Trang chủKinh tếNông nghiệpNhiều tổ chức, cá nhân muốn mua tín chỉ các bon rừng...

Nhiều tổ chức, cá nhân muốn mua tín chỉ các bon rừng ở Quảng Nam, Sơn La, Thanh Hóa,… Cục Lâm nghiệp khuyến cáo


Theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong thời gian qua, một số địa phương như Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa đã nhận được đề nghị của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đến tìm hiểu và đề xuất triển khai dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng (dịch vụ các-bon rừng), bao gồm việc đo đạc, báo cáo, thẩm định, phát hành và thương mại tín chỉ các-bon rừng. 

Tuy nhiên, trong công văn gửi Sở NNPTNT các địa phương, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, đây là một lĩnh vực mới, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, chi tiết và cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong thời gian tới. 

Chính sách và quy định pháp lý đã hình thành nhưng thiếu quy định, hướng dẫn chi tiết để có thể triển khai dịch vụ các-bon rừng, bao gồm: quyền sở hữu các-bon rừng, quy định về trao đổi, chuyển nhượng các-bon rừng, cơ chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ dịch vụ các-bon rừng. Hạn ngạch giảm phát thải đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và tiềm năng tín chỉ các-bon rừng có thể thương mại của từng địa phương chưa được xác định, phân bổ.

Thông tin, nhận thức của nhiều bên liên quan đến dịch vụ các-bon rừng còn nhiều hạn chế như: thế nào là tín chỉ các-bon rừng, phương thức tạo tín chỉ, phương pháp tính toán tín chỉ cũng như hướng dẫn về thẩm định, xác minh, cấp tín chỉ… Tiêu chuẩn các-bon rừng và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, cấp tín chỉ để áp dụng cho thị trường các-bon trong nước chưa được xây dựng.

Nhiều tổ chức, cá nhân muốn mua tín chỉ các bon rừng ở Quảng Nam, Sơn La, Thanh Hóa,... Cục Lâm nghiệp khuyến cáo- Ảnh 1.

Thời gian qua, một số tỉnh như Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa đã đề xuất xây dựng, triển khai Đề án thí điểm đầu tư, kinh doanh tín chỉ các-bon rừng. Ảnh: Vườn QG Cúc Phương.

Để từng bước tháo gỡ những vướng mắc này, theo ông Trần Quang Bảo, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050. Phân bổ hạn ngạch giảm phát thải từ rừng cho các vùng sinh thái, các địa phương hằng năm giai đoạn 2021 đến năm 2030 để thực hiện mục tiêu NDC. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ các-bon rừng và quy định chi tiết về hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải/tăng hấp thụ các-bon rừng. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống đăng ký, quản lý tín chỉ các-bon rừng.

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tăng cường năng lực cho các bên liên quan về phương thức tạo và trao đổi, thương mại tín chỉ các-bon rừng. Tham mưu tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (ERPA) với Tổ chức tăng cường tài chính trong lâm nghiệp (Emergent) và các đối tác khác. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách, quy định pháp luật để triển khai, thực hiện dịch vụ các-bon rừng.

Thông tin từ Cục Lâm nghiệp cho thấy, dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng là vấn đề mới, hiện mới được thí điểm tại 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ như nêu trên, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể để triển khai, đang tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện.

Việc thương mại, trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon rừng với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế phải tuân thủ quy định pháp luật và chỉ được thực hiện đối với lượng giảm phảt thải dôi dư sau khi đã hoàn thành trách nhiệm đóng góp NDC theo hạn ngạch được phân bổ.

Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đang triển khai duy nhất một Chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải/tín chỉ các-bon rừng, đó là Thoả thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được ký ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới. Theo ERPA, Việt Nam chuyển nhượng cho WB 10,3 triệu tấn CO2 (có thể tăng thêm tối đa 5 triệu tấn CO2), đơn giá là 5 USD/tấn CO2, tổng giá trị chi trả là 51,5 triệu USD, trong đó 95% lượng chuyển nhượng sẽ được tính vào NDC của Việt Nam. 

Để thực hiện ERPA này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 quy định về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính ERPA.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent), cơ quan hành chính của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) đang chuẩn bị đàm phán, ký kết và triển khai Thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ theo Ý định thư (LoI) đã ký ngày 31/10/2021. Theo đó, dự kiến Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 của vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giai đoạn 2021-2025. Toàn bộ lượng tín chỉ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent sẽ được tính vào cam kết NDC của Việt Nam.

Để triển khai đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Chính phủ đã giao các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến năm 2030, trong đó, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao giảm phát thải 129,8 triệu tấn CO2tđ. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất giảm tối thiểu là 39,31 triệu tấn CO2tđ đến năm 2025 và 79,1 triệu tấn CO2tđ đến năm 2030.

Theo báo cáo kết quả thực hiện REDD+ Việt Nam, giai đoạn 2014-2018, lượng giảm phát thải từ rừng đạt khoảng 56,7 triệu tấn (trong đó lượng giảm phát thải là 20,3 triệu tấn và lượng tăng hấp thụ là -36,4 triệu tấn). Kết quả giảm phát thải và tăng hấp thụ có được là nhờ nỗ lực khôi phục, bảo vệ, phát triển rừng của cả nước trong giai đoạn vừa qua. Vì vậy, lĩnh vực lâm nghiệp có tiềm năng và đang từng bước chủ động hoàn thiện các điều kiện, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chi tiết để tham gia thị trường các-bon trong nước và quốc tế sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cam kết NDC.





Nguồn: https://danviet.vn/nhieu-to-chuc-ca-nhan-muon-mua-tin-chi-cac-bon-rung-o-quang-nam-son-la-thanh-hoa-cuc-lam-nghiep-khuyen-cao-20240726180505894.htm

Cùng chủ đề

Một “kho báu” nằm trong các khu rừng ven biển vẫn chưa được đánh thức

Chiều 22/8, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) và Đại học Adelaide (Úc) tổ chức tọa đàm: “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường các-bon từ hệ sinh thái rừng ven biển”.Tại tọa đàm, TS....

Nhiều tổ chức đề nghị Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa bán một thứ được hấp thụ từ những khu rừng

Tiềm năng lớn bán tín chỉ các-bonTheo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong thời gian qua, một số địa phương như Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa đã nhận được đề nghị của các tổ chức, cá nhân trong nước và...

Ngoài tiền bán lúa, nông dân còn có thêm 100 USD/ha khi bán tín chỉ các bon

Thông tin trên được ông Nam đưa ra tại hội thảo "Vai trò, nhiệm vụ của khuyến nông, khuyến nông cộng đồng khi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (đề án...

Việt Nam có nhiều lợi thế sản xuất tín chỉ các-bon chất lượng cao

PV: Thưa ông, qua chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 11/2023 vừa qua, đứng từ góc độ là người đã có nhiều kinh nghiệm tư vấn triển khai các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào thiên nhiên tại nhiều quốc gia, ông đánh giá Việt Nam có thế mạnh gì?Ông Patrick Suckling: Việt Nam có những tiềm lực nổi bật để đi đầu trong việc ứng dụng các giải pháp dựa vào thiên...

Việt Nam nỗ lực đóng góp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030  giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường. Đồng thời có thể tăng đóng góp lên tới 27% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.  Cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030  Tham...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lợn hương-heo hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, bán giá nhà giàu?

Heo hương là giống heo bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ một số địa phương vùng núi phía Bắc. Hiện giống heo hương (giống lợn hương) đang được Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Diệp Lâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) gây đàn và nhân...

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học nói gì trước lo ngại “giáo viên lách luật” Thông tư 29 dạy thêm, học thêm?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GDĐT cho biết: Theo quy định của Thông tư, các cơ quan, đơn vị, nhà trường phải có trách nhiệm quản lý, giám sát; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. ...

Sự thật thông tin học sinh bị dàn cảnh để bắt cóc ở Quảng Trị

Công an thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xác minh thông tin học sinh bị dàn cảnh để bắt cóc gây hoang mang dư luận. ...

Một trong 10 xã tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, dân thu nhập tới 90,67 triệu đồng/người

Với sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, năm 2024, xã Thống Nhất (Gia Lộc) được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là 1 trong 10 xã tiêu biểu đầu tiên của tỉnh. ...

Người dân một huyện ở Hà Tĩnh gói chiếc bánh chưng khổng lồ nặng tới 300kg dâng lên đại danh y nước Việt

Nhân kỷ niệm 234 năm ngày mất của Đại danh y Lê Hữu Trác và tôn vinh danh hiệu "Danh nhân văn hóa thế giới," huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, nổi bật là lễ cung tiến chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 300kg...

Bài đọc nhiều

Phát hiện gà tiền mặt đỏ và nhiều loài động vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Núi Chúa

Bẫy ảnh đã phát hiện nhiều loài động vật đặc hữu nguy cấp cực kỳ quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so họng trắng… xuất hiện ở Vườn Quốc gia Núi Chúa ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh...

Quảng Nam: Sau 10 năm lên phường

Những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng phường...

Miền Bắc bao giờ mới hết rét?

Theo tin không khí lạnh mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều nay (7/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật...

Vì sao dạy nghề, tạo việc làm lại là cách làm quan trọng giảm nghèo ở Quảng Ngãi?

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Từ đó đã tạo sinh kế cho người dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững, nâng...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

Cùng chuyên mục

“Sống lại” những cánh đồng sau lũ

Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại trong trận mưa lũ tháng 9/2024. Hàng trăm héc ta đất sản xuất là sinh kế của đồng bào vùng cao bị vùi lấp. Thời gian vừa qua, chính quyền địa phương cùng người dân đã và đang tích cực chung tay tái thiết sản xuất, theo đó hàng chục héc ta rau màu đang dần phủ xanh trên những vùng đất lũ.Hiện...

Lợn hương-heo hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, bán giá nhà giàu?

Heo hương là giống heo bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ một số địa phương vùng núi phía Bắc. Hiện giống heo hương (giống lợn hương) đang được Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Diệp Lâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) gây đàn và nhân...

Người dân Hà Tĩnh làm bánh chưng nặng 300kg cung tiến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

TPO - Người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa hoàn thành chiếc bánh chưng nặng 300kg, để dâng lên khu mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. TPO - Người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa hoàn thành chiếc bánh chưng nặng 300kg, để dâng lên khu mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Người dân làm bánh chưng nặng 300kg cung tiến...

Một trong 10 xã tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, dân thu nhập tới 90,67 triệu đồng/người

Với sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, năm 2024, xã Thống Nhất (Gia Lộc) được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là 1 trong 10 xã tiêu biểu đầu tiên của tỉnh. ...

Người dân một huyện ở Hà Tĩnh gói chiếc bánh chưng khổng lồ nặng tới 300kg dâng lên đại danh y nước Việt

Nhân kỷ niệm 234 năm ngày mất của Đại danh y Lê Hữu Trác và tôn vinh danh hiệu "Danh nhân văn hóa thế giới," huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, nổi bật là lễ cung tiến chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 300kg...

Mới nhất

Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi riêng với 8 môn thi

Kỳ thi riêng của Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 gồm 8 môn: ngữ văn, toán, tiếng Anh, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý. Riêng môn ngữ văn thi theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận. ...

2.500 người bị nhóm giả danh bác sĩ lừa đảo

2.500 người bị nhóm của Nguyễn Hồng Dương giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương gọi điện mời tham gia chương trình 'hồ sơ vàng' để lừa đảo chiếm đoạt tiền. ...

Bưởi có bộ phận là ‘thần dược đại bổ’, chống lão hóa cực tốt lại ít người biết

Trong khi tép bưởi thơm ngon và mọng nước được yêu thích, vỏ bưởi thường bị bỏ đi lại ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Ít ai biết rằng bưởi đã được sử dụng...

Mới nhất