Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNhững ‘chân trời’ hợp tác mới

Những ‘chân trời’ hợp tác mới


Thường được gọi là “Davos của Nga”, Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF) 2023 diễn ra từ ngày 14-17/6 tập trung vào các vấn đề kinh tế quan trọng không chỉ riêng với nước Nga, mà còn của các thị trường mới nổi và toàn thế giới.

SPIEF 2023 diễn ra từ ngày 14-17/6, tại St. Petersburg. (Nguồn: Imago Images)
SPIEF 2023 diễn ra từ ngày 14-17/6, tại St. Petersburg. (Nguồn: Imago Images)

St. Petersburg International Economic Forum-SPIEF là sự kiện đặc biệt được tổ chức từ năm 1997, được Tổng thống Nga tham dự và bảo trợ từ năm 2006 đến nay.

Trong hơn hai thập niên qua, SPIEF trở thành diễn đàn hàng đầu thảo luận các xu hướng, thách thức và triển vọng phát triển kinh tế, cũng là điểm đến để cộng đồng doanh nghiệp quốc tế gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.

Giải quyết các thách thức kinh tế toàn cầu

Theo Sputnik, như thường niên, SPIEF 2023 chính thức khai mạc tại chính thành phố St. Petersburg, cửa ngõ thương mại, trung tâm tài chính và công nghiệp và cũng là thủ đô văn hóa của nước Nga. Tổng thống Vladimir Putin tham dự Diễn đàn, phát biểu bên lề và tham gia phiên họp toàn thể. Nhân sự kiện SPIEF 2023, ông gửi lời chúc thành công tới các đại biểu, ban tổ chức và khách mời, bày tỏ tin tưởng Diễn đàn tiếp tục góp phần giải quyết các thách thức kinh tế toàn cầu và là “tấm gương” về đối thoại xây dựng và hiệu quả.

SPIEF năm nay dự kiến thu hút đông đảo chính khách, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu tham gia để thảo luận về các chủ đề khác nhau-từ thay đổi hệ thống sâu sắc, cách xoay trục sang thế giới đa cực với các hình thức hợp tác quốc tế mới, đến phi USD hóa, tương lai của tiền tệ và cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu.

Tổng thống Putin cho rằng, một trật tự thế giới như trước đây sẽ không bao giờ trở lại và việc chờ đợi cho đến khi những hỗn loạn hiện nay tự tiêu tan là điều không thể. Chính vì thế, chủ đề SPIEF lựa chọn năm nay là thúc đẩy “Phát triển có chủ quyền làm nền tảng cho một thế giới công bằng: Hợp lực vì các thế hệ tương lai”.

Theo TASS, Chương trình SPIEF 2023 dự kiến bao gồm khoảng 200 sự kiện, các buổi tọa đàm và các buổi đối thoại kinh doanh, với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu và diễn giả đến từ hơn 120 quốc gia. Sáu chủ đề chính của Diễn đàn là: Đối thoại kinh doanh; Nền kinh tế thế giới ở thời điểm bước ngoặt; Xây dựng chủ quyền công nghệ; Bảo vệ dân số và chất lượng cuộc sống như là ưu tiên chính; Thị trường lao động: Phản ứng với những thách thức mới và nền kinh tế Nga: Từ thích ứng đến tăng trưởng.

Trong ngày khai mạc, Diễn đàn tập trung vào các vấn đề thúc đẩy chủ quyền công nghệ, cách tận dụng tốt nhất giáo dục và khoa học để đối phó với những thách thức mới trong thị trường lao động. Diễn đàn dự kiến dành ngày 16/6 để thảo luận chủ đề nóng là AI đã và đang tác động đến thị trường lao động thế giới như thế nào và các công cụ AI mới thay đổi nền kinh tế ra sao, cũng như việc Nga tận dụng những tiềm năng gì để phát triển công nghệ AI.

Nền kinh tế thế giới trong thời điểm đầy biến động sẽ được “mổ xẻ”. “Ngôn ngữ ngoại giao trong thế giới đa cực” là một trong những chủ đề của chương trình nghị sự. Các diễn giả cùng xem xét các hình thức hợp tác quốc tế mới, các giao dịch xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế, tài chính, nhân đạo và văn hóa giữa các quốc gia thân thiện.

Các quan hệ đối tác trong khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) trong bối cảnh mới sẽ được thảo luận.

Trong bối cảnh đồng USD trở thành vũ khí địa chính trị, SPIEF 2023 tranh luận về mức độ hợp lý của quá trình chuyển đổi thương mại toàn cầu sang một loại “tiền tệ siêu quốc gia”, bên cạnh việc gia tăng sử dụng đồng nội tệ trong thương mại.

Diễn đàn sẽ thảo luận cụ thể về sự phát triển của nền kinh tế Nga trong vòng vây trừng phạt sâu rộng từ các quốc gia phương Tây, do xung đột ở Ukraine. “Giữa vòng vây của lệnh trừng phạt và cuộc khủng hoảng toàn cầu hóa, Nga bắt đầu tìm kiếm những chân trời mới. Các kết luận rút ra từ các cuộc thảo luận tại Diễn đàn tác động đến các quyết định quan trọng của doanh nghiệp và chính quyền trong tương lai, vì lợi ích của sự phát triển bền vững”, Cố vấn của Tổng thống Nga Anton Kobyakov cho biết.

Không gian hợp tác mới

Vào những năm 2000, khi nền kinh tế Nga bùng nổ, các nhà đầu tư và chủ ngân hàng đầu tư lớn của phương Tây đổ xô đến SPIEF để tìm kiếm các hợp đồng làm ăn. Tuy nhiên, gần đây, họ đã bị thay thế bởi các nhà đầu tư Trung Quốc, Ấn Độ hay Arab.

Ông Anton Kobyakov, Thư ký điều hành SPIEF cho biết, xét đến các sự kiện biến động đang diễn ra trên toàn cầu, với những phác thảo ngày càng rõ ràng về một thế giới đa cực, SPIEF được kỳ vọng là “không gian tin cậy hàng đầu với cơ hội bình đẳng cho tất cả các thực thể kinh tế trên thế giới”.

Trong đó, một trong những sự kiện cho thấy rõ điều đó là chương trình đối thoại kinh doanh song phương giữa các đối tác đến từ các quốc gia Arab, Ấn Độ, Trung Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), ASEAN, Mỹ Latinh và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Các khách mời cùng xem xét hình thức hợp tác quốc tế mới, các giao dịch xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế, tài chính và văn hóa giữa các quốc gia. UAE tham gia SPIEF 2023 với tư cách khách mời đặc biệt.

Trên thực tế, vai trò của Nga trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng bị thách thức trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây và sự sụt giảm doanh thu từ xuất khẩu liên quan năng lượng. Do đó, SPIEF 2023 có khả năng ngày càng hướng tới những người tham gia bên ngoài phương Tây mà Nga có quan hệ thân thiện hơn như Trung Quốc và Ấn Độ…

Mới đây, theo Reuters, UAE-một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới tiếp nhận thêm nhiều tàu chở dầu từ Nga. Theo thống kê, khoảng 1,5 triệu thùng dầu thô của Nga cập cảng UAE kể từ tháng 11/2022, với khối lượng nhập khẩu tăng cao hơn kể từ đầu năm 2022.

Đây chỉ là ví dụ cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã điều chỉnh dòng thương mại năng lượng truyền thống. Diễn biến trên làm nổi bật sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và các nhà sản xuất dầu hàng đầu vùng Vịnh, như Saudi Arabia và UAE…

Đó là những không gian hợp tác mới, như các nhà đầu tư Saudi Arbia nhận định, Nga là một kho tàng các cơ hội đầu tư chưa được khai thác, đang chờ họ khám phá, và đa dạng hóa danh mục đầu tư.





Nguồn

Cùng chủ đề

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Trừng phạt Nga hay chiến dịch “tấn công kinh tế” tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới?

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã vượt ra ngoài chiến tuyến của chiến hào, quân đội và xe tăng, nó đã lan rộng đến một "chiến trường" của các thỏa thuận và ngoại giao, mối quan hệ của các chủ ngân hàng, công ty bảo hiểm và luật sư, các nhà cung cấp dầu, vi mạch và siêu du thuyền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát hiện hai ngôi mộ tập thể của gần 50 người di cư ở Libya

Mới đây, chính quyền Libya đã phát hiện gần 50 thi thể của người di cư, tị nạn từ hai ngôi mộ tập thể ở sa mạc của quốc gia Bắc Phi này.

Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Ngày 10/2, chính phủ Indonesia khởi động chương trình khám sàng lọc sức khỏe miễn phí hằng năm, với tổng ngân sách 3 nghìn tỷ Rupiah (183,54 triệu USD). Đây được xem là sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay của Bộ Y tế Indonesia nhằm ngăn ngừa các ca tử vong sớm.

Hàn Quốc cấm truy cập DeepSeek

Bộ Công nghiệp Hàn Quốc tạm thời chặn nhân viên truy cập mô hình AI của DeepSeek do lo ngại nguy cơ rò rỉ thông tin, thu thập dữ liệu từ người dùng.

Tải nhạc TikTok về điện thoại với vài thao tác đơn giản

Bạn vừa nghe được một đoạn nhạc ấn tượng trên TikTok và muốn lưu về điện thoại. Đừng lo lắng, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tải nhạc TikTok về điện thoại một cách dễ dàng.

Tăng nhẹ ngay từ đầu phiên

Giá xăng dầu hôm nay 10/2, giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ đầu phiên giao dịch.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025

Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Năm 2025, Kho bạc Nhà nước có kế hoạch phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và riêng trong quý I/2025...

Tin tức sáng 8-2: Đề xuất chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo; Cổ phiếu của đại gia thép SMC có khả năng bị hủy niêm yết; TP.HCM lên phương án chống cháy rừng mùa khô... ...

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 tăng tới bao giờ?

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng với tốc độ chậm hơn thế giới nhưng đều đang ở vùng đỉnh lịch sử. ...

Nhiều quy định mới nghiêm ngặt hơn, hàng nông sản xuất khẩu EU vướng thêm rào cản

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, Liên minh châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm và bền vững. Việc đưa ra các quy định này nhằm giảm thiểu tác động...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng giao các bộ bàn thảo, cam kết cùng doanh nghiệp tư nhân làm các dự án lớn

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, trao đổi với doanh nghiệp để thảo luận, thống nhất cam kết triển khai các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời tích cực tham gia thực hiện các dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. ...

Thủ tướng: Phải có cam kết để doanh nghiệp tham gia các dự án lớn của đất nước

Sau khi mời gọi và được doanh nghiệp (DN) hưởng ứng, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với các DN, hai bên có cam kết để DN tham gia thực hiện những dự án lớn của đất nước. DN phải phấn đấu tăng trưởng ít nhất 2 con số Kết luận hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ DN sáng 10/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan...

Kiếm bộn tiền khi giá vàng lập đỉnh, đại gia vàng sắp chi 200 tỉ đồng chia cổ tức

(NLĐO) – Mỗi ngày, một đại gia vàng lãi sau thuế gần 5,8 tỉ đồng, sắp chi cổ tức tiền mặt gần 200 tỉ đồng cho cổ đông. ...

Chủ tịch Bạc Liêu Phạm Văn Thiều: ‘15 tỉ đồng tổ chức Festival nghề muối đều xã hội hóa’

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết toàn bộ kinh phí 15 tỉ đồng tổ chức Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu sắp diễn ra đều được vận động xã hội hóa, không dùng ngân sách. Sáng 10-2,...

“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng”

VIS Rating cho rằng, sau một loạt các cải cách quy định và triển khai luật chứng khoán mới, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng. “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng”VIS Rating cho rằng, sau một loạt các cải cách quy định và triển khai luật chứng khoán mới, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng. ...

Mới nhất

Xem xét thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển mạng lưới đường sắt đô thị

Kinhtedothi- Sáng 10/2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp phiên toàn thể mở rộng về Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đây là nghị quyết quan...

Vừa hết học kì I, 15 hiệu trưởng ở một huyện luân chuyển công tác

(NLĐO) - Vừa hết học kỳ I năm học 2024-2025, 15 hiệu trưởng ở huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum đã luân chuyển công tác, đổi chỗ...

DeepSeek tuyên bố kim chi của Trung Quốc

Theo nhà chức trách Hàn Quốc, mô hình AI của DeepSeek đưa ra câu trả lời khác nhau cho những câu hỏi nhạy cảm, tùy thuộc ngôn ngữ đầu vào. Cục tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) chỉ ra DeepSeek cung cấp phản hồi khác nhau cho những câu hỏi nhạy cảm phụ thuộc vào ngôn ngữ. Chẳng hạn, nếu...

Giao doanh nghiệp tham gia dự án lớn với cam kết cụ thể

Thủ tướng đề nghị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các bộ, ngành, địa phương cần trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp, hai bên có cam kết để triển khai công việc cụ thể, tham gia thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước. ...

Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng ký kinh doanh khi tổ chức dạy thêm ngoài trường

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông vừa có văn bản hướng dẫn đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh. Ngày 10/2, trao đổi với PV VietNamNet, ông Dương Minh Châu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh...

Mới nhất