Trang chủChính trịNgoại giaoNhiều thương hiệu lớn vẫn ‘lưu luyến’ thị trường Nga, Tổng thống...

Nhiều thương hiệu lớn vẫn ‘lưu luyến’ thị trường Nga, Tổng thống Trump muốn TikTok ở Mỹ, thêm quốc gia cấm DeepSeek Trung Quốc

Nhiều thương hiệu lớn sẽ quay trở lại thị trường Nga, Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng vẫn có thể đạt được thỏa thuận về TikTok, Hàn Quốc đình chỉ DeepSeek, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ủng hộ việc nới lỏng “phanh nợ”… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

Kinh tế thế giới: Nhiều thương hiệu lớn vẫn ‘lưu luyến’ thị trường Nga, Tổng thống Trump muốn TikTok ở Mỹ, thêm quốc gia cấm DeepSeek Trung Quốc
Khoảng 350 thương hiệu nước ngoài, trong số hơn 560 thương hiệu đã rút khỏi Nga sau xung đột Ukraine (tháng 2/2022), có thể quay trở lại vào năm 2025. (Nguồn: EPA)

Kinh tế Mỹ

* Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố rằng có thể kéo dài thời gian trì hoãn 75 ngày thi hành lệnh cấm đối với ứng dụng video ngắn phổ biến TikTok. Nhưng ông cho rằng điều đó là không cần thiết. Ông Trump bày tỏ hy vọng vẫn có thể đạt được thỏa thuận về TikTok để duy trì ứng dụng này hoạt động tại Mỹ.

Cho biết có rất nhiều người quan tâm đến việc mua lại công ty truyền thông xã hội này, nói rằng hình ảnh của nó đã thay đổi kể từ cuộc bầu cử năm 2024, nhà lãnh đạo Mỹ nhận thấy ứng dụng này công bằng và hữu ích trong việc thu hút cử tri trẻ tuổi.

Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ niềm tin rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đồng ý phê duyệt việc bán TikTok cho một bên mua lại ở Mỹ vì điều đó cũng sẽ có lợi cho Trung Quốc.

* Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã thông báo ý định áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, bổ sung vào làn sóng đánh thuế nhập khẩu sâu rộng của ông.

Ông Trump cho biết đã lên kế hoạch áp thuế nhập khẩu ô tô vào “khoảng ngày 2/4” tới. Trước đó, ngày 12/2, nhà lãnh đạo này công bố lộ trình áp dụng thuế quan “có đi có lại” đối với mọi quốc gia đang áp thuế lên hàng hóa Mỹ.

Kinh tế Trung Quốc

* Ngày 19/2, Trung Quốc đã công bố kế hoạch hành động nhằm ổn định vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2025. Kế hoạch đã được Quốc vụ viện thông qua trong cuộc họp gần đây.

Theo kế hoạch, Bắc Kinh sẽ cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng các khoản vay trong nước để đầu tư vốn chủ sở hữu, đồng thời định hướng dòng vốn nước ngoài đổ vào lĩnh vực dịch vụ. Năm 2024, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc giảm 27,1% so với năm 2023.

* Viện Kiểm sát tối cao Trung Quốc cam kết tăng cường bảo vệ doanh nghiệp tư nhân khỏi điều tra trái phép, trấn an giới kinh doanh trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Cơ quan này sẽ chấn chỉnh các hành vi lạm dụng pháp luật như khởi tố, bắt giữ và tịch thu tài sản bất hợp pháp.

Các công tố viên sẽ tập trung giải quyết các vụ án tồn đọng liên quan đến doanh nghiệp. Năm 2024, hơn 2.390 vụ án hình sự liên quan doanh nghiệp tư nhân đã bị đình chỉ.

Tòa án Nhân dân Tối cao cũng cảnh báo về việc bôi nhọ doanh nghiệp, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ uy tín doanh nghiệp và khuyến khích đổi mới. Những động thái này diễn ra trong bối cảnh niềm tin kinh doanh tại Trung Quốc đang suy giảm.

Kinh tế châu Âu

* Thâm hụt thương mại của Mỹ với Liên minh châu Âu (EU) đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024, tạo thêm động lực cho Tổng thống Donald Trump trong việc chuẩn bị áp thuế đối với khối này vì không mua đủ hàng hóa của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê của EU (Eurostat), EU đã nhập khẩu 333,3 tỷ Euro (348 tỷ USD) hàng hóa từ Mỹ trong năm 2024, trong khi Mỹ mua 531,6 tỷ Euro hàng hóa từ châu Âu. Điều đó khiến EU có thặng dư thương mại hàng hóa gần 200 tỷ Euro với Mỹ. Con số này tăng hơn 25% so với mức 156,6 tỷ Euro của năm 2023 và cao hơn nhiều so với mức kỷ lục trước đó là 166,9 tỷ Euro được thiết lập vào năm 2021.

* Các nhà phân tích Nga dự đoán khoảng 350 thương hiệu nước ngoài, trong số hơn 560 thương hiệu đã rút khỏi Nga sau xung đột Ukraine (tháng 2/2022), có thể quay trở lại vào năm 2025. Kokoc Group cho biết, 235 công ty đã quay lại thị trường Nga vào quý IV/2024.

Các chuyên gia tin rằng những thương hiệu lớn như Toyota sẽ dễ dàng khôi phục doanh số. Các cuộc đàm phán về sự trở lại của nhiều thương hiệu, bao gồm Inditex và UNIQLO, đang được tiến hành.

Giới truyền thông cũng đồn đoán về sự quay lại của các “ông lớn” như PepsiCo, Coca-Cola, Apple, và thậm chí cả Ford và Visa. Tuy nhiên, một số quan chức Nga cho rằng, việc quay lại sẽ không dễ dàng do sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất nội địa và đề xuất tăng thuế đối với hàng nhập khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.

* Ngày 14/2 Hội đồng quản trị Ngân hàng trung ương Nga đã quyết định duy trì lãi suất chủ chốt ở mức 21%/năm do cho rằng áp lực lạm phát hiện tại vẫn ở mức cao. Theo ngân hàng này, mức tăng nhu cầu trong nước vẫn cao hơn đáng kể so với khả năng mở rộng nguồn cung hàng hóa và dịch vụ.

Trong khi đó, hoạt động tín dụng hạ nhiệt rõ rệt hơn và xu hướng tiết kiệm của người dân đang tăng lên. Theo Ngân hàng trung ương Nga, việc thắt chặt các điều kiện tiền tệ hiện nay tạo điều kiện tiên quyết cần thiết để lập lại quá trình giảm phát và đưa lạm phát trở lại mức năm 2026.

* Ngày 19/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng bác bỏ yêu cầu của Mỹ đòi 500 tỷ USD khoáng sản từ nước này, đồng thời đề nghị Washington xem xét lại thỏa thuận khoáng sản.

Trước đó cùng ngày, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Tổng thống Ukraine cho rằng, đề xuất của Mỹ về một thoả thuận khoáng sản quan trọng là thiếu công bằng vì thoả thuận này không bao gồm các đảm bảo an ninh, và ông không muốn Ukraine trở thành trung tâm của các nguyên liệu thô.

* Thủ tướng Đức Olaf Scholz ủng hộ việc nới lỏng “phanh nợ” – quy định hiến pháp giới hạn nợ công – để tăng chi tiêu quốc phòng.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich 2025, ông Scholz cho rằng, việc chi 2% GDP cho quốc phòng là bất khả thi nếu không thay đổi quy định này. Ông Scholz phản đối việc tăng thuế hoặc cắt giảm đầu tư trong nước để bù đắp chi tiêu quốc phòng.

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Theo dữ liệu công bố ngày 19/2, xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng trong tháng thứ tư liên tiếp, cho thấy nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ và mối lo ngại ngày càng tăng về chính sách thuế quan của Mỹ đã hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế của nước này.

Báo cáo thương mại theo sau dữ liệu GDP đầu tuần này cho thấy nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý IV/2024. Điều này củng cố khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tiếp tục tăng lãi suất.

Theo dữ liệu, tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 1/2025 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn dự báo trung bình của thị trường là tăng 7,9%.

* Vào ngày 18/2, lãi suất tại Nhật Bản đã đạt mức cao nhất trong khoảng 15 năm, do lạm phát gia tăng làm dấy lên kỳ vọng về đợt tăng lãi suất tiếp theo từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm mới phát hành tăng 0,045 điểm phần trăm từ ngày 17/2 lên 1,43% lần đầu tiên kể từ tháng 11/2009. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm đạt mức 1% vào ngày 18/2 lần đầu tiên kể từ tháng 10/2008.

Lãi suất tăng do triển vọng lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát hòa vốn kỳ hạn 10 năm, thước đo kỳ vọng lạm phát của các nhà đầu tư, đã tăng lên mức 1,6%. Mới đây nhất là vào năm 2020, tỷ lệ này vẫn ở mức âm.

* Ủy ban Bảo vệ Thông tin cá nhân Hàn Quốc ngày 17/2 cho biết, dịch vụ của DeepSeek đã bị đình chỉ từ 18h ngày 15/2 và sẽ khôi phục sau khi thực hiện các biện pháp “cải thiện và khắc phục” theo luật bảo vệ thông tin cá nhân của Hàn Quốc.

Quyết định này được đưa ra sau khi nhiều bộ và cơ quan chính phủ chặn quyền truy cập nội bộ vào dịch vụ AI do lo ngại về hoạt động quản lý dữ liệu của công ty khởi nghiệp này. Tháng trước, ủy ban trên đã gửi yêu cầu chính thức tới DeepSeek để làm rõ về phương thức thu thập và quản lý dữ liệu của dịch vụ.

Trước đó, các công ty lớn của Nhật Bản, bao gồm Toyota, Mitsubishi và SoftBank, đã cấm nhân viên sử dụng mô hình AI tạo sinh DeepSeek của Trung Quốc.

* Các nguồn tin thị trường Hàn Quốc ngày 17/2 cho hay, nhu cầu vàng tăng đột biến đã làm tăng “phí bảo hiểm kim chi” đối với giá tài sản trú ẩn an toàn, đẩy khoảng cách giữa giá vàng tại Hàn Quốc và thị trường quốc tế lên hơn 20%.

Trong khi thuật ngữ “phí bảo hiểm kim chi” chủ yếu được sử dụng gần đây để chỉ khoảng cách giá giữa các loại tiền điện tử, thì hiện nay ngay cả vàng cũng trở thành đối tượng của hiện tượng trên vì những nhà đầu tư trong nước đổ xô vào tài sản này để phòng ngừa nỗi lo về chiến tranh thương mại và bất ổn địa chính trị.

Cơn sốt mua vàng được thúc đẩy bởi những bất ổn kinh tế liên quan đến chính sách thuế quan của Mỹ. Ngày 14/2, khối lượng giao dịch vàng giao ngay hàng ngày trên Thị trường vàng KRX đã tăng vọt lên 135,1 tỷ won (93,7 triệu USD), mức lớn nhất kể từ khi thị trường này ra mắt vào năm 2014.

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Bộ trưởng Dầu mỏ và khí tự nhiên Ấn Độ Hardeep Singh Puri mới đây thông báo, nước này sẽ khởi động dự án thí điểm sản xuất điện từ sóng biển đầu tiên tại Mumbai, do Tập đoàn Dầu khí Bharat thực hiện.

Sáng kiến năng lượng sạch này tận dụng tiềm năng chưa khai thác ước tính khoảng 40.000 MW dọc theo đường bờ biển dài gần 11.100 km của Ấn Độ.

Phương pháp sản xuất điện khá mới mẻ này sử dụng ụ nổi di chuyển lên xuống theo sóng biển. Lực từ chuyển động của ụ nổi được truyền lên trạm chuyển đổi đặt trên bờ thông qua cánh tay đòn. Sau đó, trạm này sẽ biến lực vừa nhận thành lực nén lên dòng chất lỏng trong hệ thống. Áp suất chất lỏng này khiến máy phát quay và từ đó tạo ra điện.

* Chính phủ Indonesia sắp ban hành chính sách ưu đãi xe máy điện nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô và phát triển xanh.

Bộ trưởng Công nghiệp Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết, dự thảo chính sách đã hoàn thiện, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện thân thiện môi trường.

Năm 2024, sản lượng xe máy điện của Indonesia đạt 6,91 triệu chiếc, doanh số đạt 6,33 triệu chiếc. Xuất khẩu xe máy nguyên chiếc (CBU) đạt 572.000 chiếc và xuất khẩu linh kiện toàn phần (CKD) đạt 46.000 chiếc. Chính phủ Indonesia cũng đang đẩy mạnh chính sách tối ưu hóa sản xuất linh kiện trong nước để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nội địa, tạo việc làm cho người dân.

* Các nhà kinh tế Malaysia nhận định, việc kiểm soát lạm phát sẽ là mối quan tâm chính của các nhà hoạch định chính sách nếu tỷ lệ thất nghiệp của Malaysia tiếp tục giảm.

Tiến sĩ Goh Lim Thye, giảng viên Khoa Kinh tế tại đại học Malaya, Malaysia chia sẻ, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp thấp có lợi, song chính phủ cần phải cân bằng giữa áp lực lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên năng suất lao động.

Trước đó, Cục Thống kê Malaysia ngày 10/2 đã công bố báo cáo cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2024 là 3,1%, mức thấp nhất trong gần 10 năm trở lại đây.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-the-gioi-nhieu-thuong-hieu-lon-van-luu-luyen-thi-truong-nga-tong-thong-trump-muon-tiktok-o-my-them-quoc-gia-cam-deepseek-trung-quoc-304945.html

Cùng chủ đề

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Ngày 21-2, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động 19,38 - 27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn Độ được...

Thừa nhận có sai sót, VFF treo còi trọng tài bị CLB Thanh Hóa tố xử ép

Sau khi nhận được văn bản của câu lạc bộ Thanh Hóa về vấn đề trọng tài, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) phản hồi chiều nay (21/2). VFF xác nhận trọng tài có "một số sai sót, trong đó tình huống tại phút 65 có thể ảnh hưởng đến kết quả trận đấu".Trong công văn gửi VFF ngày 19/2, CLB Thanh Hóa chỉ ra một số tình huống trọng tài gây tranh cãi khiến đội bóng...

VietinBank KCN Quế Võ thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Quế Võ (VietinBank KCN Quế Võ) thông báo kế hoạch mời chào hàng và lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia Gói thầu “Mua sắm nội thất, biển bảng Phòng Giao dịch Nguyễn Gia Thiều, trực thuộc VietinBank KCN Quế Võ”.Thông tin như sau: 1. Thông tin bên mời thầu: - VietinBank KCN Quế Võ. - Địa chỉ: Lô E1, KCN Quế Võ, phường...

Lộ diện nhà đầu tư dự án khu công nghiệp 4.500 tỷ ở Bình Định

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ thành lập chưa đầy 1 năm được tỉnh Bình Định chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phù Mỹ (giai đoạn 1). UBND tỉnh Bình Định vừa ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phù Mỹ là nhà đầu tư dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bế tắc đang dần được khai thông, ông Zelensky sẽ nhận được thứ mình muốn?

Ukraine thực ra đang sở hữu thứ gì mà Tổng thống Mỹ Doanld Trump ‘xuất nước cờ’ đánh đổi?

Hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức

Sáng 21/2, Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết sau 30 ngày mở cổng đăng ký đợt 1, hơn 130.000 thí sinh đã đăng ký dự thi. Đây là con số kỷ lục so với cùng đợt đăng ký các năm trước.

Nền kinh tế Đức đang lao đao bị “đổ thêm dầu vào lửa”, thuế quan của ông Trump không phải vấn đề duy nhất

Khi cử tri Đức đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử để chọn quốc hội mới vào ngày 23/2 tới, nền kinh tế sẽ là mối quan tâm hàng đầu. "Cơn bão" thuế nhập khẩu sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khiến nền kinh tế khó chồng khó.

Ba “siêu phẩm” của Apple ra mắt trong tuần này, với iPhone SE 4 nổi bật nhất

CEO Tim Cook đã xác nhận Apple sẽ ra mắt sản phẩm mới vào thứ Tư, ngày 19/2, với iPhone SE 4 được xem là ứng viên đáng chú ý nhất.

Tắt tự điều chỉnh độ sáng trên iPhone với vài thao tác đơn giản

Tắt tự điều chỉnh độ sáng trên iPhone giúp bạn chủ động điều chỉnh độ sáng màn hình theo sở thích. Không còn lo lắng ánh sáng bị thay đổi liên tục, bạn sẽ có trải nghiệm sử dụng mượt mà, thoải mái hơn.

Bài đọc nhiều

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tạp chí Stratfor Worldview nhận định, các thảm họa tự nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trung Quốc: Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng

Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định nước này luôn đặt Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Ngày 18/2, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã đến chào xã giao Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại...

Đón “gió đổi chiều” trong tiêu dùng, kinh tế Trung Quốc 2024 sẽ “lên hương”

Sau một năm phục hồi không đồng đều, tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc có thể bắt đầu cải thiện trong năm 2024.

OPEC+ có thành viên mới

Ngày 18/2, Bộ trưởng Khoáng sản và năng lượng Brazil Alexandre Silveira cho biết, quốc gia này đã quyết định gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+).

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025

Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất của Đảng bộ Chính phủ đặt nền móng cho tổ chức và hoạt động của Đảng bộ Chính phủ trong giai đoạn mới.

Cùng chuyên mục

Bế tắc đang dần được khai thông, ông Zelensky sẽ nhận được thứ mình muốn?

Ukraine thực ra đang sở hữu thứ gì mà Tổng thống Mỹ Doanld Trump ‘xuất nước cờ’ đánh đổi?

Nền kinh tế Đức đang lao đao bị “đổ thêm dầu vào lửa”, thuế quan của ông Trump không phải vấn đề duy nhất

Khi cử tri Đức đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử để chọn quốc hội mới vào ngày 23/2 tới, nền kinh tế sẽ là mối quan tâm hàng đầu. "Cơn bão" thuế nhập khẩu sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khiến nền kinh tế khó chồng khó.

Kịp thời gỡ vướng cho doanh nghiệp ngành Dược

Trong 2 ngày 19-20/2, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Dược, được Quốc hội ban hành năm 2024 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Tập đoàn Ấn Độ tìm cơ hội phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội

Sáng 21/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có buổi tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn Larsen & Toubro (L&T) đến từ Ấn Độ, một trong những tập đoàn xây dựng và phát triển hạ tầng lớn nhất thế giới. Tại buổi làm việc, ông Narayan M. Vernekar, Giám đốc Ban Hạ tầng Công nghiệp nặng của L&T, đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến việc...

Chỉ trích BRICS phá hủy đồng USD, ông Trump dọa áp thuế 150%, nhắc đến nguy cơ với Nhân dân tệ

Ngày 20/2, trong bài phát biểu tại Hiệp hội Thống đốc Đảng Cộng hòa ở Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo mạnh mẽ việc áp dụng mức thuế 150% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Mới nhất

2 tháng ‘tốc hành’ gỡ khó nhân lực cho ngành bán lẻ

Chỉ sau hơn 2 tháng từ khi nhận ý kiến từ doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã kết nối doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để có được nguồn nhân lực bán lẻ chất lượng. Nhân lực là 1 trong 3 trụ cột chính của ngành bán lẻ Chiều ngày 20/2/2025, tại...

Đầu năm 2025, lượng khách quốc tế tìm kiếm về du lịch Việt Nam tăng mạnh

NDO - Theo dữ liệu tổng hợp từ Google Destination Insights, lượng tìm kiếm từ quốc tế về các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam từ cuối tháng 11/2024 đến hết tháng 1/2025 tăng khoảng 15-30% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, trong nửa đầu tháng 2/2025, lượng tìm kiếm quốc...

Chính quyền Phú Quốc quyết liệt vào cuộc nếu điểm du lịch trái phép không tự tháo dỡ

Người đứng đầu chính quyền TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang nói, đã nắm được điểm du lịch xây dựng trái phép The Peak trên đồi Điện Tiên mở cửa đón khách. Chính quyền sẽ xử lý nếu đến thời hạn 30 ngày người vi phạm không khắc phụ hậu quả. ...

Hàng chục tấn cà chua chín đầy vườn không người mua

TPO - Từ đầu năm 2025 đến nay, vựa rau củ quả của xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh (Hải Dương) bị thiệt hại nặng nề khi cà chua đến vụ thu hoạch nhưng không ai đến thu mua. Nhiều gia đình chấp nhận thua lỗ phải nhổ bỏ để trồng lại cây khác. ...

Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên (hồ Lắk), buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mnông. Cuối năm 2024, buôn Jun được Sở Văn hóa, Thể thao và Du...

Mới nhất