Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNhiều người Trung Quốc vẫn bi quan về kinh tế

Nhiều người Trung Quốc vẫn bi quan về kinh tế


Dù GDP Trung Quốc tăng, những người thất nghiệp, người có bất động sản và người bị giảm thu nhập vẫn cảm thấy nền kinh tế như đang co lại.

Đêm trước kỳ thi công chức tại Trung Quốc, Melody Zhang (24 tuổi) rất lo lắng. Cô đi lại dọc hành lang ký túc xá, ôn lại các câu trả lời. Zhang muốn có công việc tại một cơ quan truyền thông nhà nước, sau hơn 100 lần xin việc thất bại trong ngành này. Tuy nhiên, khi có tới 2,6 triệu người cùng tham gia thi tuyển 39.600 vị trí công chức, Zhang đã không vượt qua.

“Khi kinh tế trì trệ, không ai quan tâm đến mơ ước hay tham vọng đâu. Quá trình tìm việc đúng là không có hồi kết”, cô gái tốt nghiệp Đại học Nhân dân Trung Quốc – một trong những trường hàng đầu nước này – cho biết trên Reuters.

Theo số liệu Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 17/1, nền kinh tế lớn nhì thế giới vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng năm ngoái, bất chấp nhiều thách thức. GDP nước này tăng 5,2% năm 2023, cao hơn hầu hết nền kinh tế lớn trên thế giới.





Người dân mua thực phẩm tại một khu chợ ở Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng 1/2024. Ảnh: Reuters

Người dân mua thực phẩm tại một khu chợ ở Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng 1/2024. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, với các sinh viên đã tốt nghiệp chưa tìm được việc làm, những người sở hữu bất động sản và các lao động bị giảm lương, nền kinh tế dường như đang co lại. Cuộc khủng hoảng niềm tin tại đây đang khiến người tiêu dùng ngại chi tiêu và doanh nghiệp ngại đầu tư, tuyển dụng. Việc này có thể ảnh hưởng đến tiềm năng kinh tế của Trung Quốc trong dài hạn.

Zhu Tian, Giáo sư kinh tế tại Trường Quốc tế Trung Quốc – châu Âu ở Thượng Hải, cho rằng lý thuyết về suy thoái (2 quý liên tiếp GDP giảm) không nên áp dụng với các quốc gia đang phát triển, có mức độ đầu tư trên GDP lớn như Trung Quốc.

“Nếu bạn nói chuyện với 10 người, sẽ có 7 người cho rằng họ đã có một năm khá tệ. Chính phủ dĩ nhiên sẽ không để việc này tiếp diễn”, ông nói. Zhu thúc giục chính phủ tăng biện pháp kích thích để đưa nước này thoát “vòng xoáy nguy hiểm” của niềm tin đi xuống. Niềm tin giảm đang ảnh hưởng mạnh đến những người trẻ muốn tham gia thị trường lao động.

Theo số liệu công bố vào tháng 6/2023, hơn 25% người trẻ trong độ tuổi 16-24 tại Trung Quốc thất nghiệp, tương đương khoảng 25 triệu người. Số liệu mới nhất công bố hôm 17/1 cho thấy tỷ lệ này chỉ còn 14,9% trong tháng 12/2023. Dù vậy. các khảo sát mới nhất cho thấy nhóm 16-24 là bi quan nhất trong các nhóm tuổi.

Nhiều người có thu nhập ít hơn dự tính, do các doanh nghiệp cắt giảm chi phí khi nhu cầu nội địa giảm. Theo hãng tuyển dụng Zhaopin, lương trung bình mà các công ty tại 38 thành phố lớn nhất Trung Quốc chào mời ứng viên quý cuối năm ngoái giảm 1,3% so với năm trước đó.

Với nền kinh tế tăng trưởng 60 lần kể từ thập niên 80, hiện tại là bước ngoặt lớn về tâm lý. Thành công của Trung Quốc được gây dựng chủ yếu nhờ các khoản đầu tư khổng lồ vào sản xuất và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mô hình này đang tạo ra nhiều nợ hơn là tăng trưởng, nếu so với một thập kỷ trước. Tổng nợ tại Trung Quốc hiện đã rất lớn.

Trong khi đó, sinh viên tại Trung Quốc chủ yếu được đào tạo cho lĩnh vực dịch vụ, cần kỹ năng cao, hơn là việc trong nhà máy hoặc công trường. Vì thế, chi tiêu của các hộ gia đình giảm sút, cùng việc chính phủ siết kiểm soát các ngành tài chính, công nghệ, giáo dục nhiều năm qua đã khiến cơ hội của các sinh viên đi xuống.

Janice Zhang (34 tuổi) làm việc trong ngành công nghệ đến cuối năm 2022. Sau đó, cô nghỉ việc vì chuyện gia đình. Zhang tự tin rằng với kinh nghiệm và trình độ sẵn có, cô có thể dễ dàng tìm được việc mới.

Tuy nhiên, cô sau đó chỉ được nhận vào một vị trí về truyền thông xã hội và phải làm ca 15 giờ mỗi ngày. Một thời gian ngắn sau, Zhang phải xin nghỉ.

Tình hình kinh tế hiện tại khiến cô cảm thấy “không thể kiểm soát vận mệnh của chính mình”. “Điều tôi đang cố làm hiện tại chỉ là xoa dịu sự thất vọng mà ngày mai sẽ mang đến cho mình”, cô nói.

Vincent Li – chủ một quán cà phê cao cấp tại Thượng Hải cũng cảm thấy như mình đã ra khỏi tầng lớp trung lưu. Khi người Trung Quốc giảm chi tiêu, họ thích cà phê loại rẻ hơn. Hai căn hộ anh mua với giá 4 triệu nhân dân tệ (558.000 USD) năm 2017 ở đảo Hải Nam cũng chẳng có ai muốn thuê hay mua suốt 3 năm qua. “Thị trường bất động sản bão hòa rồi”, anh nói.

Tại Trung Quốc, khoảng 70% tiền tiết kiệm của các hộ gia đình được đổ vào bất động sản. Các môi giới địa ốc cho biết tại một số thành phố, các căn hộ mất giá tới 70% kể từ khi ngành này rơi vào khủng hoảng năm 2021. Điều này khiến người dân cảm thấy nghèo đi và giảm chi.

Lĩnh vực bất động sản, từng đóng góp gần 25% hoạt động kinh tế cho Trung Quốc ở thời kỳ đỉnh cao, hiện được coi là rủi ro lớn nhất trong quá trình thoát bẫy thu nhập trung bình của nước này.

“Các động lực tăng trưởng cũ đang xuống dốc nhanh, khiến động lực mới khó phát huy. Đây là rủi ro lớn nhất, có thể khiến Trung Quốc mắc kẹt trong quá trình chuyển dịch”, Yuen Yuen Ang – Giáo sư tại Đại học Johns Hopkins nhận định.

Ngoài vấn đề nội tại, căng thẳng ngoại giao với phương Tây gần đây cũng ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Lệnh cấm vận chip mà Mỹ áp lên Trung Quốc khiến những người làm nghề tư vấn cho doanh nghiệp như David Fincher bị giảm thu nhập.

Fincher hiện có văn phòng ở Thượng Hải và đang cân nhắc chuyển ra nước ngoài, vì rủi ro chính trị và pháp lý. “Tôi giống như con tôm trong nồi nước vậy. Nước đang nóng dần lên rồi, và không thể cứ nằm yên được. Tôi cũng lo lắng về tình hình Trung Quốc như những người ở đây thôi”, anh kết luận.

Hà Thu (theo Reuters)




Source link

Cùng chủ đề

Tình hình bất động sản Trung Quốc trên đà ổn định trước Tết Nguyên đán

Chính sách hỗ trợ ổn định thị trường bất động sản của chính phủ Trung Quốc bước đầu ghi nhận tính hiệu quả tại các thành phố hạng nhất trước Tết Nguyên đán. Sau khi Trung Quốc triển khai chính sách "đòn kết hợp"...

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ...

Từ ngày 4-5/12, ông Trần Đình Vũ Hải, Lãnh sự Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã dự Lễ khai mạc Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ 27 và các hoạt động bên lề liên quan tại Đặc khu kinh tế tỉnh Hải Nam.

Trung Quốc lên tiếng về lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp bán dẫn

Ngày 28/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hạ Á Đông tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Mỹ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Xuất khẩu cần cẩu từ Trung Quốc sang các nước Mỹ Latinh bất ngờ tăng vọt, câu chuyện đằng sau là gì?

Theo các chuyên gia phân tích, xuất khẩu cần cẩu của Trung Quốc sang các nước Mỹ Latinh đang tăng vọt, cho thấy hoạt động xây dựng trong Sáng kiến "​​Vành đai và Con đường" đang được Bắc Kinh mở rộng, trong nỗ lực đa dạng hóa thị trường giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục leo thang.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Sau phiên tăng mạnh nhất châu Á, chứng khoán Việt đón Tết như thế nào?

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn, thị trường chứng khoán ở trạng thái giằng co. Thanh khoản cả ba sàn đều thấp khi cả nước đang hướng về kỳ nghỉ Tết âm lịch dài 9 ngày. Thị trường chứng khoán...

Chuỗi trà sữa nào báo lãi ngàn tỉ đồng?

Tập đoàn Masan do tỉ phú Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch hội đồng quản trị vừa hé lộ kết quả kinh doanh quý 4-2024 và cả năm. Đáng chú ý, riêng chuỗi trà sữa Phúc Long mang về tới cả ngàn tỉ đồng lợi nhuận gộp. ...

Hải quan cam kết mục tiêu ‘Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng’

(PLVN) - Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn chủ đề của ngày Hải quan quốc tế 2025 là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng”. 24/01/2025 14:34 Công tác hợp tác quốc tế luôn được Tổng cục Hải quan chú trọng. (Ảnh minh họa: HP) (PLVN) - Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn chủ đề của ngày Hải quan quốc tế...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Việt Nam chỉ còn 5 tỉ phú USD, ai vừa rời khỏi danh sách?

(NLĐO)- Theo cập nhật mới nhất từ Forbes, danh sách tỉ phú Việt Nam chỉ có 5 người. Tổng tài sản của các vị tỉ phú này đạt 12,4 tỉ USD. ...

Mới nhất

Cấp cứu nhiều ca tai nạn giao thông do rượu bia, dọn nhà bị ngã chấn thương

Từ ngày 20-24/1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 245 ca cấp cứu do TNGT, 169 trường hợp cấp cứu do tai nạn sinh hoạt. Vào nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân H.T.H (39 tuổi,...

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Mới nhất