Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhững bệnh dịch cần đề phòng mùa mưa, lũ

Những bệnh dịch cần đề phòng mùa mưa, lũ


Tin mới y tế ngày 12/9: Những bệnh dịch cần đề phòng mùa mưa, lũ

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, sau mưa bão, lũ lụt, rất nhiều vi sinh vật, chất thải trôi theo dòng nước gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Cảnh báo các loại dịch bệnh cần đề phòng mùa mưa lũ

Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi, gây dịch bệnh cho người như: Sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…





Sau mưa bão, lũ lụt, rất nhiều vi sinh vật, chất thải trôi theo dòng nước gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

PGS-TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, người dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi mưa, lũ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nguồn nước, thực phẩm, điều kiện vệ sinh không bảo đảm.

Bên cạnh đó, nước ăn chân hoặc các bệnh lý da liễu khác, cảm lạnh, cúm, đau mắt cũng là những vấn đề thường gặp. Cùng đó, môi trường ẩm ướt, nước tù đọng ở các vật dụng như lốp xe, vỏ chai lọ, chậu cây, chum vại… cũng là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản. Bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây lan, bùng phát. Mùa mưa bão hằng năm cũng là đỉnh dịch sốt xuất huyết ở nhiều nơi.

Theo ông Nguyễn Đình Hưng, Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội, ngành Y tế thành phố đã thành lập các đội cấp cứu cơ động với đầy đủ thuốc và trang thiết bị, sẵn sàng đáp ứng các tình huống có thể xảy ra.

Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị điều tra, lập danh sách điểm có nguy cơ ngập lụt để xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, chuẩn bị cơ số thuốc điều trị các bệnh thường gặp sau mưa lũ và các hóa chất (Cloramin B, phèn chua…) để xử lý nguồn nước, môi trường.

Tại TP.HCM những ngày gần đây, cuộc sống của người dân nhiều khu vực cũng đảo lộn do mưa lớn gây ngập. Người dân phải đội mưa cùng với phương tiện bơi giữa triều cường, cống rãnh tuôn trào.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho hay, gần đây, Bệnh viện tiếp nhận người dân đến khám và điều trị các bệnh về da tăng hơn trước.

Các bệnh về da do dầm mưa, lội nước ngập thường gặp phải kể như ghẻ nước, nấm da, viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm nang lông. Ngoài nước mưa, triều cường dâng sẽ kèm theo nước cống, nước thải sinh hoạt. Nếu dính vào da sẽ tạo điều kiện cho các bệnh ngoài da phát triển. Thông thường tình trạng nhiễm khuẩn, vi nấm chỉ giới hạn ngoài da.

Tuy nhiên, một số trường hợp nếu chăm sóc không kỹ thì có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng toàn thân. Nhiều người chủ quan nghĩ rằng các bệnh về da là bệnh thông thường nên tự mua thuốc uống, thuốc bôi bên ngoài. Tuy vậy, khi bôi, uống không đúng thuốc có thể khiến sang thương lan rộng dẫn đến điều trị khó khăn.

Các bác sỹ da liễu lưu ý để phòng tránh các bệnh ghẻ, nấm da sau khi tiếp xúc với nước bẩn, người dân nên rửa ngay bằng nước sạch, đặc biệt chú ý vệ sinh kỹ vùng kẽ ngón chân, kẽ ngón tay – những nơi dễ đọng nước và bụi bẩn. Cần bảo đảm rửa sạch và lau khô hoàn toàn, tránh tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, không nên sử dụng các vật dụng như giày dép, vớ, quần áo khi chúng còn ẩm. Tất cả vật dụng này cần được phơi nắng hoặc sấy khô hoàn toàn trước khi sử dụng, chú ý hạn chế tiếp xúc lâu dài với môi trường nước. Nếu bắt buộc phải di chuyển trong trời mưa hoặc qua đường ngập, cần chuẩn bị sẵn áo mưa, giày chống thấm, ủng và găng tay để bảo vệ cơ thể.

Đặc biệt, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên da, người dân nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời. Việc chần chừ có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, dẫn đến tổn thương, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử da. 

Người dân không nên tự ý sử dụng thuốc uống, thuốc bôi hoặc áp dụng các phương pháp dân gian tại nhà mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế .

Cục Y tế dự phòng cũng phát đi cảnh báo người dân nên biết bảo vệ sức khỏe mùa mưa bão phòng tránh các bệnh nguy hiểm.

Để phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp sau: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn vi khuẩn, virus tấn công cơ thể; tránh dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng vì đây là các điểm dễ nhiễm khuẩn. Thay vào đó, dùng khăn sạch lau mồ hôi và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.

Ăn chín uống sôi, tránh thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, đồng thời tăng cường bổ sung vitamin, nhất là C và E, từ hoa quả và rau củ để cải thiện hệ miễn dịch.

Uống đủ nước, giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa cảm cúm. Phòng chống muỗi và côn trùng, giữ nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, sử dụng các biện pháp diệt muỗi và tránh đọng nước.

Tránh vùng ngập nước, hạn chế tiếp xúc với nước bẩn có thể gây nhiễm bệnh da liễu hoặc tiêu chảy. Đặc biệt, khi trời mưa cần tìm nơi trú ẩn, tránh những nơi nguy hiểm như gốc cây, cột điện…

Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sạch để dùng sau mưa lũ

Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ.

Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.

Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh.

Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn…

Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản sau đây để làm trong nước và khử trùng nước.

Tránh tâm lý tích trữ thực phẩm

Trong công văn gửi các địa phương về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến khích người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay như lương khô, mì gói, nước uống đóng chai… với những khu vực bị ngập lụt, sạt lở gây chia cắt.

Bộ Y tế cũng đề nghị Chi cục An toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn.

Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Trường hợp các nguồn cấp nước như: giếng khoan, giếng khơi bị ngập úng thì phải được lọc và khử trùng trước khi sử dụng theo hướng dẫn của ngành y tế.

Theo các chuyên gia y tế, trong mùa mưa bão, lũ lụt, do sự thay đổi bất thường về thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, đặc biệt là trên các loại lương thực, thực phẩm nếu không bảo quản đúng cách. Các vùng trồng trọt, chăn nuôi bị ngập lụt dẫn đến rau, củ, quả dập nát, hư hỏng, nhiễm bẩn; gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi sử dụng.

Trong khi đó, một số đối tượng lợi dụng mùa mưa bão, tâm lý người tiêu dùng, có thể trà trộn, đưa ra thị trường tiêu thụ các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, không có nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm giả, hết hạn sử dụng.

Trước tâm lý người dân đổ xô đi mua nhiều thực phẩm, Bộ Công thương khuyến cáo người dân bình tĩnh, dự trữ thực phẩm, nguồn nhu yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết.

Hiện nguồn cung hàng hóa và giá cả các mặt hàng thiết yếu cơ bản ổn định, không có sự thay đổi nhiều về giá, trừ một số loại rau xanh có tăng giá nhẹ do khó bảo quản.





Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-129-nhung-benh-dich-can-de-phong-mua-mua-lu-d224705.html

Cùng chủ đề

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh mùa mưa lũ

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh mùa mưa lũTrong và sau mưa lũ và ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện...

Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ

Trong mưa lũ, khi bị thương, người dân sơ cứu đúng cách, đầy đủ theo các bước, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván. Trong mưa lũ gười dân trang bị các thiết bị bảo hộ đầy đủ như giày, găng tay... khi lao động, dọn dẹp. Việc này giúp hạn chế vết thương chảy máu hoặc vết xước nhỏ, tránh tạo điều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuyên đêm Giao thừa giành giật sự sống cho người bệnh

Đêm Giao thừa là thời điểm mà các bác sỹ, điều dưỡng và đội ngũ nhân viên y tế không ngừng nỗ lực để đảm bảo sức khỏe cho người dân, bất chấp khó khăn và sự vất vả trong những ngày lễ. Đêm Giao thừa là thời điểm mà các bác sỹ, điều dưỡng và đội ngũ nhân viên y tế không ngừng nỗ lực để đảm bảo sức khỏe cho người dân, bất chấp khó khăn và sự...

Bừng sáng kinh tế vùng biên

Đức Cơ, cửa ngõ của tỉnh Gia Lai giáp ranh với nước bạn Campuchia đang phát triển sôi động từng ngày, nhờ những quyết sách của cấp chính quyền. Đức Cơ, cửa ngõ của tỉnh Gia Lai giáp ranh với nước bạn Campuchia đang phát triển sôi động từng ngày, nhờ những quyết sách của cấp chính quyền. Năm 2024, được sự quan tâm lãnh,...

Kiến tạo hệ sinh thái y tế mới, khai mở thị trường tỷ USD

Trong bối cảnh mô hình bệnh tật tại Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao, GS-BS. Nguyễn Thu Anh, Viện trưởng Viện Đại học Sydney Việt Nam cho rằng, TP.HCM cần tập trung vào 3 trụ cột để tái định hình hệ sinh thái mới cho ngành y tế, bao gồm phát triển và ứng dụng công nghệ trong y tế, đẩy mạnh công nghệ sinh học, sản xuất và xuất khẩu thực phẩm chức năng. Trong bối cảnh...

Người mắc các bệnh chuyển hóa cần chú ý điều gì trong dịp Tết?

Đối với những người mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, Tết có thể là thời điểm thử thách nếu không biết cách kiểm soát chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Người mắc các bệnh chuyển hóa cần chú ý điều gì trong dịp Tết?Đối với những người mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, Tết có thể là...

Giải pháp kiểm soát cân nặng hiệu quả trong dịp Tết

Tết Nguyên Đán với lịch sinh hoạt thất thường là thời gian dễ khiến chúng ta mất kiểm soát trong chế độ ăn uống, dẫn đến tình trạng tăng cân, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tết Nguyên Đán với lịch sinh hoạt thất thường là thời gian dễ khiến chúng ta mất kiểm soát trong chế độ ăn uống, dẫn đến tình trạng tăng cân, ảnh hưởng đến sức khỏe. ...

Bài đọc nhiều

Vì sao cân nặng thay đổi trong ngày?

Theo bài viết trên website Viện Y học ứng dụng Việt Nam, sự thay đổi cân nặng trong một ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi, cách cân. Sự cân bằng giữa năng lượng nạp vào (ăn, uống) và năng lượng tiêu hao (đốt cháy lượng calo đó) là lý do khiến cân nặng của bạn tăng giảm, thay đổi ngay trong một ngày. Nếu bạn nạp vào nhiều...

Uống rượu bia ngày Tết khó tránh, không cẩn trọng ngộ độc như chơi

Uống rượu bia là một phần của văn hóa giao tiếp và chúc mừng, để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, cần tuân thủ nguyên tắc gì? Chú ý hạn chế uống rượu bia trong một lần uốngBác...

Top 3 kem chống nắng high-end càng dùng càng mê

Dưới đây là review top 3 kem chống nắng high-end "đắt xắt ra miếng" và càng dùng càng "nghiện" vì da cứ khỏe đẹp rạng ngời nha mấy nàng. Khai xuân làm đẹp lấy vía đầu năm bằng ngay một em kem chống...

Năm 2025, ba bệnh viện cửa ngõ nghìn tỉ của TP.HCM sẽ chính thức hoạt động

Trong năm 2025, người dân khu vực cửa ngõ TP.HCM sẽ được thăm khám tại3 bệnh viện xây mới với kinh phí đầu tư hàng nghìn tỉ đồng. Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, trong năm 2025, cả 3 bệnh viện xây...

Nhìn lại những dấu mốc đáng nhớ về vắc-xin năm 2024

Năm 2024 chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công tác phòng chống dịch bệnh thông qua các vắc-xin mới và sự mở rộng trong chỉ định tiêm chủng. Năm 2024 chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công tác phòng chống dịch bệnh thông qua các vắc-xin mới và sự mở rộng trong chỉ định tiêm chủng. Những nỗ lực không ngừng của cộng...

Cùng chuyên mục

Cụ ông 112 tuổi chống gậy nhận chúc thọ, bạn trẻ rần rần ‘xin vía’

Một cụ ông ở Nghệ An năm nay đã 112 tuổi vẫn chống gậy tới nhà văn hóa thôn để nhận bằng chúc thọ. Trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ 'xin vía' sống thọ như cụ. Năm 2016, trong một lần chở rau...

Xuyên đêm Giao thừa giành giật sự sống cho người bệnh

Đêm Giao thừa là thời điểm mà các bác sỹ, điều dưỡng và đội ngũ nhân viên y tế không ngừng nỗ lực để đảm bảo sức khỏe cho người dân, bất chấp khó khăn và sự vất vả trong những ngày lễ. Đêm Giao thừa là thời điểm mà các bác sỹ, điều dưỡng và đội ngũ nhân viên y tế không ngừng nỗ lực để đảm bảo sức khỏe cho người dân, bất chấp khó khăn và sự...

Kiến tạo hệ sinh thái y tế mới, khai mở thị trường tỷ USD

Trong bối cảnh mô hình bệnh tật tại Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao, GS-BS. Nguyễn Thu Anh, Viện trưởng Viện Đại học Sydney Việt Nam cho rằng, TP.HCM cần tập trung vào 3 trụ cột để tái định hình hệ sinh thái mới cho ngành y tế, bao gồm phát triển và ứng dụng công nghệ trong y tế, đẩy mạnh công nghệ sinh học, sản xuất và xuất khẩu thực phẩm chức năng. Trong bối cảnh...

Phát hiện lợi ích bất ngờ của gãi ngứa

Nghiên cứu mới phát hiện việc gãi ngứa kích hoạt phản ứng miễn dịch, giúp bảo vệ da khỏi các nhiễm trùng có hại. Điều này mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân ngứa mạn tính. Cảm giác dễ chịu khi gãi...

Người mắc các bệnh chuyển hóa cần chú ý điều gì trong dịp Tết?

Đối với những người mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, Tết có thể là thời điểm thử thách nếu không biết cách kiểm soát chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Người mắc các bệnh chuyển hóa cần chú ý điều gì trong dịp Tết?Đối với những người mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, Tết có thể là...

Mới nhất

Nga tấn công miền Tây Ukraine, Ba Lan ngay lập tức đặt hệ thống phòng không trong tình trạng báo động

Ngày 1/2, Bộ tư lệnh tác chiến các lực lượng vũ trang Ba Lan (RSZ) đã đặt hệ thống phòng không mặt đất vào tình trạng báo động để ứng phó với cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn của Nga vào Ukraine gần biên giới.

Số người tham gia lực lượng lao động cao kỷ lục, thị trường việc làm Nhật Bản đón tin vui

Số người trong lực lượng lao động tại Nhật Bản từ 15 tuổi trở lên đã đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ hai liên tiếp, theo kết quả Khảo sát lực lượng lao động của Bộ Nội vụ công bố vào ngày 31/1.

Hơn 1.000 trường hợp vi phạm giao thông trong 8 ngày nghỉ Tết tại một tỉnh

(NLĐO)- Trong 8 ngày nghỉ Tết, lực lượng CSGT ở Thanh Hóa đã xử lý hơn 1.000 trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 3 tỉ đồng ...

Hàng ngàn người rước 2 quả pháo khổng lồ

(NLĐO)- Hai quả pháo khổng lồ dài gần 6 m, đường kính hơn 1 m được rước quanh làng, thu hút hàng ngàn người tham dự tại...

Dự báo giá cà phê trong nước ngày mai 2/2/2025 ổn định

Dự báo giá cà phê ngày mai 2/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 2/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 1/2/2025 giá cà phê...

Mới nhất