Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhững 'chiến binh' thầm lặng nuôi con mắc bệnh hiếm

Những ‘chiến binh’ thầm lặng nuôi con mắc bệnh hiếm


Chị Q. đang tập vật lý trị liệu cho con - Ảnh: Gia đình cung cấp

Chị Q. đang tập vật lý trị liệu cho con – Ảnh: Gia đình cung cấp

“Khi biết con mắc bệnh hiếm, tôi đã suy sụp hoàn toàn. Ngay cả trong giấc ngủ cũng khó quên được nỗi đau này” – chị P.T.N.N. (33 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) kể lại những phút giây đau khổ nhất cuộc đời chị.

Mình muốn cứu con! Mình chưa bao giờ ngừng hy vọng cứu con…

Chị T.T.T.Q. đang vận động gây quỹ để cứu con trai 3 tuổi

Sẽ chăm sóc đến khi con còn ở bên

Suốt trong 9 tháng 10 ngày mang thai, sức khỏe của chị N. và thai nhi hoàn toàn bình thường.

Khi con gái chị ra đời, bé vẫn bình thường như bao bé sơ sinh khác. Thế nhưng, chỉ sau 3 ngày tuổi, bé thở yếu bất thường. Các bác sĩ nghi ngờ bé bị viêm phổi hoặc rối loạn chuyển hóa nên chuyển bé sang Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu.

Tại đây, bác sĩ cho bé làm xét nghiệm và chẩn đoán bé bị rối loạn chuyển hóa chất đạm.

“Lần đầu có con, tôi chưa từng biết đến căn bệnh này. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ căn bệnh này giống kiểu rối loạn tiêu hóa. Sau đó, tôi bắt đầu lên mạng tìm hiểu. Càng đọc càng thấy mình suy sụp!”, chị N. kể lại.

Con chị N. được xuất viện sau gần 2 tháng nằm viện điều trị. Từ khi được xuất viện đến lúc 17 tháng tuổi, con chị phát triển gần như một đứa trẻ bình thường. Lúc này, hai vợ chồng chị N. lại có rất nhiều hy vọng.

Chị cho rằng “con mình mắc bệnh hiếm, bệnh nặng nhưng nếu mình chăm sóc tốt, con vẫn có thể phát triển, chỉ là sẽ phát triển chậm hơn các bạn cùng tháng tuổi”.

17 tháng tuổi, con đã biết vịn tay để đứng lên, đã biết nói những tiếng đầu tiên thật đáng yêu “ba… ba” và còn bắt đầu mọc mấy cái răng. Tuy nhiên, chính trong thời điểm ba mẹ đang đặt rất nhiều hy vọng này, con lại bị “vô cơn cấp” – tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Con được ba mẹ đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu, nhưng đã bị tổn thương não. Ngày được xuất viện, con như một đứa trẻ hoàn toàn khác.

Con không thể ngồi, không đi đứng được nữa. Con chỉ nằm và khóc. Ban đêm con cũng không ngủ được, con giật mình suốt, con đã phải uống thêm thuốc hỗ trợ an thần. Cũng từ thời gian này trở đi con nhập viện, ra viện liên tục.

Sức khỏe con không tốt, chị N. ngày càng phải dành nhiều thời gian chăm con hơn. Đến giờ chị cũng đã nghỉ làm để ở nhà chăm con. Kinh tế gia đình một tay chồng chị lo liệu.

Chế độ ăn của con phải chế biến theo hướng dẫn của khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 1. Rau, thịt, cá cần phải cân chính xác xem bao nhiêu gam trước khi chế biến món ăn cho bé.

Do con ăn qua một chiếc ống được gắn qua lỗ mũi đi thẳng xuống dạ dày nên sau khi chế biến món ăn chị N. phải xay nghiền đồ ăn và bơm vào ống cho con ăn.

Không nói được tiếng nào nhưng con giao tiếp với ba mẹ qua ánh mắt, nét mặt, nụ cười. Chăm con gần 3 năm qua, chị N. đã hiểu được con muốn gì, con vui hay buồn… Mỗi lần thấy con vui cười, ánh mắt nhìn mẹ âu yếm, chị thấy vui cùng con.

Theo thời gian chị N. đã chấp nhận được sự thật này và chị xác định sẽ là chỗ dựa vững chắc của con đến một ngày nào đó con còn ở bên chị.

Con gái chị N. (đeo nơ đỏ trên đầu) được BS Nguyễn Thị Thanh Hương - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 - bế trong ngày bệnh hiếm vừa được tổ chức tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Con gái chị N. (đeo nơ đỏ trên đầu) được BS Nguyễn Thị Thanh Hương – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 – bế trong ngày bệnh hiếm vừa được tổ chức tại Bệnh viện Nhi đồng 1 – Ảnh: THÙY DƯƠNG

Hai con cùng mắc bệnh hiếm

“Tôi sinh bé gái đầu lòng vào năm 2009 và chỉ 3 năm sau con gái mất. Ngày đó, bác sĩ chưa thể tìm ra bệnh cho con tôi” – chị P.T.P. (49 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM) kể.

Hai năm sau, một bé trai ra đời cũng có triệu chứng như chị. Lúc đầu sinh ra, con trai chị P. vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng đến ngày thứ năm bắt đầu có dấu hiệu ngủ li bì, bị ngộ độc sữa.

Chị P. đưa bé đến một bệnh viện nhi trong TP khám, bác sĩ nói không sao. Hai hôm sau, chị lại đưa bé đến bệnh viện khám tiếp. Lần này, bác sĩ cho nhập viện tại khoa sơ sinh. Bác sĩ khám, làm các xét nghiệm máu kiểm tra vẫn không tìm thấy gì bất thường.

Chiều hôm đó, bé ngưng thở, các bác sĩ phải cấp cứu, sau đó ra viện. Lần sau đó lại phải nhập viện khoa thần kinh…

Vì đứa con thứ hai có những triệu chứng giống hệt như bé đầu nên chị P. luôn trong tâm trạng rất lo lắng. Chị lên mạng tìm đọc các bài báo viết về bệnh ở trẻ sơ sinh.

Chị đọc được thông tin một bác sĩ ở Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội đã điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh hiếm có triệu chứng giống hệt như con chị nên liên hệ với bác sĩ và ngày hôm sau chị đã bay ra Hà Nội.

Lúc này, con chị được 7 tháng tuổi. Dù chưa làm xét nghiệm, chỉ nhìn gương mặt con, nghe kể các triệu chứng, bác sĩ nói 90% con chị bị rối loạn chuyển hóa chất đạm.

Mẫu xét nghiệm của con chị phải gửi qua Pháp. Kết quả xét nghiệm cho thấy con chị mắc bệnh như bác sĩ dự đoán trước đó.

Sau rất nhiều ngày lo lắng về căn bệnh của con trai, giờ con được tìm ra bệnh, chị P. tâm trạng vui buồn lẫn lộn. Vui vì con đã được tìm ra bệnh, nhưng buồn vì con mắc căn bệnh hiếm này.

Từ đó đến nay, gia đình chị tuân thủ những chế độ điều trị của các bác sĩ. Sau này, con chị theo điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Con trai chị P. 11 tuổi được ba bồng trong ngày bệnh hiếm vừa được tổ chức tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Con trai chị P. 11 tuổi được ba bồng trong ngày bệnh hiếm vừa được tổ chức tại Bệnh viện Nhi đồng 1 – Ảnh: THÙY DƯƠNG

Chưa bao giờ ngừng hy vọng cứu con

Đó là chị T.T.T.Q. (36 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM). Chị Q. đang tự đi vận động gây quỹ với hy vọng tìm cho con trai một cơ hội sống.

Con trai chị, bé H.B.M.V., 3 tuổi, mắc bệnh teo cơ tủy sống.

Trước đó, cũng như những bé mắc căn bệnh này, bé V. không chịu lật người, không chịu nhấc đầu lên khi nằm sấp. Chị Q. đưa con đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh teo cơ tủy sống. Lúc này, con trai chị được 10 tháng tuổi.

“Mình vẫn nhớ như in ngày nhận kết quả xét nghiệm của con. Mình chỉ biết khóc và gần như gục ngã khi bác sĩ nói rằng bệnh của con hiện tại Việt Nam không có thuốc chữa, con có thể không sống qua được 2 tuổi hoặc nếu có thể sống tiếp thì vĩnh viễn không thể đi lại được”, chị Q. kể.

Vợ chồng chị Q. đã tìm kiếm rất nhiều chương trình cũng như các tổ chức, bệnh viện trong và ngoài nước để mong con có thể tiếp cận được với thuốc, điều trị sớm nhất khi còn có thể.

Tưởng như hy vọng đã mỉm cười khi con được tham gia chương trình bốc thăm tài trợ thuốc Zolgensma của Mỹ (trị giá 2 triệu USD, tương đương 50 tỉ đồng) nhưng hơn một năm chờ đợi vẫn không có phép màu nào đến với con.

Ngày con tròn 2 tuổi, chị Q. nhận được thông báo rằng con chị bị loại khỏi chương trình vì chương trình chỉ dành cho các bé dưới 2 tuổi.

“Mọi hy vọng như sụp đổ, tim mình thắt lại khi nhìn quá trình mà con bé nhỏ của mình đã chiến đấu hơn 2 năm qua. Nhưng nếu con đã kiên cường sống thì tại sao người mẹ như mình lại bỏ cuộc?”, chị Q. xúc động chia sẻ.

Hy vọng một lần nữa lại được mở ra khi chị Q. nhận được thông tin là thuốc Zolgensma đã được chấp thuận điều trị cho trẻ teo cơ tủy trên 2 tuổi ở Mỹ và một số nước châu Âu cũng duyệt cho trẻ với cân nặng trong quy định.

Chị đã liên hệ với một bệnh viện ở Dubai và được xác nhận rằng bệnh viện chấp nhận điều trị cho trẻ trên 2 tuổi với cân nặng dưới 21kg.

“Mình như người đang đuối nước mà nhận được một cái phao giữa biển. Mình muốn cứu con! Mình chưa bao giờ ngừng hy vọng cứu con…”.

Tại Việt Nam, có 100 bệnh hiếm đã được ghi nhận với 6 triệu người mắc bệnh, trong đó 58% xuất hiện ở trẻ em. Và hẳn là không có gì có thể đong được lòng yêu thương và niềm hy vọng của tình mẹ ở những người mẹ đang chăm sóc con mang bệnh hiếm như chị N., chị P., chị Q…

Chị P.T.P. chia sẻ đến nay con đã 11 tuổi nhưng vợ chồng chị lúc nào cũng phải chăm con như chăm một bé mới được 2-3 tháng tuổi. Luôn phải có một người ở bên con 24/24 giờ, kể cả lúc ngủ.

Lúc ngủ con hay bị giật mình nên lúc đó cha mẹ phải ở bên để nắm tay con.

“Dù vậy nhưng con rất thích được ba mẹ đưa đi chơi. Chỉ cần hiểu sắp được đi chơi, con sẽ ngóc đầu dậy và giơ hai tay lên. Tối nào vợ chồng tôi cũng thay nhau đưa con đi dạo chơi để con ngắm cảnh siêu thị, phố phường”, chị P. kể.



Nguồn

Cùng chủ đề

12 giờ ‘cân não’, cắt 3 mét ruột cứu người đàn ông mắc bệnh hiếm

Các bác sĩ đã tiến hành cắt 3 mét ruột non chứa dị dạng mạch máu cứu một bệnh nhân mắc bệnh hiếm. ...

62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT. Trong đó, có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT (theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 22 của Luật BHYT) khi đi khám chữa bệnh (KCB) tại cấp chuyên sâu. Theo Bộ Y tế, người tham gia...

Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện

Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo để tăng quyền lợi và giảm phiền hà cho người dân khi không may mắc một trong các bệnh này. Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển việnBộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo để tăng quyền lợi và giảm phiền hà cho người dân khi không may mắc một trong các bệnh này. ...

Quốc hội chốt bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Tại Luật Bảo hiểm y tế mới được thông qua quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu. Quốc hội thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế - Ảnh: GIA HÂN Chiều 27-11, với 446/455 đại biểu có mặt tán thành, 6 đại biểu không tán thành, 3 đại biểu không biểu quyết, Quốc hội đã thông...

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

NDO - Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ. Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá bán nhiều loại rau củ, thịt heo… vẫn giữ ổn định dù vào cao điểm Tết

Ngày 27 và 28 Tết được xem là hai ngày cao điểm của sức mua nhưng do năm nay mức tiêu thụ tương đối chậm nên giá bán phần lớn ổn định, thậm chí có mặt hàng giảm giá. Trao đổi với Tuổi Trẻ...

Người nước ngoài đón Tết Việt chỉ một lần là thấy mê

Lần đầu đến Việt Nam giảng dạy, cô Hong Ha Young (người Hàn Quốc) được sinh viên mời về quê ở Bình Thuận đón Tết nguyên đán cùng với gia đình. Hiểu rõ về Tết Việt Anh Warren Bisset (người Anh) cho biết đã...

AI giá rẻ của Trung Quốc khiến các ông lớn công nghệ Mỹ suy sụp

Trợ lý AI mới ra mắt của công ty DeepSeek khiến giới đầu tư đặt câu hỏi liệu có cần quá nhiều tiền cho nghiên cứu AI hay không. Từ đó, giá cổ phiếu của nhiều hãng công nghệ trượt dốc. Cuối tuần trước,...

23 bệnh nhi trong vụ uống nhầm thuốc diệt chuột được xuất viện

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa thông báo 23 bệnh nhi trong vụ ngộ độc do uống nhầm thuốc diệt chuột ở tỉnh Tuyên Quang đã được xuất viện. Trong số 34 bệnh nhi (24 cháu ở Trung tâm Nhi khoa và 10...

Họp chợ đông vui buổi chiều, thương nhớ chợ quê ngày cận Tết

Ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có những chợ quê họp chợ và sôi động nhất vào buổi chiều. Những ngày cận Tết, chợ càng đông vui, tấp nập người ra vào. ...

Bài đọc nhiều

Không nên tích trữ thực phẩm quá nhiều trong dịp Tết

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên "tích trữ quá nhiều" hoặc mua thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên "tích trữ quá nhiều" hoặc mua thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết. Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu tiêu...

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người bệnh tim mạch ở Việt Nam không cần ra nước ngoài chữa bệnh

SGGPO 03/11/2023 19:53 Nhiều phương pháp điều trị bệnh tim mạch tiên tiến, kỹ thuật cao đã được áp dụng không chỉ ở tuyến bệnh viện trung ương mà còn được phổ biến đến bệnh viện tuyến dưới. Ngày 3-11, Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 2.000 đại biểu đến từ các nước trong khu vực và trong nước cùng với...

Tại sao đi du lịch lại tốt cho sức khỏe của chúng ta?

Mọi người đi du lịch vì nhiều lý do như để thư giãn, khám phá những nơi mới... Không dừng lại ở đó, du lịch còn có thể mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe não bộ. Vậy thì Tết này cũng là dịp để bạn lên kế hoạch cho một chuyến du lịch của mình đó! ...

Những điều cần lưu ý khi giặt khăn tắm

Cách giặt khăn tắm để chúng bền đẹp trong nhiều năm là một bí quyết mà không phải ai cũng biết. ...

Cùng chuyên mục

Giảm mỡ nội tạng ngày tết, tránh đồ uống này

'Những người có mỡ nội tạng cần tránh một số loại đồ uống, đặc biệt trong ngày tết'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Giá trị dinh dưỡng của 10 loại hạt ‘góp vui’ ngày tết

Những loại hạt 'góp vui' ngày tết như hạt dưa, hướng dương, hạt điều, hạnh nhân… không chỉ góp phần tạo nên không khí xum tụ, rôm rả, đậm nét văn hóa ngày xuân mà còn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng...

Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Các yếu tố nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính trong ngày Tết Ngộ độc thực phẩm là khi cơ thể nhiễm các chất độc trong quá trình ăn uống. Ngộ độc thực phẩm cấp tính là do nhiễm vi sinh vật hoặc hóa chất với liều lượng lớn với các biểu hiện đặc trưng gồm: đau bụng; Buồn nôn, nôn mửa; Đi ngoài phân lỏng liên tục, trong phân hoặc chất nôn có thể có máu; Sốt, ớn...

Thông tin mới nhất về 23 bệnh nhi ngộ độc do uống nhầm thuốc chuột ở Tuyên Quang

GĐXH - Trong số 34 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột ở Tuyên Quang, đã có 23 bệnh nhi được xuất viện. Còn 11 cháu đang được điều trị tiếp và đánh giá lại sớm để xét ra viện. ...

23 cháu được ra viện

NDO - Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, 11 bệnh nhi ngộ độc do uống nhầm thuốc chuột ở Tuyên Quang vẫn còn nằm viện điều trị, có 23 trường hợp đã được ra viện.  Theo các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, trong số 34 bệnh nhi (24 cháu ở Trung tâm Nhi khoa và 10 cháu ở Trung tâm Chống độc), tình hình bị tổn thương do ngộ độc gồm: 4 cháu có tổn...

Mới nhất

Rực rỡ sắc hoa đào trên độ cao 800 m ở Bình Định

TPO - Nằm ở độ cao 800m so với mặt nước biển, xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh được ví như “Đà Lạt của Bình Định” bởi khí hậu ôn đới, nhiều thắng cảnh đẹp hội tụ nơi vùng sơn cước này. Nơi đây, có vườn hoa đào rực rỡ đang đua nhau khoe sắc ngày...

Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch HĐTV vừa đề xuất tham gia đầu tư, phát triển Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc với công suất 6 triệu hành khách/năm. Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân...

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác phát triển du lịch hướng đến kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại...

Ngày 22/01, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Hình Cửu Cường - Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Cùng dự có lãnh đạo...

Giá bán nhiều loại rau củ, thịt heo… vẫn giữ ổn định dù vào cao điểm Tết

Ngày 27 và 28 Tết được xem là hai ngày cao điểm của sức mua nhưng do năm nay mức tiêu thụ tương đối chậm nên giá bán phần lớn ổn định, thậm chí có mặt hàng giảm giá. ...

“Đất” trong hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(TN&MT) - Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”. Trong 2 câu thơ đều có 2 chữ đất, đất đai và đất nước. ...

Mới nhất