Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNhớ phong vị Tết Cố đô

Nhớ phong vị Tết Cố đô


Cũng giống như các địa phương khác, từ ngày 23 tháng Chạp trở đi, không khí đón Tết Nguyên đán ở Huế cũng đã bắt đầu chộn rộn. Các chợ hoa Tết trước Phu Văn Lâu, Thương Bạc, Nhà văn hóa Trung tâm bắt đầu rực rỡ sắc mai vàng, thược dược, cúc đại đóa… Những năm gần đây lại có thêm cả sắc đào hồng phương Bắc, nên không khí Tết cũng hồng nhuận hơn.

Các khu chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Tây Lộc, chợ Xép… bông chuối, vàng mã và hàng Tết không thiếu thứ gì, kẻ bán người mua tấp nập vui không kể xiết. Mấy lò bánh chưng ở đường Nhật Lệ cũng đỏ lửa suốt ngày đêm. Nhưng vui nhất có lẽ là lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Không giống như ngoài Bắc người ta thường mua cá chép đỏ để cúng phóng sinh, dân Huế lại bày cỗ cúng rất chu đáo. Nhà nào cũng biện ba mâm cỗ cúng, lớn nhỏ tùy vào gia cảnh, một mâm trong ban thờ để dâng gia tiên, một mâm ở bếp để cúng ông Táo và một mâm bày ngoài trời để cúng cho những vong hồn không nơi hương khói thờ phụng. Vì vậy, vào ngày ấy khắp các nẻo đường ở Huế đâu đâu cũng ngát thơm mùi nhang trầm và đỏ rực ánh lửa hóa vàng ở trước cổng của mỗi ngôi nhà.

nho phong vi tet co do hinh 1

Chơi Bài vụ, trò chơi cung đình ngày xuân. Ảnh: Thanh Hòa

Càng gần đến ngày Tết, người Huế đi chợ sắm Tết càng đông. Mạ (mẹ) tôi năm nào cũng vậy, cứ tầm 25 tới 27 tháng Chạp dù có bận gì cũng lo thu vén đi mua mấy nải chuối, vài cân gừng tươi, chục ký nếp thơm, dăm mớ kiệu, đôi ký thịt heo, thịt bò và cả một con gà.

Ngày nay bánh mứt, hoa quả luôn sẵn có nhưng mạ tôi và hầu hết các bà các chị ở Huế vẫn chọn cách tự làm. Ngày 28 hoặc 29 Tết, ba tôi lo nồi bánh chưng bánh tét, mạ tôi ngào mứt, cô em út của tôi thì lo cắm bông lên mấy bàn thờ, còn tôi phận trưởng được giao dọn dẹp các bàn thờ trong ngoài phải tươm tất. Buổi tối, bên bếp lửa hồng của nồi bánh chưng, mạ tôi cẩn thận bắc cái lò than để ngào mứt. Có năm trời mưa lạnh, mấy anh em tôi ngồi co ro bên bếp lửa ngó mạ ngào mứt mà nhớ mãi cái mùi củi cháy thơm nồng, mùi mứt gừng thơm ngào ngạt và cả cái mùi áo len ngai ngái, thơm thơm mùi dầu tràm của mạ quện lấy nhau ấm áp, gần gụi đến khó quên.

Cái sự cúng kiếng ba ngày Tết của người Huế cũng thực sự cầu kì và nghiêm cẩn. Không nói đâu xa, ngay như nhà tôi, tuy đã giản lược đi nhiều nhưng trong ba ngày Tết, từ mùng Một đến mùng Ba, ngày nào cũng ba bữa cúng. Lễ không cần nhiều, có gì cúng nấy, sáng cúng, trưa cúng, chiều cúng. Mỗi lần cúng ba tôi lại cẩn thận khăn đóng áo dài, rửa tay, súc miệng, kính cẩn dâng hương, rót rượu, rót trà. Mỗi lúc như thế ông thường bắt anh em chúng tôi đứng cạnh để nghe ông hướng dẫn, giảng giải, nhiều lần rồi cũng biết thêm đôi chút về tục xưa.

Tết ở dân gian đã đành là vậy, Huế còn có cả lệ Tết trong cung đình. Những năm gần đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục dựng tổ chức nhiều nghi lễ Tết hoàng cung, phần để phục vụ du khách, phần phục vụ cho công tác phục dựng bảo tồn các nghi lễ xưa trong cung cấm vốn đã bị mai một từ lâu. Cái nghi lễ được phục dựng, tổ chức rất công phu và bài bản trong Đại Nội nên thu hút rất đông người đến xem.

Trong số các lễ ấy có lễ Thướng tiêu trong cung. Ngay từ tờ mờ sáng khi sương còn giăng kín mặt thành, ngoài cửa Hiển Nhơn mọi người đã tề tựu đông đủ. Phía trước là đội nhạc lễ trống chiêng tề chỉnh, tiếp theo sau có mấy viên quan mình mặc áo thụng xanh đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn. Sau cùng là hàng lính cấm vệ quân mặc áo chẽn vàng đỏ, đầu đội nón dấu, chân quấn xà cạp cùng nhau vác một cây tre to dài áng chừng hơn cả chục thước, đầu ngọn tre còn để nguyên túm lá có buộc cái lồng đèn bánh ú và lá cờ nhỏ hình tam giác.

Áng chừng đến giờ tốt, chiêng trống nổi lên, đoàn rước cây nêu tiến vô Đại Nội, khí thế rất trang nghiêm, hùng dũng. Đoàn đi mãi một lúc lâu thì vô tới Thế Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn. Nơi bãi cỏ trước sân Thế Miếu một hương án đã bày sẵn, khói hương nghi ngút. Bên hương án, các vị chức sắc mình vận áo lễ kính cẩn dân hương. Lễ xong thì đến giờ thướng tiêu. Cả chục người hò reo, kẻ đẩy người kéo một lúc sau thì dựng được cây nêu đứng thẳng giữa sân. Khi ngọn nêu cất cao tung bay trong gió ai nấy đều tỏ ra hân hoan phấn khởi. Vậy là Tết đã chính thức về nơi cung cấm.

Nghi lễ mùa xuân độc đáo khác còn có lễ đổi gác và tuần hành bảo vệ cấm cung. Ngay trước cửa Ngọ Môn, đội cấm vệ quân hàng ngũ chỉnh tề, gươm giáo tuốt trần, khí thế hùng dũng. Đi cùng với đó bao giờ cũng có đội nhạc lễ lo việc cử hành những bản nhạc lễ náo nhiệt. Đến giờ đổi gác, viên quản đội mình khoác cẩm bào, tay cầm kiếm tuốt trần chỉ thẳng lên trời cao hô to một tiếng: “Nhập nội”. Sau tiếng hô, đoàn lính rầm rập tiến vào thành qua lối cổng hông, vì cổng giữa chỉ dành cho vua. Nhìn đoàn cấm vệ quân hùng dũng tiến qua cổng thành cờ xí ngợp trời, chiêng trống lừng vang, ai nấy đứng xem đều tỏ vẻ thích thú xen lẫn kinh ngạc, nhất là mấy vị khách người ngoại quốc.

nho phong vi tet co do hinh 2

Cửa Hiển Nhơn trước giờ hành lễ Thướng tiêu. Ảnh: Thanh Hòa

Đoàn lính cứ thế diễu đi quanh điện Thái Hòa, vừa để cho khách tham quan, vừa ý chừng như đang diễn lại cái cảnh lính cấm vệ quân đang tuần hành bảo vệ thiên tử vui xuân như cách đây mấy trăm năm về trước.

Theo sử sách và người xưa kể lại thì nghi lễ ngày xuân trong cung cấm triều Nguyễn còn rất nhiều chuyện lạ. TS. Phan Thanh Hải – Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết thời Nguyễn các hoạt động lễ tiết trước và sau Tết Nguyên đán luôn được tổ chức rất trang trọng và chu đáo. Các nghi lễ thường có những đặc trưng riêng, được nâng lên thành điển lệ, nên thường nặng về phần lễ mà nhẹ về phần hội. Đây là điều khác với nghi lễ mùa xuân ở ngoài dân gian, thường chú trọng phần hội hơn phần lễ vì cốt để cho dân chúng có dịp được thỏa thích vui chơi sau một năm làm ăn vất vả.

Ngoài các nghi lễ, yến tiệc ngày xuân trong cung vua cũng rất xa hoa, cầu kỳ. Nguyên vật liệu ẩm thực trong hoàng cung được cung cấp từ 3 nguồn chính, đó là mua từ chợ ở kinh đô hay các vùng lân cận, do các địa phương cống nạp và mua từ nước ngoài.

Ngày xuân nói đến phong vị Tết truyền thống của người Huế và nhắc lại đôi chút chuyện Tết hoàng cung triều Nguyễn vừa để gợi lại cái không khí Tết truyền thống của Cố đô nay vẫn còn giữ được, vừa để tỏ cái đạo chăn dân của các bậc vua chúa xưa. Nhắc chuyện xưa, ngẫm chuyện nay, ai cũng muốn người làm quan thời nào cũng phải biết “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”. Ấy mới là phúc ấm của muôn dân.

Bài, ảnh: Thanh Hòa



Nguồn

Cùng chủ đề

Khách Tây vẽ tranh, thưởng thức Tết Việt trên tàu hỏa đêm giao thừa

TPO - Thay vì đón Tết truyền thống ở nhà, nhiều gia đình lựa chọn cùng nhau đi du lịch và trải nghiệm nhiều điều thú vị trên "chuyến tàu xuân", vào đêm giao thừa Tết Ất Tỵ năm 2025. 29/01/2025 | 11:23 TPO - Thay...

Trải nghiệm ngày Tết hai miền của thủ khoa tốt nghiệp đại học ở tuổi 35

(Dân trí) - Lưu An Tôn (SN 1990) là thủ khoa Trường Đại học Nguyễn Trãi (Hà Nội) khi sang tuổi 35. Anh từng có một trải nghiệm đặc biệt khi đón Tết ở cả hai miền Bắc và Nam. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Lưu An Tôn (Hà Nội) đã quyết định vào TPHCM học khóa huấn luyện phi công. Từ năm 2008 đến năm 2014, anh là phi công cho hãng hàng không Vietnam Airlines.Điều này đã...

Nồng ấm hương vị Tết truyền thống của người Azerbaijan tại Việt Nam

Lần đầu tiên Đại sứ quán Azerbaijan và Đại sứ quán Kazakhstan tại Việt Nam phối hợp cùng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Tết cổ truyền Novruz.

Trung Quốc tái hiện Tết thời nhà Đường, giới trẻ thích thú trải nghiệm

Nhà Đường là một trong những triều đại cường thịnh nhất trong lịch sử Trung Quốc. Không chỉ hùng mạnh về kinh tế, thời kỳ này Trung Quốc còn phát triển rực rỡ mặt văn hoá và ngày càng hoàn thiện hơn vào triều đại này.Du khách Lan Lan cho biết: "Có thể thấy vào thời nhà Đường, các hoạt động đón Tết không chỉ được tổ chức trong cung điện mà còn trên các con phố, ngõ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Độc đáo nghề đục mõ tại xứ Huế

(CLO) Lẫn trong tiếng mưa rơi nặng hạt trên mái tôn là tiếng đục đẽo và thi thoảng là tiếng mõ cốc cốc đều đều vọng lên giữa không gian thanh vắng của khu xóm nhỏ nằm khá hẻo lánh trên một vùng đồi thuộc tổ 11, khu vực 6, phường...

Ý nghĩa việc Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi

(CLO) Theo dân gian xưa, việc “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” nói lên ý nghĩa khái quát một phong tục lâu đời. Xuất phát từ nhu cầu và thực tế cuộc sống, phong tục này còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tâm linh sâu sắc khác. ...

Bắc Cực đang dần trở thành ‘nhà máy’ thải carbon

(CLO) Băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang tan, giải phóng hàng tỷ tấn carbon vào khí quyển. ...

Hố tử thần ‘nuốt chửng’ một xe tải ở Nhật Bản đang mở rộng

(CLO) Chính quyền Nhật Bản đã yêu cầu hàng trăm cư dân gần Tokyo sơ tán sau khi một hố sụt rộng hơn 40 mét xuất hiện tại một ngã tư, cản trở lực lượng cứu hộ tiếp cận một tài xế xe tải lớn tuổi bị mắc kẹt khi chiếc...

Sôi nổi Lễ hội bơi trải đền, chùa Ngọ Dương ngày mùng 3 Tết

(CLO) Chiều 31/1 (tức mùng 3 tháng Giêng, năm Ất Tỵ), Lễ hội bơi trải đền, chùa Ngọ Dương - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tổ chức khai mạc tại phường An Hoà, quận An Dương, TP Hải Phòng. ...

Bài đọc nhiều

Khách lì xì con gái 500k, tôi nên lì xì cho 2 đứa con của họ bao nhiêu? Người EQ cao ứng xử vừa...

Lì xì ngày Tết thế nào cho khéo, để vừa vui trẻ con, vừa không mất lòng người lớn?. ...

Những lời chúc năm mới Ất Tỵ hay và ý nghĩa gửi đến người thân, đồng nghiệp và thầy cô

Trước thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, Tuổi Trẻ Online giới thiệu đến bạn đọc những lời chúc năm mới ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè, thầy cô để cùng nhau bước sang năm Ất Tỵ sức khỏe, tài lộc và hạnh phúc. ...

Bất chấp DeepSeek, Zuckerberg thề chi hàng trăm tỷ USD cho AI

DeepSeek gây bất ngờ với mô hình ngôn ngữ lớn chất lượng cao, chi phí thấp. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg vẫn cam kết duy trì chi phí đầu tư 'khủng' cho AI. Thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào hoảng loạn hôm 27/1 sau khi startup DeepSeek của Trung Quốc bất ngờ nổi tiếng nhờ phát triển mô hình ngôn ngữ lớn với chi phí thấp. Cổ phiếu Nvidia giảm 17%, làm “bốc hơi” gần 600 tỷ USD vốn hóa. Tuy...

Cùng chuyên mục

Về quê ngày Tết, nhớ bữa cơm đậm đà tình thương của nội

Tôi nhớ nội, nhớ dáng bà lụm cụm, hơn 90 tuổi vẫn lọc cọc ra chợ Cũ từ sáng sớm, chọn từng con cá, quả cà, làm mắm sắt, cho con cháu về ăn Tết. Nhớ thuở còn thơ, ba chở cả nhà về...

Hành trình tìm kiếm siêu vật liệu tàng hình

Các quân đội trên thế giới đã nghiên cứu trong nhiều thập kỷ để nâng cao khả năng tàng hình của những nền tảng vũ khí, như máy bay chiến đấu trở nên khó phát hiện với radar. Tuy nhiên, công nghệ tàng hình hiện tại vẫn còn nhiều thiếu sót và những vũ khí này vẫn có thể bị phát hiện nếu dò đúng bước sóng. Bên cạnh thiết kế khí động học để phản xạ sóng ít nhất, các...

Hội họa Công Quốc Hà

Công chúng yêu nghệ thuật sẽ nhớ mãi một hội họa Công Quốc Hà với những bức tranh vẽ phố và phụ nữ mang đậm một tinh thần Hà Nội. Cũng như một người làm cho nghệ thuật sơn mài trở lên hiện đại và lấp lánh. ...

Khơi nguồn sống xanh, Net Zero thêm gần

Dự án Việt Nam Xanh do báo Tuổi Trẻ cùng Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) khởi xướng và tổ chức từ đầu năm 2024 đã diễn ra với hàng loạt hoạt động mang tính lan tỏa, trong đó điểm nhấn là Ngày hội Việt Nam Xanh. ...

Từng lo sợ trước sinh nhật tuổi 50, 4 điều đã xảy ra giúp cuộc đời tôi thay đổi, bình yên lúc về già

Nhiều người lo lắng, khủng hoảng trước ngưỡng tuổi trung niên. Điều gì sẽ giúp bạn hạnh phúc và tự tin hơn trong nửa sau của cuộc đời? ...

Mới nhất

Vị thế nhà giáo

Sau gần 20 năm ấp ủ và một quãng thời gian chuẩn bị, năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo trình lần đầu tiên được trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong phiên thảo luận tại tổ Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo: “Phải làm sao để Luật Nhà giáo ra...

Vì sao chúng ta chưa gặp được người ngoài hành tinh?

(NLĐO) - "Mọi người đâu rồi?" câu nói của vật lý lỗi lạc Enrico Fermi hồi thế kỷ 19 đã tóm tắt "nghịch lý Fermi" trong cuộc...

Thủ tướng dự lễ khởi công cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một

(NLĐO) - Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương, có tổng chiều dài khoảng 52...

Đẩy nhanh tiến độ GPMB, phục vụ thi công dự án đường Vành đai 2,5

Tuyến đường huyết mạch của Thủ đô Thời gian qua, quận Thanh Xuân đã tập trung đầu tư các trục đường, tuyến phố trọng điểm, huyết mạch trên địa bàn. Với định hướng “giao thông đi trước, mở đường”, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, quận tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển...

Hội họa Công Quốc Hà

Công chúng yêu nghệ thuật sẽ nhớ mãi một hội họa Công Quốc Hà với những bức tranh vẽ phố và phụ nữ mang đậm một tinh thần Hà Nội. Cũng như một người làm cho nghệ thuật sơn mài trở lên hiện đại và lấp lánh. ...

Mới nhất

Vị thế nhà giáo

Hội họa Công Quốc Hà