Trang chủKinh tếNông nghiệpNhững công trình của tình đoàn kết

Những công trình của tình đoàn kết


Nhiều công trình hạ tầng kinh tế – xã hội tại các huyện đã được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn hỗ trợ từ các quận. Trợ lực quan trọng góp phần đưa nhiều địa phương về đích nông thôn mới.

Hỗ trợ thiết thực, kịp thời

Là địa phương thuần nông, điều kiện kinh tế – xã hội của xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ) hết sức khó khăn. Trong đó, hạ tầng giáo dục là một trong những bài toán nan giải nhất của địa phương trong suốt nhiều năm.

Tháng 9/2024 vừa qua, hàng trăm em nhỏ trên địa bàn xã Phụng Thượng đón nhận niềm vui lớn, khi ngôi trường mầm non khang trang, rộng đẹp chính thức khánh thành. Công trình được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 78 tỷ đồng, trong đó có 50 tỷ đồng là kinh phí do quận Tây Hồ hỗ trợ.

Đình Mai Nội tại xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn) được tu bổ, tôn tạo nhờ nguồn vốn hỗ trợ của quận Hoàn Kiếm.
Đình Mai Nội tại xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn) được tu bổ, tôn tạo nhờ nguồn vốn hỗ trợ của quận Hoàn Kiếm.

Cô Nguyễn Thị Mai Hương, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Phụng Thượng cho biết, do điều kiện khó khăn nên trước đây, cô trò nhà trường phải “ở ghép” với Trường Tiểu học xã Phụng Thượng. Điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn nhiều bề. Từ khi ngôi trường mới được xây dựng, trang thiết bị cơ sở vật chất cũng được mua sắm, bố trí đầy đủ tiện nghi. Hàng trăm trẻ em nơi đây đã có điều kiện được chăm sóc, tiếp cận giáo dục tốt hơn rất nhiều.

Ít năm về trước, người dân trên địa bàn một số thôn, xóm thuộc các xã: Tản Hồng, Phú Cường, Sơn Đà, Tòng Bạt (huyện Ba Vì) thường xuyên phải sống chung với tình cảnh hễ mưa lớn là úng ngập. Nguyên nhân là do hệ thống cống, rãnh thoát nước trên các tuyến đường chưa được đầu tư.

Năm 2023, UBND quận Bắc Từ Liêm đã hỗ trợ huyện Ba Vì 50 tỷ đồng để thực hiện 2 dự án cải tạo, nâng cấp cống, rãnh thoát nước đường trục chính xã Tản Hồng – Phú Cường và đường trục chính xã Sơn Đà – Tòng Bạt. Nhờ đó đến nay tình trạng “hễ mưa là đường ngập úng” đã được khắc phục.

“Hệ thống rãnh thoát nước được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của quận Bắc Từ Liêm đã giúp địa phương củng cố tiêu chí hạ tầng giao thông. Quan trọng hơn là người dân đã không còn lấm lem bùn đất mỗi khi trở về nhà sau những ngày mưa lớn…” – Chủ tịch UBND xã Tản Hồng Hoàng Minh Sơn chia sẻ.

Cũng là địa phương có xuất phát điểm thấp và gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Mỹ Đức đã nhận được hỗ trợ khá nhiều từ các quận nội thành trong những năm qua, nhất là về thiết chế hạ tầng văn hóa. Chị Dương Thị Hưng ở thôn Áng Thượng (xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức), cho biết trước năm 2021, mỗi khi có kỳ cuộc hội họp, người dân phải tổ chức nhờ tại trường mầm non.

Tuy nhiên, việc cậy nhờ trên chỉ đáp ứng được nhu cầu họp hành đơn thuần, muốn tổ chức các hoạt động cộng đồng thì vô cùng bất tiện. Niềm vui đến với người dân thôn Áng Thượng, khi hai năm trước, quận Hà Đông đã hỗ trợ xã Lê Thanh 1,25 tỷ đồng để xây dựng nhà hội họp của thôn. Công trình hoàn thành sau đó gần 1 năm đã giúp địa phương giải quyết bài toán điểm sinh hoạt cộng đồng, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho người dân.

Gần 1.100 tỷ đồng hỗ trợ các huyện

Sau khi Nghị quyết 115/2020/QH14 được ban hành, căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình gửi HĐND TP Hà Nội xem xét cho phép các quận sử dụng ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn xây dựng nông thôn mới.

Tại Kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội khóa XV, lần đầu tiên một nghị quyết cụ thể hóa Nghị quyết 115/2020/QH14 của Quốc hội khoá XIV được ban hành, cho phép một số quận hỗ trợ các huyện đầu tư nâng cấp các công trình thiết chế văn hóa. Đây là bước đi đầu tiên, cụ thể hóa việc triển khai Nghị quyết 115/2020/QH14 của HĐND TP Hà Nội, trên cơ sở tinh thần chỉ đạo chung của Thành ủy Hà Nội.

Một tuyến đường khang trang, rộng đẹp tại xã Tản Hồng (huyện Ba Vì). Ảnh: Trọng Tùng
Một tuyến đường khang trang, rộng đẹp tại xã Tản Hồng (huyện Ba Vì). Ảnh: Trọng Tùng

Trên cơ sở Nghị quyết 115/2020/QH14, HĐND TP Hà Nội đã ban hành các nghị quyết về việc cho phép các quận sử dụng ngân sách cấp quận hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới; đồng thời đề nghị các huyện sau khi nhận được kinh phí hỗ trợ từ các quận, cần khẩn trương giao kế hoạch vốn đến từng dự án, bảo đảm đúng quy định pháp luật về đầu tư công.

Để nâng cao trách nhiệm của các huyện được hỗ trợ, TP Hà Nội cũng đề nghị các huyện cân đối, bố trí bổ sung nguồn vốn còn thiếu từ ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư các dự án; huy động mọi nguồn lực để sớm hoàn thành các công trình được hỗ trợ trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả nhất.

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, từ tháng 6/2020 (thời điểm Nghị quyết 115/2020/QH14 chính thức được ban hành) cho đến tháng 10/2024, các quận đã hỗ trợ gần 1.100 tỷ đồng cho các huyện khó khăn xây dựng nông thôn mới. Từ nguồn lực hỗ trợ, 53 công trình hạ tầng kinh tế – xã hội tại các địa phương đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp.

Căn cứ vào các tiêu chí nông thôn mới còn thiếu của các huyện và mục tiêu kế hoạch thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, các quận đã hỗ trợ nhiều hạng mục công trình khác nhau như trạm y tế, nhà văn hóa, trường học, tu bổ – tôn tạo di tích, xây dựng sân chơi cộng đồng/ khu thể thao ngoài trời, nâng cấp các tuyến đường giao thông…

Ghi nhận cho thấy, đến nay hàng chục công trình hạ tầng kinh tế – xã hội đã được các huyện hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực. Không chỉ giúp các địa phương hoàn thiện nhiều tiêu chí, tiến thêm một bước đến mục tiêu nông thôn mới, mà còn góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, tăng cường tình đoàn kết giữa các quận, huyện.

Tại nhiều hội nghị giao ban thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU giai đoạn 2021 – 2025, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình thường xuyên nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết số 115/2020/QH14 và chủ trương các quận hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đề nghị các quận tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các huyện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cũng yêu cầu các huyện đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng các công trình được các quận hỗ trợ thực sự hiệu quả, đúng mục đích. Trước hết là tránh lãng phí tài sản công; thứ nữa là không phụ tấm lòng của Nhân dân các quận.

(còn nữa)



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/nhung-cong-trinh-cua-tinh-doan-ket-804156.html

Cùng chủ đề

Bà Nguyễn Thị Tuyến làm ủy viên hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc ký quyết định số 242 ngày 4-2 bổ nhiệm ủy viên hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Cụ thể, tại quyết định số 242, bà Nguyễn Thị Tuyến, ủy viên Trung ương Đảng, chủ...

Đưa nông thôn tiến gần thành thị

Quan trọng hơn là tăng cường gắn kết, thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các quận - huyện trên địa bàn Thủ đô. Duy trì vị thế lá cờ đầu Theo đánh giá của Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí, nguồn vốn hỗ trợ của các quận dành cho các huyện đã giúp Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn...

Thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Cairo

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội. Mục đích chuyến công tác nhằm củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội với Thủ đô các nước; trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, đẩy mạnh hợp tác...

Xây dựng phương án giao biên chế năm 2025 phù hợp với đặc thù của từng đơn vị

Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; các thành viên Ban Chỉ đạo... Tinh giản biên chế gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quản lý tổ chức bộ máy, biên chế TP Hà Nội, trong quý III năm 2024, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện...

Tầm vóc của Ngày Giải phóng Thủ đô mãi là nguồn cổ vũ to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển...

Tại cuộc gặp mặt tri ân đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong và gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp, sáng 3-10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã có bài phát biểu quan trọng. Qua đó khẳng định, cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm phù hợp với công việc của từng cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông...

Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ

Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Ngày 1/11, Trung tâm Xúc tiến đầu...

Giá gạo tăng cao: Không tranh thủ sẽ lỡ cơ hội

SGGPO 01/08/2023 19:13 Chia sẻ thông tin tại cuộc họp báo, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho rằng: "Đây là thời cơ để chúng ta xuất khẩu gạo, không tranh thủ sẽ bị lỡ cơ hội". Lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long đang được giá nhờ xuất khẩu được giá cao. Ảnh: HUỲNH...

Chính sách mới của Mỹ và những tác động thương mại, đầu tư

Ngày 8/1 Trung tâm Xúc tiến thương mại TP. Hồ Chí Minh - Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam - Viện Sáng kiến Việt Nam tổ chức hội thảo Chính sách mới của Mỹ và những tác động thương mại đầu tư. Hội thảo thu hút sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất - xuất khẩu trong nước.BAC A BANK tiếp tục giành giải thưởng Sao Vàng đất...

Nhà cổ hơn 200 năm tuổi ở Thanh Hóa dựng bằng gỗ quý gì mà mát lạnh mùa hè, ấm mùa đông?

Hầu hết khung nhà, cột, kèo, cửa...của ngôi nhà cổ ở Thanh Hóa này đều làm bằng những loại gỗ quý mang đặc tính nhẹ và ít mối mọt. ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

Mới nhất