ sự tình, mấu chốt của vụ việc để phân tích thì khả năng thành công của việc hòa giải mới cao. Mỗi vụ việc già đều tìm hiểu kỹ lưỡng, tỉ mỉ, tìm hiểu các điều khoản, quy định của pháp luật và luật tục của cộng đồng, địa phương. Khi các bên hiểu rõ bản chất vấn đề, mâu thuẫn, hiềm khích của người dân mới được hóa giải.
Góp sức xây dựng quê hương
Bao năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã và đang có nhiều cống hiến, đóng góp cho cộng đồng trên mọi lĩnh vực. Những đóng góp của Người có uy tín góp sức xây dựng buôn làng, thúc đẩy phát triển địa phương.
Lớn lên ở buôn làng và chứng kiến bao thăng trầm cùng bà con vùng căn cứ cách mạng, nghỉ hưu, già làng Y Dhun Hmôk đảm nhiệm vị trí Bí thư Chi bộ buôn Dur 1, già làng, Người có uy tín của buôn. Ông được xem như “trung tâm đoàn kết” của buôn Dur 1.

Trách nhiệm, tận tâm trong quá trình triển khai nhiệm vụ, cùng với kinh nghiệm trong công tác dân vận vùng đồng bào DTTS nhiều năm, già Y Dhun đã tuyên truyền, vận động bà con, Nhân dân tại buôn đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Già Y Dhun bảo: “Đoàn kết là gốc rễ của sự phát triển. Đồng bào các dân tộc đoàn kết, chính quyền, quân và Nhân dân đoàn kết thì gốc sẽ sâu, rễ sẽ bền.
Buôn Dur 1 hiện có hơn 200 hộ, với hơn 1.000 khẩu, 5 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Ê Đê chiếm đa số. Người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, cuộc sống còn khó khăn, nhưng bà con trong buôn đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong sinh hoạt và lao động sản xuất. Nhờ đó, đời sống của người dân buôn Dur 1 ngày càng được nâng lên.
“Buôn Dur 1 bây giờ đã khác xưa rất nhiều, người dân nỗ lực vượt khó, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, buôn Dur 1 ngày càng khởi sắc”, già làng Y Dhun bày tỏ.
Bà H’Ban Niê Kđăm,Trưởng phòng Dân tộc huyện Krông Ana cho biết: Với sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện luôn làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, thực sự là “cánh tay” nối dài của Đảng, Nhà nước trong công tác vận động quần chúng, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS… Họ làm việc chỉ vì muốn giúp đỡ người khó khăn và vì sự phát triển của buôn làng.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nhung-diem-tua-noi-dai-ngan-tay-nguyen-tan-tuy-vi-su-phat-trien-cua-buon-lang-bai-1-1742122199593.htm