Trang chủKinh tếNông nghiệpNhiều nông sản của Việt Nam đã vang danh ở thị trường...

Nhiều nông sản của Việt Nam đã vang danh ở thị trường thế giới


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao thành tích đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Cùng tham dự Lễ khai giảng có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Trung ương Đảng Lâm Thị Phương Thanh và đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành phố Hà Nội, đại diện các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, sau 40 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành trụ đỡ của nền kinh tế, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã nổi danh trên thị trường quốc tế. 

“Tôi đi thăm và làm việc ở một số nước, các bạn đánh giá rất cao sự phát triển của Việt Nam, trong đó có ngành nông nghiệp. Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 8 triệu tấn gạo”, Tổng Bí  thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Nhiều nông sản của Việt Nam đã vang danh ở thị trường thế giới - Ảnh 1.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm, dự và có bài phát biểu quan trọng tại Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.

Đánh giá cao vai trò của nguồn nhân lực với sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp những năm qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong các trường đại học trọng điểm của đất nước. Gần 70 năm qua, Học viện đã đào tạo cho đất nước hơn 120.000 cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý có trình độ đại học, trên 15.000 thạc sỹ và hơn 700 tiến sỹ. Học viện là 1 trong 6 trường đại học đầu tiên được Chính phủ tin tưởng giao thí điểm tự chủ theo Nghị quyết của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đổi với các cơ sở giáo dục đại học công lập; và được đánh giá là một trong các trường đại học thực hiện sinh động và thành công nhất Nghị định của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Dẫn chứng con số trên 90% sinh viên Học viện ra trường có việc làm ngay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao công tác đào tạo của Học viện, chứng tỏ công tác đào tạo đã đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, lập thân lập nghiệp, đổi mới và sáng tạo cho sinh viên.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng rất ấn tượng với việc Học viện đã coi nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là sức sống của trường đại học, gắn bó hữu cơ với nhiệm vụ đào tạo. Học viện cũng luôn chủ động, tích cực và sáng tạo trong chuyển giao công nghệ vào thực tiễn. Học viện cũng là một điển hình về hội nhập quốc tế theo phương châm “lấy ngoại lực để thúc đẩy nội lực phát triển”

“Sự hiện diện của các vị khách quốc tế như các vị đại sứ, Ngân hàng Thế giới, JICA, KOICA… và đại diện sinh viên quốc tế đến từ nhiều quốc gia đang học tập tại đây là một minh chứng rất thuyết phục về tầm vóc của Học viện trong con mắt bạn bè quốc tế”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Nhiều nông sản của Việt Nam đã vang danh ở thị trường thế giới - Ảnh 2.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tặng bức ảnh Bác Hồ cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN).

6 nhiệm vụ trọng tâm để phát triển một đại học đa ngành, đa lĩnh vực vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Khẳng định lại quan điểm của Đảng coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, khoa học và công nghệ là then chốt đối với sự phát triển và hưng thịnh của đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải phấn đấu để không những là trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu của đất nước mà còn phải là một cơ sở giáo dục đại học có uy tín cao trong khu vực và thế giới, một trung tâm của đổi mới sáng tạo, một địa chỉ tin cậy của khởi nghiệp quốc gia. 

Học viện cần xây dựng một Đề án phát triển tổng thể với lộ trình phù hợp để trở thành một đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, đa phân hiệu theo mô hình của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới

Hai là, những người tốt nghiệp đại học ngày nay không những cần phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt, có khả năng thích ứng nhanh, kịp thời với trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và chuyển đổi số; mà còn cần phải có kỹ năng tự học suốt đời, kỹ năng đổi mới sáng tạo, có khả năng tư duy phản biện và hợp tác, cùng với các kĩ năng mềm khác, đảm bảo các em có đủ năng lực tự chủ và thích ứng tốt với môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng.

Ba là, các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Học viện Nông nghiệp Việt Nam, phải tiếp tục thực hiện công cuộc tự chủ đại học thực chất hơn và ở tầm cao mới, theo các tiêu chí và thông lệ của giáo dục đại học ở các nước phát triển; đảm bảo hội nhập toàn diện hơn về giáo dục đại học, nhưng vẫn thấm đẫm văn hóa Việt, tâm hồn Việt, xuất phát từ thực tiễn đất nước và con người Việt Nam. 

Bốn là, nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải hướng tới phục vụ mục tiêu “nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh”. Trọng tâm nghiên cứu của Học viện là phục vụ phát triển một nền nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, giá trị gia tăng cao, đồng thời góp phần xây dựng nông thôn mới thịnh vượng và văn minh. 

Năm là, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần tạo điều kiện tốt nhất để Học viện tham gia tích cực vào các chương trình KH&CN do Bộ chủ trì, trước mắt là chương trình xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát thải thấp và các chương trình khác trong thời gian tới; các phòng thí nghiệm với các thiết bị ngang tầm với các trường đại học tiên tiến trên thế giới của Học viện phải là lực lượng chủ lực trong hệ thống các phòng thí nghiệm tham chiếu, được chỉ định của quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng và sức mạnh cạnh tranh của nông sản Việt.

“Tôi yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Học viện Nông nghiệp Việt Nam làm đầu mối của các trường đại học liên quan tổ chức đào tạo về phòng chống thiên tai để hình thành đội ngũ cán bộ phòng chống thiên tai chuyên nghiệp ở nước ta; đồng thời giao Học viện mở lại chương trình đào tạo cán bộ quản trị HTX theo hình thức đối tác công tư, một lĩnh vực rất quan trong của đất nước”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước giao nhiệm vụ.

Sáu là, phải gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa trường đại học với địa phương, nhất là địa phương sở tại. Trường đại học đóng trên địa bàn nào cần có những hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ phục vụ ngay tại địa phương đó; đồng thời, chính quyền các cấp của địa phương cần cộng tác, hỗ trợ tích cực cho trường đại học trên địa bàn của mình phát triển. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Nhiều nông sản của Việt Nam đã vang danh ở thị trường thế giới - Ảnh 3.

Đại diện sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam tặng hoa chúc mừng GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện.

Phát biểu tại Lễ Khai giảng năm học mới 2024 – 2025 và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ từ vốn ODA của Ngân hàng Thế giới”, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trong suốt chặng đường 68 năm thành lập và phát triển, Học viện đã không ngừng nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để khẳng định là một trong những đơn vị hàng đầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, nhất là lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. 

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các bộ ngành và Ngân hàng Thế giới, Học viện đã được đầu tư dự án: “Tăng cường năng lực khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” với tổng vốn 58,7 triệu USD. 

Đây là một dự án mang dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển 68 năm qua của Học viện, dự án đuọc đầu tư đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phòng nghiên cứu, phòng thực hành và nâng cao năng lực quản trị đã làm thay đổi diện mạo, tạo nền tảng quan trọng giúp Học viện vươn mình lên một tầm cao mới để tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành nông nghiệp và cho đất nước trong giao đoạn mới. 

“Những tư tưởng, định hướng cốt lõi cho sự phát triển đất nước, cùng với những thông điệp quan trọng mà đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, tại Đại học Columbia về con đường của Việt Nam và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới; cũng như bài phát biểu chính sách tại Đại học Trinity Dublin ở Ireland; tại Diễn đàn FrancoTech… các thông điệp mang dấu ấn thời đại, mang tầm nhìn cho kỷ nguyên mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã truyền cảm hứng và thực sự trở thành niềm tự hào, lời hiệu triệu cho con tim người dân đất Việt hướng về mục tiêu cao cả xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, dân giàu nước mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu. Gần 30.000 sinh viên và 1.400 cán bộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam bày tỏ sự quyết tâm cao nhất, không ngừng nỗ lực phẫn đấu lao động, học tập và nghiên cứu để góp phần hoàn thành các mục tiêu cao cả mà đồng chí TBT, CTN kính mến đã nêu ra”, GS.TS Nguyễn Thị Lan khẳng định. 

Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm, được thành lập năm 1956. Với 68 năm phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang đào tạo 69 khoá sinh viên. Năm học 2024-2025, Học viện đón hơn 6.000 sinh viên. Cùng đồng hành với sinh viên là gần 1.300 cán bộ, viên chức, trong đó có gần 700 giảng viên, nhà khoa học có học hàm, học vị cao: tiến sĩ, giảng viên cao cấp, phó giáo sư, giáo sư… với tấm lòng yêu nghề, thương yêu sinh viên.

Dự án SAHEP – VNUA từ nguồn vốn của WB được triển khai tại Học viện đã góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo của Học viện. Thông qua Dự án này, cơ sở vật chất kỹ thuật của Học viện phát triển mạnh mẽ, khang trang, hiện đại với 13 công trình được xây dựng mới đáp ứng nhu cầu làm việc, giảng dạy, học tập của cán bộ viên chức và sinh viên.





Nguồn: https://danviet.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-nhieu-nong-san-cua-viet-nam-da-vang-danh-o-thi-truong-the-gioi-20241012105732802.htm

Cùng chủ đề

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị BCH T.Ư Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngày 24/1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục làm việc tại Hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ điều hành thảo luận các nội dung: (1) Báo...

Tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế vì đó là "đột phá của đột phá" ...

Chân dung tân Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Duy Ngọc

(Dân trí) - Sau khi giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, ông Nguyễn Duy Ngọc lần lượt được bầu bổ sung vào Ban Bí thư và Bộ Chính trị khóa XIII. Ông Ngọc từng có thời gian dài công tác gắn với ngành công an. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chan-dung-tan-uy-vien-bo-chinh-tri-nguyen-duy-ngoc-20250123104442241.htm

Đường vào kỷ nguyên mới

Để đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, hạ tầng giao thông chính là con đường, là điểm tựa vững chắc. ...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ hai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

NDO - Ngày 21/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” tổ chức Phiên họp thứ hai. Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Độc lạ ngôi chợ chỉ bán một mặt hàng, mỗi năm họp một lần ở TP.HCM

Mỗi năm một lần, hơn nửa thế kỷ qua, chợ lá dong lớn nhất TP.HCM vẫn tồn tại giữa phố thị nhộn nhịp, đáp ứng nhu cầu của người dân mỗi dịp Tết đến xuân về. ...

Loại củ gia vị quen lắm luôn, trồng ở Đà Lạt, sao giá bán lên tới 100.000 đồng/kg dân tình vẫn mua?

Tỏi tím được trồng vài chục năm qua tại phường 7, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là loại tỏi thơm ngon, bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, đang được người dân trồng và nhân rộng trong thời gian qua. ...

Hơn 7,5 tỷ đồng mang Xuân ấm tới người dân có hoàn cảnh khó khăn

Những món quà Xuân ý nghĩa đang liên tục được trao tới những người dân có hoàn cảnh khó khăn tại khắp các tỉnh thành trên cả nước trong khuôn khổ chương trình Tết vì người nghèo năm 2025 do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Tập đoàn TH, Ngân hàng TMCP...

Không khí lạnh mạnh đang trên đường về Việt Nam, mùng 1 Tết Ất Tỵ nhiều nơi chỉ 3 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hiện nay (25/01), bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Do tác động của không khí lạnh, dịp Tết Ất Tỵ, thời tiết miền Bắc sẽ chìm trong mưa rét. ...

Cố đô Huế mờ ảo trong làn sương từ sáng sớm đến trưa,

Những ngày gần đây tại thành phố Huế xuất hiện sương dày đặc từ khoảng 5 giờ sáng đến trưa, tạo nên khung cảnh yên bình, mờ ảo. ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Loại củ gia vị quen lắm luôn, trồng ở Đà Lạt, sao giá bán lên tới 100.000 đồng/kg dân tình vẫn mua?

Tỏi tím được trồng vài chục năm qua tại phường 7, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là loại tỏi thơm ngon, bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, đang được người dân trồng và nhân rộng trong thời gian qua. ...

Hơn 7,5 tỷ đồng mang Xuân ấm tới người dân có hoàn cảnh khó khăn

Những món quà Xuân ý nghĩa đang liên tục được trao tới những người dân có hoàn cảnh khó khăn tại khắp các tỉnh thành trên cả nước trong khuôn khổ chương trình Tết vì người nghèo năm 2025 do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Tập đoàn TH, Ngân hàng TMCP...

Không khí lạnh mạnh đang trên đường về Việt Nam, mùng 1 Tết Ất Tỵ nhiều nơi chỉ 3 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hiện nay (25/01), bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Do tác động của không khí lạnh, dịp Tết Ất Tỵ, thời tiết miền Bắc sẽ chìm trong mưa rét. ...

Nông dân một huyện ở Thái Bình ra đồng bới “kho vàng” là tha hồ tiền sắm Tết

Năm 2024, huyện Đông Hưng (Thái Bình) gieo trồng gần 5.100ha cây vụ đông. Đến nay, nông dân các địa phương đã thu hoạch gần 5.000ha với niềm vui được mùa, được giá. ...

Nông dân Hưng Yên nuôi gà đặc sản, trồng hoa quý hiếm cho lãi cao

Dự án chăn nuôi gà Đông Tảo có 10 hộ nông dân ở xã Yên Phú, Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho vay 500 triệu đồng. Từ nguồn vốn được vay, các hộ đã mở rộng...

Mới nhất

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Hoa lay ơn Phú Yên nở chậm, phải nhập hoa Đà Lạt về bán

Nhiều nhà vườn ở Phú Yên lo lắng khi có đến hơn 80% hoa lay ơn ra hoa chậm không kịp bán vào dịp Tết. Để có hoa bán cho người dân, thương lái phải nhập hoa từ Đà Lạt. ...

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước

Kinhtedothi - Quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường Là người tìm đường và dẫn...

Mới nhất