Trang chủNewsNhân quyềnNhọc nhằn “cõng” chữ lên non

Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non


Lớp học trong lòng núi

Thầy giáo Lù Văn Thủy có dáng người nhỏ thó, từ tốn, kiệm lời. Nếu “nhìn mặt bắt hình dong” thì rõ đây là một người cần cù, chất phác. Năm nay thầy Thủy 42 tuổi.

Thầy Thủy hiện là giáo viên Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Trường nằm ở bản Sân Bay. Bản Sân Bay không bằng phẳng như cái tên sân bay mà đường quanh co khúc khỉu. Dù vậy, đây là bản trung tâm xã nên đường vào cũng đỡ vất vả hơn so với 2 điểm trường mà thầy Thủy dạy trước đây.

Thầy Thủy sinh ra và lớn lên ở tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Năm 2003, ra trường thầy nhận nhiệm vụ lên dạy học tại điểm trường tại bản Sàng Mà Pho thuộc Trường Tiểu học Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Sin Suối Hồ.

Bản Sàng Mà Pho cách trung tâm xã khoảng 20 cây số đường đất, núi, đèo. Mỗi lần hết thức ăn, thầy Thủy phải cuốc bộ cả nửa ngày trời. “Mình là người bản địa mà thấy chặng đường ấy quá gian nan. Nếu không thương các em nhỏ vùng quá khó khăn ấy chắc mình đã bỏ về. Và cũng tiếc công bố mẹ nuôi mình ăn học. Nghĩ thế và tự động viên để trụ lại với nghề”, thầy Thủy tâm sự.

Mới ra trường, thầy Thủy “cắm bản” dạy chữ cho trẻ con người Mông. Khi ấy, gạo và rau bà con cho thầy giáo, muối mì, cá khô thầy phải cõng lên ăn cả tuần. Những năm 2003 – 2004 bản chưa có điện. Lớp học và nhà ở của thầy giáo liền vách, được làm từ phên nứa đập giập, mái lợp cỏ gianh. Toàn bộ bàn học và bảng đều tận dụng từ gỗ thừa khi người dân xẻ gỗ làm nhà.

Cả bản có khoảng 35 nóc nhà, có 3 lớp học. Lớp thầy Thủy dạy là lớp ghép 2 độ tuổi. Trong lớp ấy, một nhóm học chương trình lớp 2 quay mặt lên trên; một nhóm học chương trình lớp 4 quay mặt xuống dưới, hai lớp quay lưng vào nhau. Mỗi ngày thầy Thủy di chuyển từ đầu lớp đến cuối lớp để dạy 2 nhóm trình độ này, cũng như đi vài cây số. Đám học trò nghèo của thầy con chữ cũng vơi đầy theo từng bữa đói, no.

a1.jpg
Thầy giáo Lù Văn Thủy và vợ – cô giáo Lò Thúy Lương

Năm 2005, Ban giám hiệu chuyển thầy Thủy sang điểm bản khác có tên Chảng Phàng, cách xa Trung tâm xã 12 cây số, gần hơn ở bản cũ 1 tiếng đi bộ. Bản Chảng Phàng cũng là bản đồng bào dân tộc Mông. Hàng tuần, thầy Thủy đi bộ từ Trung tâm xã hơn 2 tiếng mới đến nơi dạy học. Nếu tính từ Trung tâm TP. Lai Châu lên đến Trung tâm xã Sin Suối Hồ khoảng 30km, vào đến bản thầy Thủy dạy học gần 50 cây số.

“Hồi ấy, mới ra trường, mình là thanh niên trẻ khỏe, lại là người địa phương nên những bản xa của trường cần mình đến đó. Trong đời người, đời nghề dạy học ở đây, có lẽ cái rét ở Sin Suối Hồ là khó quên nhất. Nhất là những đêm đông, lạnh buốt đến thấu xương, nằm trong chăn đi mấy lần tất chân vẫn buốt”. – Thầy Thủy kể.

Sin Suối Hồ có độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển. Cái rét nơi đây như được rút ra từ ruột núi, đêm ngủ trong chăn đi mấy lần tất mà vẫn buốt. Trong 4 mùa của trời đất, có lẽ mùa đông là mùa người ta cảm nhận được cái nghèo khó của vùng cao rõ rệt nhất, hơi ấm trong nhà sao mà ít ỏi, cứ trống vắng mênh mông. Những em học sinh Mông một manh áo chống trọi của mùa đông, ngày nào cũng chân trần đến lớp. “Thương vô cùng bạn ạ!”.

Đoạn hai bàn tay thầy đan ngón vào nhau nhìn ra ngoài trời vun vút gió, mây kín ngập lòng thung, tiếng thầy Thủy lạc vào màn sương đặc quánh, khàn đục. “Mùa đông sắp đến rồi, các em học sinh trên này rét lắm, nếu xin được chăn ấm thì bạn nhớ gửi cho tôi xin mấy cái…”

Một đời người, một đời nghề…

Từ khi Lai Châu có chủ trương đưa toàn bộ học sinh từ lớp 3 ở bản về trường chính và cung cấp chế độ ăn bán trú, gần 200 học sinh ở các các điểm trưởng lẻ được đưa về trung tâm xã. Ở bản chỉ còn lại lớp 1, 2.

Cũng từ chính sách này, thầy Lù Văn Thủy và nhiều thầy cô giáo “cắm bản” khác có được cơ hội về trung tâm trường ở bản Sân Bay để dạy học. Năm 2007, thầy Thủy lấy vợ là cô giáo Lò Thúy Lương, (sinh năm 1981) giáo viên cấp 2 cũng là người dân tộc thiểu số, hiện đang là Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THSC Sin Suối Hồ (gọi tắt là Trường cấp II Sin Suối Hồ), cùng xã với trường của thầy Thủy.

Ở đây trường cấp I và trường cấp II cách nhau chỉ một bức tường. Đối diện với 2 trường là Trụ sở UBND xã Sin Suối Hồ. Nghe cán bộ Lý Vần Xiên, Phó Bí thư Đảng ủy xã nói, toàn bộ dân xã Sin Suối Hồ là người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Mông chiếm 70%, chủ yếu làm nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm 64%. Bởi thế, bên cạnh những đầu tư về cơ sở hạ tầng, thì giáo dục đang được kỳ vọng sẽ đem lại cho một tương lai sáng hơn cho vùng cao nhiều gian khó này. Những giáo viên như thầy Thủy, cô Lương bám bản có thâm niên vô cùng được trân quý.

Thầy Đồng Tất Thắng, Hiệu trưởng Trường cấp II Sin Suối Hồ chia sẻ: cô Lương, thầy Thủy là những giáo viên có thâm niên công tác ở trường tiểu học và Trường cấp II Sin Suối Hồ lâu nhất ở đây. Nhiều cán bộ xã bây giờ là học trò của thầy Thủy, cô Lương. Chúng tôi trân trọng sự cống hiến và hy sinh vì cái chữ cho bà con dân bản.

a2(1).jpg
Thầy Thủy trong tiết dạy học tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu).

Có thể sự nghiệp giáo dục của vợ chồng thầy Thủy – cô Lương đã khá vững chãi song về gia đình, thầy cô vẫn canh cánh những băn khoăn.

Cô Lương kể: “Vợ chồng em được hai đứa. Cháu lớn năm nay học lớp 7, cháu nhỏ mới 5 tuổi. Trước đây, gia đình em được xã cho mượn đất gần trường để dựng nhà. Việc đi lại sinh hoạt thuận tiện. Song từ năm 2020, xã thu hồi đất, cả gia đình chuyển về TP. Lai Châu. Mỗi ngày hai vợ chồng em đi khoảng 60km từ thành phố Lai Châu lên Sin Suối Hồ để dạy học. Cả hai đứa ở nhà với bà, đứa lớn đi học, đứa bé gửi bà nội đã ngoài 70 tuổi trông nom. Vợ chồng em cũng muốn chuyển về dạy gần nhà để chăm sóc gia đình mà khó khăn quá. Cả ngày 2 vợ chồng đi đi về về 60 cây số. Những hôm trời nắng ấm thì không sao, nếu gặp ngày trời mưa rét vô cùng vất vả. Đường lởm chởm đất đá đi không vững tay lái thì rất nguy hiểm.”

Nhiều thầy cô giáo ở Sin Suối Hồ cũng có những tâm sự, những băn khoăn như thế.

Bữa đó, trong bếp ăn tập thể. Các thầy cô giáo cả trường cấp I và cấp II tiếp chúng tôi đầm ấm vui vẻ, như thể lâu ngày mới gặp lại người thân. Nét mặt ai cũng rạng ngời ánh lên niềm vui nho nhỏ… Nhưng thẳm sâu trong mắt họ vẫn chứa những suy tư. Chỉ cần hỏi thăm chuyện gia đình là có cô giáo bật khóc. Con cái các thầy cô chủ yếu gửi cha mẹ già ở quê, hoặc ngoài thành phố. Họ thương con mình bao nhiêu, dồn cả vào cho những học trò nghèo bấy nhiêu.

Vừa hết chương trình thời sự lúc 8 giờ tối, bản Sân Bay đã im lìm, tĩnh lặng… chỉ có tiếng gió rít lên từ thung lũng và tiếng thầy cô giáo lúc trầm lúc bổng bên chén rượu nồng cay đón khách. Giữa không gian ấy, tôi mới cảm nhận sự hy sinh, cống hiến trọn vẹn cho nghề của những giáo viên vùng cao. Ngày tôn vinh Nhà giáo 20/11 đang cận kề, xin chúc các thầy cô ở Sin Suối Hồ mãi khỏe mạnh, để tiếp tục gieo con chữ trên vùng non cao.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xuất hiện vết nứt lớn, kéo dài, nguy cơ ảnh hưởng tới 19 hộ dân bản Sin Suối Hồ

Xuất hiện vết nứt ở bản Sin Suối Hồ của Lai ChâuThông tin từ chính quyền xã Sin Suối Hồ, những ngày qua, trên địa bàn có mưa lớn kéo dài, tại bản Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đã xuất hiện cung...

Đoàn nhà báo Hà Nội, tỉnh Điện Biên, Lai Châu làm việc với quận Tây Hồ

Đại diện đoàn Hội Nhà báo có các đồng chí: Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội và đồng chí Phạm Ngọc Hân - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên. Về phía UBND quận Tây Hồ có các đồng chí: Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận; Trần Thị Thu Hường - Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy Tây Hồ cùng đại diện các phòng chức năng liên quan....

Cách TP Lai Châu 30km có bãi đá cổ hình thù kỳ dị, sao lại có tên Đá sổ đỏ khiến thiên hạ tò...

Bản du lịch cộng đồng ASEAN Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ) không chỉ là điểm thu hút khách du lịch ở cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ mà nơi đây còn chứa đựng bản sắc văn hóa riêng biệt cùng nhiều điều kỳ bí. Trong đó, phải kể đến nhiều phiến đá cổ có những vệt khắc chứa đựng những bí ẩn về cách chia ruộng của người...

Điện Biên, Lai Châu chủ động đề xuất vướng mắc để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

Về đầu tư công, mặc dù các tỉnh phía Bắc được quan tâm nhưng Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị lãnh đạo tỉnh đôn đốc để địa phương triển khai, giải ngân vốn đầu tư công kịp thời tạo động lực phát triển kinh tế...

Đưa 2 cậu bé đạp xe “đi lạc” 500km về gia đình ở Lai Châu

Chiều 21/4, tại trụ sở Công an xã Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu), Tổ Công tác của Công an huyện Mai Châu đã bàn giao hai cháu "đi lạc" đến địa bàn cho gia đình và công an địa phương.Công an huyện Mai Châu cho biết, hai cháu Sùng A L. và Lý A C., đều sinh năm 2009 và trú tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, được bàn giao cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án. ...

Thủ tướng kiểm tra việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, kiểm tra việc thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu lưu niệm đồng chí Phạm Văn Đồng

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tại khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại quê hương đồng chí. ...

Cán bộ Quảng Nam phải bám đất, bám người, “sống chết” với Quảng Nam để tỉnh đi đầu trong phát triển

Chiều 8/2, tại thành phố Tam Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình kinh tế-xã hội, kết quả triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến công tác tại Quảng Nam năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Bài đọc nhiều

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

Quỹ Dân số Liên hợp quốc đồng hành cùng Việt Nam ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Baoquocte.vn. Ngày 3/11, tại Hà Tĩnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo truyền thông vận động xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Vinh danh 26 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về tam nông

Tại sự kiện, Ban tổ chức đã lần lượt trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích, 10 giải chuyên đề được trao cho các tác giả, nhóm tác giả đến từ các cơ quan báo chí cả nước. Giải...

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

Cùng chuyên mục

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng phải đến tháng 7/2010, quyền tiếp cận nước sạch mới được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận là một quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

Những năm qua, USCIRF không có thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan.

Mới nhất

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

New Zealand nới lỏng thị thực để kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ New Zealand sẽ "đơn giản hóa và linh hoạt hơn" thị thực nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn nước này. ...

Mới nhất