Trang chủChính trịQuân sựNhìn lại cuộc chiến, nghĩ về hòa bình

Nhìn lại cuộc chiến, nghĩ về hòa bình


Mẹ tôi luôn dặn dò các con như vậy! Tôi cứ nghĩ tại sao cha là Việt Minh chống thực dân Pháp, mà lại không được nhắc đến; cũng như ông cố tổ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân của chúng tôi, một chiến sĩ yêu nước kiên cường chống Pháp, người bị thực dân Pháp chặt đầu, mà sau này dưới ách thực dân và chính quyền tay sai của Pháp, gia đình nội của mẹ tôi mỗi lần đi thăm mộ phải lén lút trong đêm?!

Khi đã bước vào tuổi thanh niên, là học sinh của một trường trung học, tuy sống trong sự kềm kẹp, hà khắc của công an, cảnh sát, cùng hệ thống chính quyền xã, ấp của chế độ Sài Gòn, từng bước tôi đã hiểu được tính chính nghĩa của Việt Minh trước đây cũng như Việt Cộng mà Mỹ và chế độ Sài Gòn đặt ra để chỉ những người yêu nước ở miền Nam.

Vào thời điểm này, được tiếp xúc với cha, cùng các chú, các anh là chiến sĩ Quân giải phóng, tôi tiếp thu được nhiều thông tin về cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam. Tôi hiểu rằng: chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ đang trên đà phá sản, nhất định Mỹ sẽ đưa quân vào miền Nam. Tình hình này càng thôi thúc tôi sớm ra chiến khu và tham gia Quân giải phóng. Và tôi đã thực hiện được ước vọng của mình, đúng thời điểm Mỹ đưa quân trực tiếp chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Trước nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn, Mỹ đã chuyển chiến lược chiến tranh đặc biệt sang chiến lược chiến tranh cục bộ.

Qua hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 mà tôi đã được chứng kiến trên chiến trường Đông Nam bộ, tôi thấy rõ, Mỹ đã không thực hiện được mục tiêu “tìm và diệt”. Đặc biệt, trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966 – 1967, mà đỉnh điểm là cuộc hành quân Junction City ở Đông Nam bộ cùng những chiến trường khác trên toàn miền Nam, Mỹ đã thất bại.

Cũng như bao chiến sĩ Quân giải phóng trên chiến trường miền Đông Nam bộ, tôi đã chiến đấu trực tiếp với quân Mỹ. Chính thực tiễn này, đã giúp tôi hiểu được: sức mạnh của quân đội Mỹ là có hạn.

Tôi nhớ mãi lời động viên đầy tâm huyết của một đồng chí lãnh đạo Quân giải phóng: phải có cặp mắt nhìn xuyên qua ác liệt thì mới thấy được thắng lợi. Các chiến sĩ của chúng ta ở thời điểm đó, quả thật đã thể hiện xứng đáng quyết tâm, ý chí, lòng dũng cảm – quyết chiến, quyết thắng.

Giữa lúc quân đội Mỹ đang bế tắc về chiến lược, cuộc tiến công Mậu Thân 1968 nổ ra. Chúng ta xuống đường “trong sự hồ hởi, phấn khởi để giải phóng miền Nam”. Được trực tiếp chiến đấu đánh vào Sài Gòn, cả đợt một và đợt hai (tháng 5.1968), tôi thấy rõ sự dũng cảm, hy sinh của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ chúng ta. Có lúc tôi và nhiều đồng đội khác ở vào tình thế hết sức hiểm nghèo, nhưng tất cả một lòng, một dạ dấn thân vì sự nghiệp giải phóng miền Nam. Đến nay vẫn còn văng vẳng bên tai tôi lời kêu gọi của đồng chí chính ủy Trung đoàn: “Chúng ta là quân cách mạng, chỉ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng trên chiến trường. Không từ bỏ vũ khí. Và không đầu hàng”. Tình cảm và ý chí cách mạng lúc đó sao mà thiêng liêng đến vậy!

Về cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968, các học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử quân sự chính trị trong và ngoài nước (kể cả chính trị gia Mỹ) đã bàn nhiều về sự thất bại của Mỹ. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, ta bị thiệt hại khá nặng nề (đặc biệt là các cuộc phản kích ác liệt sau đó của địch trên chiến trường từ vùng ven các thành phố, thị xã đến khu vực trung tuyến và địa bàn rừng núi), sao có thể nói đó là thắng lợi?

Trong dịp được tham gia làm bộ phim tài liệu “Nhớ về Sài Gòn Mậu Thân 1968” tôi có phát biểu về ý nghĩa thắng lợi của sự kiện lịch sử này. “Tôi nghĩ không có một chiến thắng nào mà không trải qua ác liệt, hy sinh. Mậu Thân 1968 là một trong những điển hình đó, cái chúng ta được lớn nhất cần ghi nhận đầy đủ chính là vấn đề chiến lược. Mỹ nhận ra rằng, không thể thắng Việt Nam trong cuộc chiến tranh này, phải “xuống thang” và phải tính phương cách khác, không thể trực tiếp tác chiến với chúng ta. Phải chuyển chiến lược, từ chiến lược chiến tranh cục bộ sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Và hệ quả của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh như thế nào, lịch sử đã minh chứng; sự kiện lịch sử 30.4.1975 đã nói rõ điều đó”.

Nhìn lại lịch sử từ sau Mậu Thân 1968 đến ngày giành thắng lợi hoàn toàn 30.4.1975, chúng ta càng thấy Đảng ta đã thấm nhuần sâu sắc tư tưởng chiến lược của Bác Hồ. Chúng ta đã “vừa đánh, vừa đàm” vừa củng cố, xây dựng lực lượng, liên tục tiến công địch trong tình thế Mỹ phải lần lượt rút quân. Cũng như bao chiến sĩ khác trong đơn vị tôi vô cùng lo lắng trước diễn biến của cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà NộiHải Phòng cuối năm 1972; và có niềm phấn khích tột cùng khi quân dân ta tạo ra một “ Điện Biên Phủ” trên không, buộc Mỹ phải ký kết hiệp định Paris kết thúc sự dính líu tại Việt Nam. Không còn chỗ dựa, chế độ và quân đội Sài Gòn đã nhanh chóng sụp đổ trước sức tiến công của quân và dân ta trong Đại thắng mùa xuân năm 1975.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta mà đỉnh cao có tính quyết định là Đại thắng Mùa Xuân 1975 có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Là một trong những cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta định ra chủ trương, đường lối đúng đắn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hòa bình thống nhất đất nước.

Song các thế lực thù địch, chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn với mưu đồ chiến lược của riêng họ đã hậu thuẫn, chỉ đạo bọn phản động Pôn Pốt, Iêng Xa ry tiến hành chiến tranh xâm lược trên biên giới Tây Nam của đất nước ta. Thất bại trong chiến lược này, chúng không ngần ngại mở cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc. Với chiêu bài láo xược “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Có mặt vào thời điểm lịch sử trên chiến trường biên giới phía Bắc của Tổ quốc; tôi đã tận mắt nhìn rõ tội ác của quân xâm lược, và lòng căm thù của đồng bào ta, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Trong bối cảnh chúng ta phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược ở cả biên giới Tây Nam và phía Bắc, Mỹ cấu kết với chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn bao vây cấm vận gây thêm biết bao khó khăn cho chúng ta.

Đất nước ta đã trải qua cuộc đấu tranh trường kỳ chống xâm lược. Ước vọng lớn nhất của mỗi chúng ta là giữ gìn hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Trước tình hình quốc tế, khu vực có những biến đổi sâu sắc như hiện nay, chúng ta luôn kiên trì chính sách nhất quán hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với tất cả các nước. Đối với chúng ta, Mỹ và Trung Quốc đều là đối tác “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” trong sự đan xen những mâu thuẫn cùng nhiều sự khác biệt. Chúng ta có quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Trung Quốc cùng nhiều nước khác tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập sâu rộng cùng cộng đồng quốc tế. Đây là kết quả của đường lối đổi mới của Đảng ta trong hơn 30 năm qua.

Nỗ lực phấn đấu vì hòa bình, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cùng có lợi là phương sách để giữ gìn hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước bền vững. Tôi nghĩ đó là điều cần suy ngẫm thật sâu sắc cho hiện nay và mãi mãi sau này. Đó cũng chính là khát vọng, và làm sâu sắc thêm niềm tự hào dân tộc về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như Đại thắng Mùa Xuân năm 1975.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nhin-lai-cuoc-chien-nghi-ve-hoa-binh-185948487.htm

Cùng chủ đề

Thầy trò khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tham dự chương trình “Cảm xúc tháng 10”

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, thầy và trò các thế hệ tại khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ cùng tham gia biểu diễn trong chương trình nghệ thuật đặc biệt Cảm xúc tháng 10 tổ chức tối 4-10, tại Hà Nội. Ngày 23-9, chia sẻ với báo chí, TS-NSND Quốc Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt...

Dâng hương tưởng niệm 150 năm ngày mất của danh nhân Đặng Huy Trứ

Đây là hoạt động văn hóa, giáo dục, đồng thời là dịp để tri ân và tưởng nhớ đến những cống hiến to lớn của danh nhân Đặng Huy Trứ cho quê hương và đất nước. Theo Bảo tàng lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Đặng Huy Trứ...

Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva

Cách đây 70 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Hiệp định Geneva là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, từ chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947 đến Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 và Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Việc buộc thực dân Pháp và các bên có liên...

Tiếp tục khẳng định tầm vóc và ý nghĩa to lớn của Chiến dịch và Chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa...

Đây là sự kiện ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2024). Hội thảo diễn ra với ba chủ đề: Điện Biên Phủ- Điểm hẹn lịch sử; Những con người làm nên...

Xuất bản sách “Điện Biên Phủ

Đúng dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử.Thông qua hàng trăm bức ảnh được sưu tầm và lựa chọn công phu, chân thực,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to kèm theo gió lớn đã khiến hàng loạt chậu quất, đào ở điểm bán cây cảnh đổ la liệt. Nhiều tiểu thương ở Hà Tĩnh co ro trong gió rét chờ khách đến mua. Ngày 26/1 (tức 27 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các khu vực trong tỉnh Hà Tĩnh. Tại TP Hà Tĩnh xảy ra mưa to, gió lớn khiến hàng trăm chậu đào, quất cảnh ngã đổ la liệt. Nhiều tiểu...

Dự báo thời tiết ngày mai 27/1/2025: Miền Bắc mưa rét, có nơi dưới 3 độ

Dự báo thời tiết 27/1/2025 (28 tháng Chạp), do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, miền Bắc và Bắc Trung Bộ rét đậm, rét hại, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ. Khu vực Hà Nội có mưa vài nơi, nhiệt độ từ 10 - 17 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi...

Bánh mì Việt một lần nữa được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới gọi tên

Mới đây trong bảng xếp hạng 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới của chuyên trang Taste Atlas, ẩm thực Việt Nam được vinh danh với nhiều cái tên quen thuộc. Với 4,6/5 sao, bánh mì Việt Nam xếp thứ 2 trong danh sách 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world), được Taste Atlas công bố giữa tháng 1. Trang này ca ngợi bánh mì là "di sản" của ẩm thực...

Tàu thuyền về cảng nghỉ Tết đầy ắp tôm cá, chủ tàu bỏ túi trăm triệu

Những con tàu đầy ắp hải sản tấp nập cập cảng Lạch Vạn (Nghệ An) những ngày cuối năm, mang lại thu nhập cao cho ngư dân để đón một cái Tết đầm ấm, an vui. Cảng cá Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) là một trong 5 cáng cá lớn nhất tỉnh Nghệ An. Nơi đây có khoảng 1.000 tàu cá của ngư dân địa phương thường xuyên ra vào, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động...

Thêm một số tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD-ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026. Cụ thể, môn thi được chọn là Ngoại ngữ, bao gồm một trong các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc. Thí sinh sẽ làm bài thi dưới dạng...

Bài đọc nhiều

Tách khỏi “cái ta” cộng đồng, “cái tôi” sáng tạo dễ bị lạc lối – Bài 3: Sống cùng dân và tựa vào văn...

“Chúng ta rất cần tôn trọng quyền tự do sáng tạo nhưng phải luôn quan tâm bồi dưỡng tư tưởng chính trị, quan điểm, lập trường đúng đắn cho văn nghệ sĩ. Lịch sử văn chương nghệ thuật cho thấy, các văn nghệ sĩ lớn luôn tự do sáng tạo theo một xu hướng, trường phái nhất định. Xu hướng, tình cảm...

Trung tướng Trịnh Văn Quyết chủ trì Phiên họp Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ Quốc phòng

Sáng 16-6, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng tổ chức Phiên họp 6 tháng đầu năm 2023. Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc...

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Học Bác tác phong, lề lối làm việc

Thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn...

Chủ tịch Thượng viện Bỉ sắp thăm chính thức Việt Nam

Theo thông cáo từ Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội: Chủ tịch Thượng viện Bỉ Stephanie D'Hose. Ảnh: senate.be Nhận lời mời của...

Giá trị bền vững của học thuyết Marx về hình thái kinh tế

Sinh thời, Marx có nhiều công trình khoa học mang tính tổng kết sâu sắc toàn bộ lịch sử loài người, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đặc biệt là nghiên cứu về hình thái kinh tế-xã hội (KT-XH)-một học thuyết có giá trị làm nên sức sống trường tồn của Chủ nghĩa Marx. Lý luận về hình thái KT-XH được Marx luận giải cả trong triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Đừng tạo niềm vui từ nỗi buồn của người bán hoa Tết

Việc cố tình đợi đến 29 - 30 Tết mới mua hoa Tết để ép giá các thương nhân là điều không nên, cần tránh trên cả phương diện phong tục lẫn đạo đức... Những ngày cận Tết, giữa không khí hối hả và cái lạnh len lỏi của mùa đông Hà Nội, câu chuyện về...

Giá trong nước đi ngang

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 27/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 26/1/2025 giá cà phê Robusta...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà Tết tại Cần Thơ

Ngày 26/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường cùng đoàn công tác Trung ương thăm, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025 tại TP Cần Thơ. ...

Hà Nội đề xuất tăng 1,5-2 lần mức phạt vi phạm giao thông so với Nghị định 168

UBND TP Hà Nội vừa đề xuất dự thảo và lấy ý kiến nhân dân về việc nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/CP đối với 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. ...

Mới nhất

Giá trong nước đi ngang