Trang chủNewsThời sựNhớ về nhiệm kỳ đầu tiên của Bộ Tài nguyên và Môi...

Nhớ về nhiệm kỳ đầu tiên của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trước những đòi hỏi cấp bách về đổi mới thể chế, mỗi một cán bộ đừng nên suy tính hơn thiệt điều gì. Chỉ có cách nhìn về phía trước để vượt lên, tương lai tươi sáng đang chờ đợi chúng ta.

Tôi vẫn nhớ Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập ngày 5/8/2002, nơi hợp nhất của vài Tổng cục và Cục trực thuộc Chính phủ hay trực thuộc các Bộ chuyên ngành khác. Đây là Bộ cuối cùng thành lập để không còn các Tổng cục trực thuộc Chính phủ, với mục tiêu nâng cấp lộ trình thực hiện phát triển bền vững đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu năm 1992 tại Rio De Janeiro (Brazil).

Lịch sử loài người đã cho thấy: Kể từ khi kết thúc thời kỳ hái lượm và săn bắt, con người đã biết dùng sức lao động của mình tác động vào đất đai ở dạng trồng trọt và chăn nuôi để mở ra kỷ nguyên nông nghiệp dài tới dăm bảy nghìn năm.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: NVCC.
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: NVCC.

Tiếp theo, đến nửa cuối thế kỷ 18 quá trình công nghiệp hóa đã bắt đầu, và mới chỉ qua 150 năm thì mọi người đã nhận ra quá trình này gắn với việc tìm cách vơ vét nguồn lực tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế nhằm tìm kiếm lợi ích. Từ đó, vào năm 1992, cộng đồng các quốc gia toàn cầu đã nhất trí phải thay đổi cách khai thác tài nguyên thiên nhiên theo hướng không gây hại cho môi trường Trái đất. Như vậy, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu năm 1992 đã như tiếng chuông thức tỉnh con người phải thay đổi cách phát triển hay cách làm giàu sao cho được bền vững.

Kể từ đó, trên thế giới hàng năm không biết bao nhiêu hội nghị quốc tế xung quanh vấn đề phát triển bền vững được tổ chức, và các nước đều đặt ra nhiệm vụ quản lý chặt việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để bảo vệ môi trường Trái đất. Nhiều quốc gia đã thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó có Việt Nam để xác lập cách phát triển sao cho đúng hướng. Khai thác tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân và chất lượng môi trường là kết quả.

Khi Quốc hội quyết định thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi được lựa chọn làm Thứ trưởng Bộ, như một đại diện còn tuổi công tác 5 năm để giúp Bộ trưởng những vấn đề về đất đai và trắc địa – bản đồ. Bộ trưởng cũng đã phân công tôi phụ trách 2 mảng công việc này. Tôi vốn là một cử nhân toán học, sau đó tôi lựa chọn ngành toán ứng dụng vào nghiên cứu thông tin địa lý.

Trong thời kỳ ở Tổng cục Địa chính, tôi được Tổng cục trưởng phân công phụ trách khoa học – công nghệ và hợp tác quốc tế. Tôi tự thấy công việc cũng ổn, không nặng nề so với sức gánh vác của tôi. Tôi đã chỉ đạo và trực tiếp thực hiện việc đưa công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu GPS (để xác định tọa độ các điểm trên bề mặt đất), công nghệ viễn thám để chụp ảnh bề mặt đất từ các thiết bị chuyển động nhằm xây dựng mô hình bề mặt Trái đất, và công nghệ Hệ thống thông tin địa lý GIS để xây dựng và vận hành các cơ sở dữ liệu địa lý. Tôi đã chỉ đạo công trình xây dựng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, và quy trình số để sản xuất các thông tin địa lý. Ngần ấy việc hoàn thành trong 8 năm cũng làm cho tôi yên tâm về thành quả lao động của mình.

Bước vào vận hành công việc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi phải gánh vác thêm công việc của lĩnh vực quản lý đất đai mà trước đó còn rất xa lạ với tôi. Quản lý đất đai ở nước ta lúc này chưa động đến kỹ thuật là mấy, chủ yếu vẫn luôn là các vấn đề xã hội và chính sách. Lúc này tôi chỉ thấy một điều khó khăn cơ bản: đất đai là lĩnh vực thể hiện sự đối kháng về lý luận ở mức kịch liệt giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Làm gì cho phải trong “hoàn cảnh éo le” này?

Hơn nữa, việc cần làm ngay là xây dựng Luật Đất đai 2003 thay thế Luật Đất đai 1993 còn nhiều điều chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Thời gian thì gấp gáp, công việc thì phức tạp, lý luận thì chưa thật minh bạch. Muốn vậy, tôi chỉ còn một cách duy nhất là học, học cấu trúc pháp luật; học các tác động của luật pháp vào cán bộ quản lý, vào người dân, vào bộ máy kinh tế; học cách viết luật sao cho đơn nghĩa và dễ hiểu; học để nhận thức cách vượt qua sự khác biệt về lý luận để tìm điểm “trung dung” có thể chấp nhận được từ nhiều phía. Tôi đã tìm ra cách kết hợp giữa logic toán học và logic biện chứng để giải quyết các vấn đề xã hội về đất đai.

Sự thực, đến lúc này chưa có cuốn sách nào viết về vấn đề đất đai trong các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. Trong quá trình học bạn bè, đồng nghiệp, chuyên gia, doanh nghiệp, người dân, tôi đã phát hiện ra 2 chuyên gia khá sâu về vấn đề đất đai ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đó là TS Đặng Kim Sơn và TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn. Tôi học được ở hai anh rất nhiều trong quá trình xây dựng Luật Đất đai 2003. Đây là những kỷ niệm đẹp trên con đường làm quản lý ở một đất nước đang vận hành nền kinh tế chuyển đổi.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện thật quyết liệt chủ trương đổi mới thể chế, trong đó có việc tổ chức lại bộ máy quản lý. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường hợp nhất thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Các ngành đều có một Cục chịu trách nhiệm quản lý, Cục và ngành tự triển khai công việc theo nội dung đã được quy định, dưới sự lãnh đạo chính trị của Bộ trưởng.

Thực hiện chủ trương đổi mới thể chế hiện nay, nhiều người cũng có ý kiến này khác về tính hợp lý của thành lập các bộ mới. Theo tư duy của kinh tế bao cấp thì các ý kiến này cũng hợp lý, nhưng chúng ta đang mượn cơ chế thị trường để phát triển nên ta cần thay đổi tư duy sang tư duy của kinh tế thị trường. Nói đến kinh tế thị trường, chúng ta phải lưu tâm tới 4 quy luật cung – cầu, cạnh tranh (lành mạnh), giá trị, lợi ích. Việc tổ chức các bộ trong khu vực kinh tế sao cho mối liên kết quản lý dễ dàng và phù hợp.

Trước những đòi hỏi cấp bách về đổi mới thể chế, mỗi một cán bộ đừng nên suy tính hơn thiệt điều gì. Chỉ có cách nhìn về phía trước để vượt lên, tương lai tươi sáng đang chờ đợi chúng ta.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/giao-su-dang-hung-vo-nho-ve-nhiem-ky-dau-tien-cua-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-387234.html

Cùng chủ đề

Nâng cao nhận thức, hành động của mọi người về bảo vệ môi trường

(CLO) Chiều 20/2, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức buổi Họp báo giới thiệu Chương trình Nghệ thuật vì Khí hậu - Hạ Long 2025 (Art For Climate Festival HaLong 2025). ...

Bộ Tài nguyên và Môi trường nói gì về sổ đỏ mới?

Nhiều người dân phản ảnh sổ đỏ mới nhỏ hơn sổ đỏ cũ, chỉ còn hai trang (trước đây bốn trang), chỉ đủ cho hai lần ghi thông tin biến động và phải xin cấp mới gây tốn kém. Trao đổi với Tuổi Trẻ...

Có nên xem xét, điều chỉnh mẫu sổ đỏ mới cho hợp lý hơn?

Việc thiết kế mẫu sổ đỏ mới sao cho hợp lý, hài hòa và đáp ứng được nhu cầu sử dụng cần được cơ quan chức năng quan tâm lưu ý để tiết kiệm thời gian, công sức của người dân. Từ câu chuyện...

Giá nhà tăng cao, người vay ngân hàng ‘ôm’ vài chục căn, người không có cơ hội mua

Với thu nhập hiện tại, đa số người dân không mua nổi nhà, trong khi một nhóm nhỏ nhà đầu tư lại vay ngân hàng 'ôm' vài chục căn chờ tăng giá. Nhận định được ông Nguyễn Quốc Hùng, phó chủ tịch kiêm tổng...

Một số khu vực ở 6 lưu vực sông có thể thiếu nước cục bộ

(Dân trí) - Dự báo mùa khô năm nay, một số khu vực trên 6 lưu vực sông (Bằng Giang - Kỳ Cùng; Mã; Hương; Sê San; Srêpôk; Đồng Nai) sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ. Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa công bố kịch bản nguồn nước lần đầu trên 6 lưu vực sông (Bằng Giang - Kỳ Cùng; Mã; Hương; Sê San; Srêpôk; Đồng Nai).Theo kịch bản nguồn nước, vào mùa khô năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công du tới “xứ sở vạn đảo”

(Dân trí) - Dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Thủ đô Jakarta, Indonesia, Thủ tướng Phạm Minh Chính có những bài phát biểu quan trọng nhấn mạnh vai trò của ASEAN, đồng thời gặp gỡ lãnh đạo nhiều quốc gia. 10h30 ngày 4/9, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay quốc tế Soekarno-Hatta của Thủ đô Jakarta, Indonesia, để tham dự Hội...

Dân ‘du mục số’ đổ xô đến Việt Nam

Ở một quán cà phê bãi biển Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận), Sam bật laptop bắt đầu buổi dạy tiếng Anh cho bốn học viên. Chàng trai người Anh 33 tuổi từng đi qua 51 quốc gia nói có thể làm việc bất cứ đâu miễn là có Internet. Bốn năm trước, Sam lần đầu đến Việt Nam và thuê xe máy đi từ Cà Mau đến Hà Giang cùng 5 người bạn. Anh về nước và nhiều lần quay...

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Tăng cường tình hữu nghị anh em Việt Nam-Cuba

NDO - Tối 6/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Cuba tổ chức chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày đổ bộ của tàu Granma và thành lập các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba (2/12/1956- 2/12/2023), 63 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cuba (2/12/1960- 2/12/2023). Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện. Tới dự, có Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng-Bộ Quốc Phòng; Đại tá...

Thủ tướng: Cần kiểm soát quyền lực trong xây dựng luật

Ngày 29-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng luật. Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1-2024 - Ảnh: VGP Phiên họp đã thảo luận ba dự án luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật Công chứng (sửa đổi); và hai đề nghị xây dựng luật gồm: Luật Thi hành án...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Khai quật khảo cổ tại Lạc Câu sẽ mở ra nhiều kỳ vọng

VHO - Từ ngày 9-31.5, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam sẽ tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Trước đó, ngày 6.5, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ- BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di...

MISA được vinh danh “Thương hiệu tiêu biểu” trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP...

Ngày 11/05/2025, tại Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (Hanoisme), MISA đã vinh dự...

Hyundai Care Day 2025 – Chuỗi sự kiện chăm sóc xe toàn diện, lan tỏa giá trị nhân văn – Tập đoàn Thành Công

Hà Nội, ngày 09/05/2025 – Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức khởi động chuỗi sự kiện Hyundai Care Day 2025 tại 10 tỉnh thành trên cả nước, diễn ra từ 18/05/2025 đến 24/08/2025, dự kiến chăm sóc hơn 1.200 xe Hyundai. Hyundai Care Day là chương trình được tổ chức nhằm tri ân khách hàng, giới thiệu...

VIMC tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – Tổng công ty Hàng...

Chiều ngày 10/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận những đóng góp quan trọng của VIMC trong...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở