Trang chủNewsThời sựNhiều vụ án đã được BCĐ tham nhũng tỉnh Thanh Hóa chỉ...

Nhiều vụ án đã được BCĐ tham nhũng tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo giám sát


Tiếp tục phát huy vai trò

Sáng ngày 26/10, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thanh Hóa (BCĐ phòng chống tham nhũng) đã chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo, để đánh giá hoạt động của Ban từ sau phiên họp thứ 4 đến nay.

Đồng thời, định hướng nhiệm vụ trong thời gian tới và cho ý kiến chỉ đạo giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thành viên Ban Chỉ đạo; bộ phận giúp việc cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; đại diện Ban Nội chính Trung ương.

Theo đó, từ sau phiên họp lần thứ 4 (ngày 26/7/2023 đến nay), Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh tiếp tục đi vào nề nếp, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh, đạt được kết quả quan trọng.

Ban Chỉ đạo đã quán triệt nghiêm túc, đầy đủ các chủ trương chỉ đạo của Trung ương, trong đó ban hành 23 văn bản để cụ thể hóa và chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện các Kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương và của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương.

Sự kiện - Nhiều vụ án đã được BCĐ tham nhũng tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo giám sát

Quang cảnh phiên họp thứ 5, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: TTV). 

Về công tác kiểm tra, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thành lập và triển khai 2 Đoàn kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, kinh tế, tiêu cực đối với 6 cơ quan, đơn vị. Chỉ đạo Thanh tra tỉnh xử lý dứt điểm các sai phạm đã được chỉ ra tại các kết luận thanh tra.

Các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các sai phạm nhằm chấn chỉnh, xử lý. Đặc biệt, việc xử lý tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh. Các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải quyết.

Phát biểu tại phiên họp, ông Đỗ Trọng Hưng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh khẳng định những kết quả quan trọng từ sau phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo đến nay, đồng thời ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các thành viên Ban chỉ đạo trong việc triển khai các nhiệm vụ công tác.

Trong đó nhấn mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng hết sức khó khăn, phức tạp, mục tiêu cao nhất là để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, vì sự ổn định và phát triển, củng cố niềm tin của Nhân dân.

Do vậy, nhiệm vụ này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kiên trì, kiên quyết, đảm bảo nghiêm minh, nhưng cũng phải hết sức khách quan, vô tư, chặt chẽ, thận trọng và xử lý các vấn đề một cách nhân văn, như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đồng thời, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu thời gian tới, Ban Chỉ đạo, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cấp ủy, địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tạo chuyển biến toàn diện trên các lĩnh vực từ công tác phòng ngừa, ngăn chặn đến công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; với phương châm “tích cực, chủ động”, “phòng ngừa là cơ bản, lâu dài”, “phát hiện xử lý tham nhũng là biện pháp cấp bách”, nhằm giữ vững kỷ cương, phép nước; tạo sự răn đe, cảnh tỉnh, phòng ngừa chung.

Sự kiện - Nhiều vụ án đã được BCĐ tham nhũng tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo giám sát (Hình 2).

Ông Đỗ Trọng Hưng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thanh Hóa phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (BTH)

Theo đó, thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực mang tính đồng bộ, kiên trì; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. 

Cùng với đó, tiếp tục chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội có nhiều dư luận.

Nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra, thanh tra để phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ, nơi nào để cấp trên kiểm tra, thanh tra phát hiện tham nhũng, tiêu cực thì phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu.

Đồng thời, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử, xử lý dứt điểm đối với các vụ việc, vụ án diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; xử lý nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật Đảng với xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Có giải pháp đồng bộ, thiết thực để nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ việc, vụ án hình sự về tham nhũng.

Tập trung chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt”. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, báo chí, truyền thông trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trên tinh thần đó, Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo cần chuẩn bị tốt các điều kiện để tổng kết năm 2023 và xây dựng kế hoạch công tác năm 2024 sát với tình hình, nhiệm vụ của tỉnh.

Thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/5/2022 của Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tại phiên họp ngày 30/5/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã thống nhất quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (BCĐ) tỉnh Thanh Hóa chỉ chưa đầy 1 tháng sau Nghị quyết 16 của Trung ương.

 

Theo đó, Ban chỉ đạo gồm 15 thành viên, do ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban. Các thành viên Phó ban chỉ đạo gồm các ông Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và 4 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Lê Quang Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Trần Phú Hà, Giám đốc Công an tỉnh, làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo. Đồng chí Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy được phân công làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Thành viên Ban Chỉ đạo còn lại bao gồm: Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Chánh Thanh tra tỉnh; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp và Phó Trưởng ban thường trực Ban Nội chính Tỉnh uỷ.

Sự kiện - Nhiều vụ án đã được BCĐ tham nhũng tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo giám sát (Hình 3).

Ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Sau khi thành lập, Ban Chỉ đạo đã nhanh chóng tập trung nghiên cứu nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo thực hiện theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Qua đó, Ban chỉ đạo đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo và quy định về chế độ báo cáo, quan hệ công tác với các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo, chỉ trong 6 tháng cuối năm 2022 và quý I/2023, công tác đấu tranh phát hiện, xử lý tham nhũng được Ban Chỉ đạo đẩy mạnh. Các cơ quan chức năng đã tiến hành nhiều cuộc thanh kiểm tra giám sát, đã phát hiện nhiều hành vi tham nhũng tiêu cực, trong đó có nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm tới mức khởi tố hình sự. Theo đó, Cơ quan điều tra đã thụ lý 41 tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố về tham nhũng tiêu cực. Qua đó, khởi tố 33 vụ và 69 bị can về các tội tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, đáng chú ý, có 15 vụ được đưa vào diện theo dõi chỉ đạo của Ban chỉ đạo.

Đối với 15 vụ việc thuộc diện chỉ đạo, theo dõi trực tiếp của Ban chỉ đạo, đây là những vụ việc tham nhũng tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm và có nhiều khó khăn vướng mắc trong qua trình điều tra xử lý. Điển hình như vụ việc liên quan sai phạm tại dự án Hạc Thành Tower, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án và cá nhân liên quan. Trong đó, có cả cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng, cho thấy sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo, hoạt động của Ban chỉ đạo. 

Sự kiện - Nhiều vụ án đã được BCĐ tham nhũng tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo giám sát (Hình 4).

Vụ án liên quan sai phạm tại dự án Hạc Thành Tower, là một trong những vụ thuộc diện theo dõi của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực tỉnh Thanh Hóa.

Qua trao đổi với Người Đưa Tin về công tác hoạt độngđại diện lãnh đạo Ban Nội Chính Tỉnh ủy Thanh Hóa, là đơn vị Thường trực của Ban chỉ đạo cho biết, từ khi thành lập, Ban chỉ đạo cũng đã dần khẳng định được vai trò của Ban trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Qua chỉ đạo, các cấp Ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị đã nghiêm túc quán triệt, thực hiện nghiêm túc đầy đủ các quy định của Đảng, pháp luật cùa Nhà nước về phòng chống tham nhũng tiêu cực.

Theo đó, các cấp chính quyền, đơn vị đã cụ thể hóa các chủ trương giải pháp về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kết luận Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực cùng các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng, tiêu cực…

Qua đó, đã tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiểm toán vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng tiêu cực. Nhiều hành vi phạm tội của cán bộ, đảng viên bị phát hiện đã xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật của Nhà nước.

Tuy nhiên, cũng theo vị đại diện Ban Nội chính Tỉnh ủy, song song với việc xử lý nghiêm minh, công tác tuyên truyền cũng luôn được Ban chỉ đạo đẩy mạnh, cùng với việc triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, từ đó góp phần uốn nắn, giáo dục giảm thiểu những ý đồ, hành vi tham nhũng, tiêu cực trong tầng lớp cán bộ, lãnh đạo, đảng viên trên địa bàn.

Việt Phương





Nguồn

Cùng chủ đề

Sắp xếp đơn vị hành chính: Không để xảy ra ‘chạy chọt’ trong công tác cán bộ

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ khi sắp xếp bộ máy là một trong những nội dung trọng tâm được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đưa ra. Ngày 25/3, Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tổ chức cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về kết...

Từ đầu năm đến nay đã kỷ luật 4 cán bộ diện Trung ương quản lý

Từ đầu năm đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý kỷ luật 4 cán bộ diện Trung ương quản lý. Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hôm nay tổ chức họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện các kết luận của Tổng Bí thư từ sau phiên họp 27 của Ban chỉ đạo đến...

“Lên danh sách” một số vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí

(NLĐO) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực bổ sung một số vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo ...

Bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Kinhtedothi - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Công văn số 1487-CV/TU về việc quán triệt, tổ chức thực hiện Quy định số 231-QĐ/TW ngày 17/1/2025 của Bộ Chính trị. Theo đó, ngày 17/1/2025, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 231-QĐ/TW về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (kèm theo Quy định số 231-QĐ/TW). Để tổ chức thực hiện Quy định số...

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP HCM kết thúc theo dõi, chỉ đạo 4 vụ án

(NLĐO) - Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của TP HCM được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả hơn

VOV.VN - Hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên khẳng định nỗ lực phấn đấu thúc đẩy, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng  Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ...

Việt Nam vẫn có 6 tỉ phú USD, những vị nào năm qua gia tăng tài sản?

Năm 2024 đã khép lại, Việt Nam vẫn duy trì 6 cái tên trong bảng xếp hạng tỉ phú USD, theo dữ liệu cập nhật trên Forbes. Trong đó, có tỉ phú tăng thêm tài sản ròng, ngược lại có những đại gia bị suy giảm tài sản. Ông Phạm Nhật Vượng - tỉ phú giàu nhất Việt Nam - xuất hiện cùng hai con trai tại lễ trao giải thưởng VinFuture - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Theo dữ liệu trên Forbes, 6 tỉ...

Hà Nội tiếp tục tăng nhiệt đến 28 độ, rồi lại đón không khí lạnh mạnh

Miền Bắc tiếp tục có nắng và tăng nhiệt nhanh cho đến đầu tuần tới (3/3), với mức cao nhất ở Hà Nội là 28 độ; sau đó lại đón không khí lạnh mạnh vào khoảng 4-5/3, gây mưa 2-3 ngày và trời rét kéo dài. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 1-2 ngày tới, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ...

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi

Thành viên CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh Gia Lai là những hội viên Hội Nhà báo Việt Nam công tác tại các cơ quan báo chí, các sở, ngành địa phương đã nghỉ hưu tự nguyện tham gia CLB. Ngoài ra, theo quy chế tổ chức và hoạt động, những nhà báo cao...

Còn khó khăn, vướng mắc trong triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia luôn là nhiệm vụ trọng tâm, thường kỳ của Chính phủ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Dựng lại đền thờ chúa Tiên Nguyễn Hoàng tại làng An Nha

VHO - Ngày 16.4, UBND xã Gio An, huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) đã tổ chức động thổ xây dựng đền thờ chúa Nguyễn Hoàng. Công trình có kinh phí khoảng 2 tỉ đồng, được huy động từ nguồn xã hội hóa. Ông Nguyễn Văn Song, Chủ tịch UBND xã Gio An cho biết: ý tưởng xây dựng...

Tiếp nối hành trình khám phá nền văn hóa tiền sử Tây Nguyên

VHO - Ngày 16.4, Sở VHTTDL Đắk Lắk cho biết, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Quyết định số 1067/QĐ-BVHTTDL, cho phép khai quật khảo cổ học lần thứ 4 tại di chỉ Thác Hai, tọa lạc ở thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Quyết định này đánh dấu...

Đổi mới sáng tạo là bộ “gen” quyết định vị thế tiên phong của doanh nghiệp

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam do Cục Xúc tiến thương mại (XTTM)...

Việc ký kết KPA gia hạn PSC Lô PM3 CAA thêm 20 năm chính là lời khẳng định cụ thể và mạnh mẽ cho...

Trong hành trình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, có những dấu ấn hợp tác đã trở thành biểu tượng cho sự gắn bó chiến lược, hiệu quả...

Mới nhất