Trang chủNewsThế giớiNhiều UAV Nga bị bắn hạ ở Kiev, Israel phá hủy hệ...

Nhiều UAV Nga bị bắn hạ ở Kiev, Israel phá hủy hệ thống đường hầm then chốt



Ông Zelensky nói Nga đang “chậm lại’, Báo Mỹ nhận định về Hamas, Uzbekistan bất ngờ triệu hồi Đại sứ Nga… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(12.12) Các nhân viên cứu hộ Ukraine tới hiện trường sau khi các mảnh vỡ từ UAV Nga gây hư hại cho một số tòa nhà cao tầng ở Kiev. (Nguồn: Rubryka)
Các nhân viên cứu hộ Ukraine tới hiện trường sau khi mảnh vỡ từ UAV Nga gây hư hại cho tòa nhà cao tầng ở Kiev. (Nguồn: Rubryka)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Ukraine hạ hầu hết UAV Nga tấn công trong đêm: Ngày 22/12, thông báo trên tài khoản xã hội, không quân Ukraine ra cho biết đã bắn hạ 24/28 máy bay không người lái (UAV) của Nga tấn công vào Kiev trong đêm trước đó. Chính phủ Ukraine cho biết loại UAV được sử dụng lần này là Shahed do Iran sản xuất.

Theo tuyên bố từ phía Ukraine, các đợt tấn công đã khiến 2 người dân bị thương.

Trước đó, đêm ngày 21/12, còi báo động phòng không đã vang lên tại thủ đô Kiev và cư dân thành phố đã nghe thấy vài tiếng nổ lớn. Ngay sau đó, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak cho biết một tòa nhà chung cư đã bị đánh trúng, gây ra cháy tại một số tầng trên, và quận Solomianskyi tại thủ đô Kiev cũng chịu một số thiệt hại khác, nhưng không ghi nhận nạn nhân nào. (AFP/Reuters)

* Tổng thống Ukraine: Hoạt động quân sự của Nga đang chậm lại: Ngày 21/12, trong phát biểu trực tuyến hàng đêm, ông Volodymyr Zelensky nêu rõ: “Có một báo cáo riêng từ Cục tình báo quân sự Ukraine (HUR). Kế hoạch của đối thủ, hoạt động của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Có những tín hiệu cho thấy sự chậm lại”. (Reuters)

* Tân Ngoại trưởng Ba Lan đến Kiev: Ngày 22/12, các nguồn tin Ukraine cho biết Ngoại trưởng mới được bổ nhiệm của Ba Lan Radoslaw Sikorski đã đến thủ đô Kiev trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên.

Một quan chức cấp cao của Chính phủ Ukraine đã xác nhận chuyến thăm trên sau khi ông Sikorski đăng một bức ảnh, có vẻ như từ trung tâm thủ đô Kiev, lên mạng xã hội.

Đồng thời, Ngoại trưởng Ba Lan tuyên bố: “Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên; Đã có mặt ngay tại đây”.

Dự kiến, ông Sikorski sẽ gặp gỡ một số quan chức Ukraine, tập trung giải quyết tình trạng phong tỏa kéo dài một tháng ở khu vực biên giới giữa hai nước.

Chuyến thăm báo hiệu những hứa hẹn của Warsaw trong hỗ trợ Kiev, sau khi xuất hiện dấu hiệu căng thẳng gần đây dưới thời đảng cầm quyền trước đó. (AFP)

* Mỹ, Ukraine thảo luận nâng cao năng lực quân sự của Kiev: Ngày 21/12, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, Chuẩn tướng Patrick Ryder thông báo Bộ trưởng nước này Lloyd Austin và người đồng cấp Ukraine Rustem Umerov đã điện đàm.

Ông cho biết hai bên thảo luận về “những ưu tiên hỗ trợ an ninh” và tình hình mới nhất trên thực địa ở Ukraine. Theo thông cáo, người đứng đầu Lầu Năm Góc “đã cung cấp thông tin cập nhật về tiến độ của các liên minh năng lực” được thành lập trong khuôn khổ Nhóm liên hệ quốc phòng Ukraine (UDCG). Họ cũng đề cập đến việc lập kế hoạch cho các cuộc họp trong tương lai của nhóm liên lạc.

Cùng ngày, tờ New York Times (Mỹ) dẫn lời giới chức nước này và châu Âu cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã khởi động các cuộc thảo luận với đồng minh về việc sử dụng quỹ bị phong tỏa của Nga để viện trợ cho Ukraine. Động thái diễn ra vào thời điểm Thượng viện Mỹ vẫn không thể thông qua gói viện trợ mới dành cho Kiev, trong khi nguồn tiền sẵn có đang cạn kiệt. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Cửa ải lớn mà EU phải vượt qua nếu muốn kết nạp Ukraine

* Israel chỉ trích LHQ chậm trễ chuyển hàng cứu trợ Dải Gaza: Ngày 21/12, tiếp Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher đang có chuyến thăm Nhà nước Do Thái, Tổng thống Israel Isaac Herzog khẳng định: “Do sự thất bại hoàn toàn của Liên hợp quốc (LHQ) trong phối hợp với các đối tác khu vực khác, họ đã không thể đưa hơn 125 xe tải chở hàng viện trợ vào Gaza mỗi ngày”. Trước đó, Israel đã mở cửa khẩu Kerem Shalom để đẩy nhanh xét duyệt hàng hóa viện trợ.

Trong khi đó, LHQ và Ai Cập giải thích, chiến dịch của Israel khiến việc thường xuyên đưa hàng viện trợ vào Dải Gaza trở nên quá nguy hiểm. (Times of Israel)

* IDF phá hủy đường hầm lớn tại thành phố Gaza: Ngày 21/12, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phá hủy một mạng lưới đường hầm lớn của Hamas dưới Quảng trường Palestine ở thành phố Gaza. Hệ thống này kết nối tới nhà ở, văn phòng và nơi ẩn náu của các thủ lĩnh cấp cao Hamas, bao gồm thủ lĩnh cánh quân sự Muhammad Deif và Yahya Sinwar, quan chức hàng đầu của Hamas ở Gaza. Trong hệ thống có khu sinh hoạt, kho lương thực và nước uống, cho thấy kế hoạch của Hamas ẩn náu tại các địa điểm này trong thời gian dài. Theo IDF, mạng lưới đường hầm rộng lớn này đã được các thủ lĩnh cấp cao của Hamas sử dụng khi lực lượng này tấn công miền Nam Israel vào ngày 7/10. (Times of Israel)

* Hamas: Mục tiêu của Israel chắc chắn sẽ thất bại: Ngày 21/12, người phát ngôn của Lữ đoàn Ezzedine al-Qassam, ông Abu Obeida cho biết nỗ lực của Israel trong hơn 2 tháng qua nhằm tiêu diệt Hamas ở Gaza “chắc chắn sẽ thất bại”. Đồng thời, trong đoạn băng ghi âm, quan chức thuộc cánh quân sự của Hamas nhấn mạnh rằng việc trao trả thêm con tin phụ thuộc vào các nỗ lực ngừng bắn. (AFP)

* Tầm ảnh hưởng của Hamas ở Trung Đông tăng đáng kể: Ngày 21/12, CNN (Mỹ) dẫn báo cáo của tình báo Mỹ nhận định quyền lực và tầm ảnh hưởng của Hamas “tăng lên đáng kể” trong xung đột.

Theo đó, phong trào này đang thể hiện vai trò “nhóm vũ trang đơn độc chiến đấu chống lại” hành vi của Israel, vốn đang gây thương vong cho người dân Palestine. Đối với nhiều người ở Trung Đông, Hamas trở thành “người bảo vệ chính nghĩa của người Palestine và là một lực lượng hiệu quả trong nỗ lực chống lại Israel”.

Liên quan tới việc bỏ phiếu về nghị quyết liên quan tới Dải Gaza, các nguồn tin ngoại giao cho hay Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã một lần nữa hoãn cuộc bỏ phiếu về nghị quyết kêu gọi tạm dừng xung đột Israel-Hamas tới ngày 22/12. Đáng chú ý, việc trì hoãn diễn ra ngay cả khi Mỹ, quốc gia phản đối một số đề xuất trong quá trình soạn thảo nghị quyết, cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ nghị quyết này dưới hình thức hiện tại. (AFP/CNN/TASS)

* Jordan cảnh báo Israel gây ra “hậu quả thảm khốc”: Ngày 21/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến Jordan để thảo luận với Quốc vương Abdullah II về vấn đề viện trợ y tế và nhân đạo cho dân thường tại Dải Gaza. Đây là lần gặp gỡ thứ 2 giữa hai nhà lãnh đạo này từ khi xung đột Hamas-Israel nổ ra.

Trong cuộc hội đàm, Quốc vương Abdullah II cảnh báo việc Israel tiếp tục tấn công Dải Gaza sẽ gây ra “hậu quả thảm khốc” đối với khu vực. Ông cũng cho rằng thế giới cần gây sức ép buộc Israel chấm dứt chiến dịch quân sự ở Gaza và dỡ bỏ những trở ngại đối với viện trợ rất thiết yếu cho khoảng 2 triệu người Palestine ở vùng đất này, nơi nạn đói và bệnh tật đang lan nhanh.

Cuối tháng 10, Tổng thống Emmanuel Macron đã thăm Trung Đông để thể hiện tình đoàn kết với Israel. Tuy nhiên, sau đó Pháp đã thay đổi quan điểm và kêu gọi ngừng bắn tại Gaza. Trước khi đến Jordan, ông Macron tuyên bố quyền tự vệ của Israel không đồng nghĩa rằng nước này có thể “san phẳng Gaza”. (Reuters/TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky bi quan về một điều, từ chối tuyển thêm quân; Mỹ thừa nhận cạn nguồn hỗ trợ Kiev

Đông Nam Á

* Chuyên gia Trung Quốc cảnh báo về quan hệ Mỹ-Philippines: Mới đây, phát biểu tại một cuộc họp kín về quan hệ Trung Quốc-Philippines, ông Ngô Sĩ Tồn, Chủ tịch Trung tâm Hợp tác Hàng hải và Quản lý Đại dương Hoa Dương, cho rằng Philippines có thể đã đánh giá thấp khả năng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhà phân tích này cũng cảnh báo sự hợp tác an ninh “chưa từng có” của Manila với Washington sẽ gây rủi ro không chỉ cho mối quan hệ với Trung Quốc mà còn cả lợi ích của chính Philippines.

Nhà phân tích này lưu ý: “Điều kiện tiên quyết quan trọng để quan hệ Trung Quốc-Philippines ổn định trong tương lai là liên minh và hợp tác an ninh Mỹ-Philippines không được nhắm vào Trung Quốc”. (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Philippines và Trung Quốc đối thoại nhằm hạ nhiệt tranh chấp Biển Đông

Đông Bắc Á

* Nhật Bản nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí: Ngày 22/12, Nhật Bản đã nới lỏng các quy định nghiêm ngặt về chuyển giao trang thiết bị quốc phòng. Đây là thay đổi lớn đầu tiên trong hệ thống xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản kể từ năm 2014, thời điểm nước này dỡ bỏ chính sách cấm vận vũ khí được duy trì theo Hiến pháp từ bỏ chiến tranh của mình, diễn ra trong bối cảnh môi trường an ninh ngày càng nghiêm trọng do căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.

AFP đánh giá rằng đây là động thái để Tokyo cho phép bán các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot sản xuất trong nước cho Washington. (AFP/Kyodo)

* IAEA: Lò phản ứng thứ 2 của Triều Tiên đang hoạt động: Ngày 22/12, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra dự đoán lò phản ứng thứ hai tại cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên có thể hoạt động. Dựa vào hình ảnh vệ tinh, cơ quan này đã nhận thấy một lượng nước ấm thải ra từ lò trên. Trước đó, lò phản ứng hạt nhân đầu tiên Yongbyon, khu phức hợp hạt nhân chính của Triều Tiên, được ghi nhận là có công suất 5 megawatts và là nguồn cung plutonium duy nhất được biết cho các chương trình vũ khí của quốc gia Đông Bắc Á này.

Lò phản ứng thứ hai này là một lò phản ứng nước nhẹ. Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi nhắc lại việc “xây dựng và vận hành” một lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ đi ngược lại nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về Triều Tiên và lo ngại vì “một lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ có thể sản sinh plutonium trong nhiên liệu không phóng xạ của mình, và nó có thể được phân tách khi trong quá trình tái chế”. Tuy nhiên, kể từ khi bị chính phủ Triều Tiên trục xuất vào năm 2009, IAEA không còn các thanh sát viên hoạt động trên thực địa tại quốc gia này và chỉ có thể đưa ra các dự báo của mình dựa trên hình ảnh vệ tinh. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Thông điệp từ ICBM

Trung Á

* Uzbekistan triệu đại sứ Nga về vấn đề này: Tối 21/12, Bộ Ngoại giao Uzbekistan cho biết đã triệu Đại sứ Nga Oleg Malginov liên quan lời kêu gọi của một chính trị gia Nga về việc sát nhập nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây.

Trước đó trong tuần, nhà văn theo chủ nghĩa dân tộc Nga Zakhar Prilepin, đồng chủ tịch đảng đảng Nước Nga Công bằng – Vì Chân lý, đã cho rằng Nga nên sáp nhập Uzbekistan và các quốc gia khác có đông đảo công dân đến Nga làm việc.

Bộ Ngoại giao Uzbekistan khẳng định Tashkent “quan ngại sâu sắc” về những bình luận “khiêu khích”. Về phần mình, Đại sứ Malginov nhấn mạnh phát biểu của ông Prilepin không liên quan gì đến quan điểm chính thức của Điện Kremlin. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thảm kịch tại mỏ than ở Kazakhstan khiến hàng chục người thương vong, Tổng thống Putin gửi điện chia buồn

Châu Âu

* Nga: Anh không thể triển khai tàu chiến ở Biển Đen: Ngày 21/12, Đại sứ Nga tại Anh Andrey Kelin cho biết kế hoạch của Anh thiết lập liên minh hàng hải để hỗ trợ Ukraine ở Biển Đen sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình khu vực.

Nhà ngoại giao này nhấn mạnh: “Đó là một vấn đề chưa rõ ràng. Có thể cho rằng nó liên quan đến vấn đề bảo đảm an ninh mà Kiev hiện đang thảo luận với một số quốc gia. Rõ ràng, những bảo đảm này hầu hết chỉ nằm trên giấy chứ không thực tế. Ngay cả (Tổng thống Ukraine) Zelensky đã thừa nhận … vào đầu tuần này rằng không có yếu tố quân sự trong đó”. Ông nói rằng ngay cả khi London quyết định triển khai tàu chiến ở Biển Đen, họ sẽ không thể vào đó, do Công ước Montreux về Chế độ Eo biển và cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ với điều đó.

Quan chức Nga cũng lưu ý Anh từng tìm cách thành lập một liên minh xe tăng và liên minh hàng không cho Ukraine, song không mang lại kết quả nào. (TASS)

* Hungary tiếp tục ‘dội gáo nước lạnh’ về khả năng Ukraine gia nhập EU: Ngày 21/12, phát biểu trên đài truyền hình HIRTV, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết ông đã cố gắng thuyết phục các đồng nghiệp châu Âu trong hội nghị thượng đỉnh ở Brussels vừa qua rằng “không chỉ Ukraine chưa sẵn sàng trở thành thành viên mà Liên minh châu Âu (EU) cũng chưa sẵn sàng”. Song lãnh đạo các nước thành viên đã bỏ qua lời khuyên này và quyết định tiến hành các cuộc đàm phán gia nhập với chính quyền Kiev, điều được ông Orban mô tả là một “kế hoạch liều lĩnh”.

Theo quan điểm của ông Orban, Ukraine không đáp ứng các tiêu chí để trở thành thành viên EU vào thời điểm này. Ở chiều ngược lại, EU không có nguồn vốn dự phòng mà chắc chắn sẽ cần nếu Ukraine gia nhập. Nhà lãnh đạo này nhận định EU không thể đủ khả năng hỗ trợ tài chính dài hạn cho Ukraine từ ngân sách của mình và phải dự trữ nguồn vốn cho một số năm tới. Đó là lý do Hungary không ủng hộ sửa đổi ngân sách EU giai đoạn 2024-2027, vốn phân bổ 50 tỷ Euro để hỗ trợ tài chính dài hạn cho Ukraine. Ông nói: “Quyết định về 50 tỷ Euro sẽ được đưa ra vào thời điểm không ai biết tiền tuyến sẽ như thế nào sau hai tháng nữa”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Quốc hội Italy bác bỏ cải cách Cơ chế ổn định châu Âu khiến Brussels khó chịu

Trung Đông-châu Phi

* Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác quân sự với Trung Đông: Ngày 22/12, Văn phòng Tham mưu trưởng Quân đội Hàn Quốc thông báo, Tướng Park An Su đã thực hiện chuyến công du kéo dài một tuần tới Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Qatar để mở rộng hợp tác quân sự và công nghiệp quốc phòng. Theo thông cáo, Tướng Park An Su đã tới UAE ngày 16/12 trong khuôn khổ chuyến thăm 4 ngày và tới Qatar vào ngày 19/12 trong chặng dừng chân thứ 2.

Trong chuyến thăm nêu trên, ông Park An Su đã gặp gỡ, động viên lực lượng Hàn Quốc tại quốc gia này. Ông cũng gặp Thiếu tướng Saeed Rashid Al Shehhi, Tư lệnh Lục quân UAE, để thảo luận các cách mở rộng các cuộc tập trận chung và trao đổi nhân sự giữa quân đội hai nước. Hôm 19/12, Tướng Park An Su đã hội đàm với Tư lệnh Lục quân Qatar, Thiếu tướng Saeed Hussain Al Khayarin để trao đổi ý kiến về việc tăng cường quan hệ quân sự song phương và hợp tác công nghiệp quốc phòng. (Yonhap)





Nguồn

Cùng chủ đề

Điểm nóng Trung Đông có “đông lạnh”

Có những tín hiệu tích cực liên quan đến điểm nóng Trung Đông. Liên hợp quốc và nhiều nước lạc quan, đa số người dân Palestine và Israel ăn mừng. Nhưng đây đó vẫn còn hoài nghi. Thực hư, khả năng thế nào?

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Người dân tự hào khi được trải nghiệm vũ khí, khí tài quân sự hiện đại do Việt Nam sản xuất

TPO - Người dân háo hức đến xem, trải nghiệm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024; bày tỏ niềm tự hào khi Việt Nam sản xuất được nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại, đủ sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. TPO - Người dân háo hức đến xem, trải nghiệm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam...

Phát hiện ‘đường hầm’ bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khác

Một đội ngũ chuyên gia đã phát hiện đường hầm liên sao đầy bí ẩn, cho phép kết nối hệ mặt trời với những ngôi sao xa xôi của vũ trụ, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics. ...

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu. Tác động đến chi phí của doanh nghiệp Việt Theo bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban, Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư):...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Công tố viên Hàn Quốc yêu cầu tăng thời hạn tạm giam tổng thống bị luận tội

Cơ quan công tố Hàn Quốc đã đệ đơn yêu cầu tòa án kéo dài thời hạn tạm giam Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol trong lúc đẩy nhanh cuộc điều tra để tiến hành truy tố. ...

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Mới nhất