Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều trẻ mầm non chậm nói, khó khăn giao tiếp

Nhiều trẻ mầm non chậm nói, khó khăn giao tiếp


Cô giáo khuyên phụ huynh cho con đi thăm khám, nhiều trẻ được chẩn đoán chậm phát triển, rối loạn phổ tự kỷ…

20 THÁNG TUỔI NHƯNG CHƯA BIẾT NÓI

15 giờ chiều, anh Hoàng (tên nhân vật đã được thay đổi) vội vàng thu xếp giấy tờ trên bàn, chạy vội đến trường mầm non đón con trai 28 tháng tuổi và đưa tới một trung tâm can thiệp giáo dục theo lịch hẹn. Mấy tháng nay, ngoài việc cho con học ở trường như các bạn, 6 ngày trong tuần, mỗi ngày 1 tiếng đồng hồ, anh cho con học 1 kèm 1 cùng giáo viên chuyên biệt.

Nhiều trẻ mầm non chậm nói, khó khăn giao tiếp - Ảnh 1.

Một trẻ mầm non được can thiệp sớm, bé học tại một trường mầm non hòa nhập ở TP.HCM

“Khi bé 20 tháng tuổi, bé vẫn chưa biết nói như nhiều đứa trẻ khác gần nhà. Bé thích chơi một mình, không tương tác, không ngoái nhìn khi được gọi tên, không nhìn vào mắt ba mẹ khi nói chuyện. Vợ chồng tôi lên TP.HCM làm việc, gửi cháu ở quê nhờ ông bà chăm, ông bà có cho cháu đi học ở một trường mẫu giáo ở quê nhưng cháu không hòa nhập cùng các bạn. Thấy bất thường nên chúng tôi đưa con lên bệnh viện (BV) nhi đồng ở TP.HCM khám, được chẩn đoán là rối loạn phổ tự kỷ, mức độ nhẹ”, anh Hoàng kể.

Vợ chồng anh Hoàng đón con lên TP để sống cùng, đều đặn mỗi ngày đưa con đến trung tâm can thiệp giáo dục theo lời khuyên của bác sĩ. Gần đây, khi được biết một trường mầm non tại Q.3 có mô hình giáo dục hòa nhập, trẻ vừa học chương trình chung cùng các bạn, vừa có cô giáo chuyên biệt kèm con thêm 1 giờ mỗi ngày, anh Hoàng đăng ký cho con. Về nhà, vợ chồng anh dành nhiều thời gian hơn để chơi cùng con theo các bài tập cô giáo hướng dẫn.

“Các cô giáo chuyên biệt có quay lại những video khi chơi cùng con, dạy con các hoạt động để phụ huynh cùng xem và về nhà cùng chơi với con. Điều quan trọng nhất tôi nhận ra là cha mẹ hãy chấp nhận con mình, kiên trì, nhẫn nại, yêu thương con thật nhiều để đồng hành cùng con”, người cha cho biết.

TĂNG SỐ TRẺ EM ĐƯỢC CAN THIỆP SỚM

Thạc sĩ Nguyễn Thị Cẩm Đan, chủ hệ thống Trường mầm non Tây Thạnh (Q.Tân Phú và Q.Bình Tân, TP.HCM), cho biết trước dịch Covid-19, cả hệ thống có 3 – 5 bé được can thiệp giáo dục. Sau giãn cách xã hội, trường học hoạt động trở lại tới nay thì số trẻ này là 21 bé.

Theo dõi những mốc phát triển của trẻ

Thạc sĩ Vương Nguyễn Toàn Thiện, chuyên gia tâm lý, BV Nhi đồng Thành phố, khuyên cha mẹ nên theo dõi những mốc phát triển theo độ tuổi của trẻ như khả năng ngôn ngữ, khả năng tương tác xã hội, khả năng vận động, nhận thức, tự lập… của trẻ. Ví dụ như trẻ không tương tác, không nhìn mắt, không biết nói từ đầu tiên lúc 18 tháng, hoặc 3 tuổi nhưng đi chưa vững, có những bất thường trong hành vi cần đưa trẻ đi thăm khám ngay.

Đồng thời, khi thấy trẻ có một hoặc nhiều dấu hiệu trong 4 nhóm sau, cũng cần giúp con được tới các BV có chuyên khoa sức khỏe tâm trí như BV Nhi đồng Thành phố, BV Nhi đồng 1, BV Nhi đồng 2, BV Thủ Đức, BV Vinmec, BV ĐH Y Dược, Phòng tham vấn và trị liệu tâm lý của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, ĐH Hoa Sen:

– Trẻ luôn có suy nghĩ bất thường, tiêu cực như con là một người thất bại, con không có giá trị, con không xứng đáng được yêu thương.

– Trẻ có cảm xúc mạnh mẽ, thái quá, không phù hợp với sự kiện trong cuộc sống như vì một chuyện gì mà buồn kéo dài hoặc tức giận, phản ứng quá mức gây ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống.

– Trẻ có hành vi bất thường như sợ đến trường, đi học về ngồi khóc một mình, ít tương tác với mọi người, có hành động tự hại bản thân, dùng chất kích thích, lệ thuộc internet, game.

– Trẻ có triệu chứng cơ thể đau bụng, đau đầu, khó thở, mệt mỏi… dù đi khám các chuyên khoa không phát hiện bệnh gì.

Cô Phan Thị An, Hiệu trưởng Trường mầm non 6, đường Võ Thị Sáu (Q.3, TP.HCM), cho biết năm 2020 có 12 – 15 bé can thiệp giáo dục tại trường. Hiện tại con số này đang là 32 bé.

Chủ một trường mầm non tư thục tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) cũng cho PV Thanh Niên biết, từ năm 2022 khi trường học mở cửa trở lại sau đại dịch, có thêm nhiều trẻ được nhà trường tư vấn với phụ huynh nên cho con đi kiểm tra sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần vì thấy trẻ có những bất thường như chậm nói, không tập trung, gặp khó khăn trong học tập, có những bất thường trong hành vi.

Thạc sĩ Vương Nguyễn Toàn Thiện, chuyên gia tâm lý BV Nhi đồng Thành phố (H.Bình Chánh, TP.HCM), cũng cho biết bằng quan sát trực quan của anh, sau đợt dịch vừa qua, số phụ huynh đưa con đến khám, can thiệp tâm lý có gia tăng hơn. Có thể chia ra thành 2 nhóm đối tượng chính. Thứ nhất, trẻ gặp các vấn đề về rối loạn phát triển (rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý – ADHD, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi, phát triển trí tuệ).

Nhiều trẻ mầm non chậm nói, khó khăn giao tiếp - Ảnh 3.

Một trẻ nói ngọng được hỗ trợ cùng 1 cô giáo

Nhóm thứ 2 là trẻ em gặp rối loạn tâm lý, căng thẳng, stress, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế… thường gặp nhiều ở trẻ đến tuổi đi học tiểu học, vào tuổi dậy thì.

“Trước đây, nhiều người cho rằng nguyên nhân gây ra rối loạn phát triển ở trẻ em (trong đó có tự kỷ) là do chích vắc xin, rồi do cha mẹ nuôi con không tốt. Điều này hoàn toàn sai lầm, khoa học đã bác bỏ điều này”, thạc sĩ Thiện nói.

“Đại dịch Covid-19 cùng những mất mát ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần tới không chỉ riêng ai. Nhưng chưa đủ các bằng chứng khoa học để khẳng định vì dịch Covid-19 khiến nhiều trẻ phải can thiệp giáo dục hơn. Có thể trong thời gian giãn cách, phụ huynh không thể đưa con đi thăm khám, bây giờ mới có thể đưa con đến BV kiểm tra. Đồng thời, nhận thức của phụ huynh cũng ngày càng cao hơn, nên chủ động đưa con đi kiểm tra, đánh giá sức khỏe toàn diện và cho con được can thiệp khi có những rối loạn nhiều hơn”, thạc sĩ Thiện nói.

SỚM CHO CON ĐẾN BỆNH VIỆN KIỂM TRA

Thầy Hoàng Hà, quản lý Trung tâm tư vấn và hỗ trợ hòa nhập Hanamiki, cho biết thời gian qua số phụ huynh trong các trường mầm non nhận ra con em mình có nhu cầu đặc biệt, chủ động tìm đến chương trình can thiệp tăng lên. Các bé được đưa đến trung tâm có biểu hiện phổ biến là khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp, không nói được, nói không rõ, không nói chuyện được với bạn, không tham gia học tập được với cô và các bạn…

Nhóm thứ 2 là trẻ có hành vi bất thường, như là ăn vạ, tự làm đau bản thân, làm đau người xung quanh, lăng xăng chạy đi chạy về không yên, không ngồi yên, lang thang một mình, hay cắn bạn…

“Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ có các biểu hiện này, phụ huynh không nên tự đoán mà cần đưa bé đi các chuyên khoa của BV để kiểm tra và có kết luận chính xác. Có thể bé rối loạn phổ tự kỷ (tự kỷ), hoặc chậm nói đơn thuần, hoặc bị khiếm thính (điếc), dây thanh quản có vấn đề hoặc rối loạn ngôn ngữ, hoặc rối loạn phát triển trí tuệ, hoặc có vấn đề về tâm lý, hoặc bé không có nhu cầu giao tiếp…”, thầy Hà nói.

Thầy Hà cho biết khi trẻ và phụ huynh có nhu cầu đặc biệt, trung tâm sẽ quan sát, sàng lọc, lấy thông tin, trao đổi cùng phụ huynh, khuyên phụ huynh đưa con đi khám chuyên khoa ở các BV lớn.

Từ các kết luận này, nếu trẻ thật sự cần can thiệp giáo dục, các thầy cô ở trung tâm can thiệp giáo dục sẽ căn cứ trên nhiều phương diện để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng trẻ. (còn tiếp) 



Source link

Cùng chủ đề

Tạm đình chỉ hai giáo viên mầm non vụ bé gái 4 tuổi bị người lạ đón khỏi trường

TPO - Trường mầm non Thiên Hương (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) vừa quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày với 2 giáo viên liên quan vụ bé gái (4 tuổi) bị người lạ đón rời khỏi trường. TPO - Trường mầm non Thiên Hương (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) vừa quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày với 2 giáo viên liên quan vụ bé gái (4 tuổi) bị người lạ đón rời khỏi...

Thông tin mới vụ bé gái 3 tuổi bị cô gái 18 tuổi dẫn đi khỏi trường mầm non

(NLĐO)- Hai giáo viên bị tạm đình chỉ công việc trong vòng 15 ngày do đã vi phạm cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ trong các thời điểm ở trường ...

Truy tìm người phụ nữ vào trường mầm non nghi bắt cóc bé gái 3 tuổi

(NLĐO) - Cơ quan chức năng TP Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) đang khẩn trương truy tìm tung tích người phụ nữ vào trường dẫn bé 3 tuổi ra ngoài. ...

Quận duy nhất ở TPHCM không giữ trẻ 6-18 tháng tuổi

(Dân trí) - Ở TPHCM, chỉ có một quận không tổ chức giữ trẻ 6-18 tháng, còn lại 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức đều đã tổ chức đại trà giữ trẻ ở lứa tuổi này. Thông tin được đề cập tại Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện nhận trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi của TPHCM, diễn ra vào sáng 31/12.Năm học 2014-2015, TPHCM là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện...

“Hành trình yêu thương” vì một tương lai tươi sá

Ai lên cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, ngang con dốc Thẩm Mã sẽ thấy ngã 3 đường với một nẻo ngược lên Phố Cáo, hướng kia xuôi về Vần Chải, đường rẽ nhỏ còn lại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vẻ đẹp táo bạo và thanh lịch của váy da kiểu dáng sơ mi

Quên những bộ váy bó sát theo phong cách Matrix mà những người nổi tiếng đã mặc, năm...

Máy bay rơi trúng xe buýt trên đại lộ đông đúc của Brazil

Một máy bay hạng nhẹ trong lúc tìm cách đáp khẩn đã rơi trúng xe buýt trên đại lộ Marques de Sao Vicente đông đúc của thành phố Sao Paulo (Brazil) vào khoảng 7 giờ 20 sáng 7.2 (giờ địa phương). ...

Cách diện quần tây màu đen khác lạ khiến chị em mê mẩn

Dưới đây là những cách diện quần tây màu đen khác lạ hiện nay, từ cách phối cùng...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Cùng chuyên mục

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng

Các gia đình trên thế giới hiện nay đang đối mặt với 4 vấn đề lớn là: gánh nặng tài chính, suy giảm giá trị văn hóa truyền thống, thách thức trong giáo dục gia đình và đặc...

Cần lắng nghe, vận động phụ huynh tránh thiệt thòi cho trẻ

Nhiều phụ huynh ở TDP Tân Mỹ, phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) không cho học sinh tiểu học tới trường trong nhiều ngày qua. ...

nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 247/QĐ-TTg ngày 6/2/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới, phát...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Phụ huynh lo lắng, Phòng GDĐT chỉ đạo “khẩn”

Trước diễn biến không khí lạnh tăng cường, nhiều phụ huynh lo lắng sáng mai 8/2 rét đậm học sinh có được nghỉ học không? ...

Mới nhất

Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình xin nghỉ hưu trước 4 năm

Còn gần 4 năm công tác nhưng Giám đốc sở Du lịch Quảng Bình đã xin nghỉ hưu trước tuổi. Đồng thời, có 11 cán bộ chủ chốt ở tỉnh và huyện cũng xin nghỉ hưu, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Ngày 7/2, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, đến thời...

Đọ kết quả kinh doanh cùng thu nhập của ‘sếp’ Vietnam Airlines và Vietjet Air

Ngoài việc có thể đọ kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines với Vietjet Air, báo cáo tài chính quý 4-2024 vừa công bố của hai hãng hàng không hàng đầu Việt Nam cũng tiết lộ thu nhập lãnh đạo hai bên. ...

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng

Các gia đình trên thế giới hiện nay đang đối mặt với 4 vấn đề lớn là: gánh...

Thủ tướng Ấn Độ sắp gặp một ‘người bạn thân thiết’, ngổn ngang vấn đề nhập cư và thuế quan

Chuyến thăm diễn ra chỉ một tuần sau khi máy bay của Không quân Mỹ chở hơn 100 người nhập cư Ấn Độ hạ cánh xuống thành phố Amritsar, bang Punjap.

Phấn đấu chậm nhất 31/12/2031 hoàn thành công tác đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối với các bộ ngành, địa phương liên quan. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành...

Mới nhất